Tuần 26. Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Mai Liên |
Ngày 09/05/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
24/10/2004
Introduction to PowerPoint 2000
1
CHÀO
MỪNG
12A7
TIẾT 78
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
MỞ BÀI, KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
MỤC TIÊU
* Về kiến thức:
- Hiểu sâu hơn về chức năng, vai trò của
mở bài , kết bài.
* Về kĩ năng :
- Vận dụng linh hoạt , sáng tạo các kiểu
mở bài và kết bài .
Chức năng: Thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận.
- Vai trò : hướng người đọc ( người nghe) vào nội dung
bàn luận , gợi hứng thú , tạo sự hấp dẫn.
I, VIẾT PHẦN MỞ BÀI
1. Phân tích ngữ liệu
Yêu cầu Ngắn gọn, đầy đủ , độc đáo , tự nhiên.
2.Cách mở bài:
+ Mở bài trực tiếp ( đi thẳng vào vấn đề )
+ Mở bài gián tiếp ( dẫn dắt để đi vào vấn đề )
VD: Bình luận và làm sáng tỏ ý kiến của Phạm Văn Đồng : “ Nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống, thoát li đời sống , nghệ thuật nhất định khô héo”.
Mở bài trực tiếp:
Trong một lần trò chuyện với văn nghệ sĩ , Phạm Văn Đồng nói: “ Nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống, thoát li đời sống , nghệ thuật nhất định khô héo”. Ý kiến đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống như một quy luật tất yếu . Văn học là một loại hình nghệ thuật, vì thế nó không nằm ngoài quy luật ấy.
- Mở bài gián tiếp:
Thần thoại Hi Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về Ăng - tê và nữ thần Đất Mẹ Gai - a, thần Ăng- tê không bao giờ bị quật ngã nếu chàng luôn bám chặt vào Đất Mẹ. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống phải chăng cũng giống như Ăng- tê và Đất Mẹ, như Phạm Văn Đồng nói: “ Nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống, thoát li đời sống , nghệ thuật nhất định khô héo”. Lịch sử văn học - nghệ thuật đã chứng minh rất rõ điều đó.
* Khi mở bài cần tránh:
- Dẫn những ý không liên quan đến vấn đề
trọng tâm.
- Dẫn dắt vòng vo, lan man , xa vấn đề
trọng tâm.
- Có những ý lấn sang phần thân bài
II, VIẾT PHẦN KẾT BÀI
Yêu cầu Ngắn gọn, độc đáo , tự nhiên, linh hoạt.
1. Phân tích ngữ liệu :
2.Cách kết bài:
+ Tóm tắt và nhận xét về nội dung đã trình bày
trong các phần trước .
+ Khái quát nội dung và kêu gọi hành động.
+ Khái quát nội dung và mở đặt ra câu hỏi nhằm
gợi suy nghĩ, tình cảm ở người đọc.
+ Khái quát nội dung và mở rộng, nâng cao
vấn đề đã được bàn bạc ở các phần trên.
- Chức năng:
+ Thông báo về sự kết thúc, tóm lại những nội dung.
+ Nêu đánh giá khái quát
- Vai trò:
+ Khơi gợi những liên tưởng, đề xuất hướng nghiên cứu
+ Tạo điểm nhấn cho toàn bài, tạo cảm xúc, dư âm
Bài tập 1.
Bài tập 2.
III. LUYỆN TẬP
a. Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
b. Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận gì về vẻ đep tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này ?
Ví dụ : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Mở bài trực tiếp : “Thơ Chính Hữu thì không nhiều nhưng lại có những bài đặc sắc , cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh có chọn lọc, hàm súc. Trong những bài đó không thể không nói đến bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ như một điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính của ông .”
- Mở bài gián tiếp : “Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những tác phẩm mà khi gấp sách lại ,ta còn cảm thấy mãi dư âm , nhớ mãi hình ảnh. Và “Đồng chí” của Chính Hữu là một tác phẩm như thế.”
Mở bài:
Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành thì thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ " Đồng chí" với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ Cách mạng
Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc ?
Kết luận:
Quả thật, môĩ bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.Bài thơ " Đồng chí" với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.....
Chúng ta từng ngưỡng mộ vẻ đẹp lãng mạn của những người thanh niên trí thức Hà thành mặc áo lính; còn ở đây chúng ta lại xúc động trước vẻ đẹp hồn nhiên và chất phác của những con người nông dân mặc áo lính trong thơ Chính Hữu. Với “ Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu đã góp thêm một tiếng nói mới mẻ, hấp dẫn vào việc khắc họa hình ảnh những con người hăng hái nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường chinh chiến. Bài thơ sẽ còn là nỗi thương niềm nhớ, sự xúc động của nhiều thế hệ bạn đọc.
“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 là bài thơ tình đặc sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Tác phẩm là lời tự bạch với những cung bậc tâm trạng, suy tư và niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ khi yêu. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng như thế được thể hiện bởi những vần thơ in đậm vẻ đẹp nữ tính, bởi một tâm hồn trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường.
Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thủy chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu chân chính và luôn băn khoăn, trăn trở tìm đến những giá trị đích thực của tình yêu . Với sự khám phá những khát vọng yêu của trái tim một phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, giàu khao khát nhưng cũng rất tự nhiên, ta như cùng cảm nhận được nhịp đập trái tim hồn hậu, giàu yêu thương, giàu khát vọng của Xuân Quỳnh.
Qua bài thơ “Sóng” , ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Người phụ nữ ấy thủy chung, hồn hậu, chân thành. Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó để “tìm ra tận bể”, đến cái cao rộng, bao la ... Đó là những nét mới mẻ “ hiện đại” trong tình yêu.
Tâm hồn người phụ nữ đó khao khát, không yên lặng. “Vì tình yêu muôn thuở - có bao giờ đứng yên” (Thuyền và Biển). Nhưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, thủy chung vô hạn. Quan niệm tình yêu như vậy rất gần gũi với sự cảm nhận của con người Việt Nam.
XIN
CHÀO
!
Introduction to PowerPoint 2000
1
CHÀO
MỪNG
12A7
TIẾT 78
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
MỞ BÀI, KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
MỤC TIÊU
* Về kiến thức:
- Hiểu sâu hơn về chức năng, vai trò của
mở bài , kết bài.
* Về kĩ năng :
- Vận dụng linh hoạt , sáng tạo các kiểu
mở bài và kết bài .
Chức năng: Thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận.
- Vai trò : hướng người đọc ( người nghe) vào nội dung
bàn luận , gợi hứng thú , tạo sự hấp dẫn.
I, VIẾT PHẦN MỞ BÀI
1. Phân tích ngữ liệu
Yêu cầu Ngắn gọn, đầy đủ , độc đáo , tự nhiên.
2.Cách mở bài:
+ Mở bài trực tiếp ( đi thẳng vào vấn đề )
+ Mở bài gián tiếp ( dẫn dắt để đi vào vấn đề )
VD: Bình luận và làm sáng tỏ ý kiến của Phạm Văn Đồng : “ Nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống, thoát li đời sống , nghệ thuật nhất định khô héo”.
Mở bài trực tiếp:
Trong một lần trò chuyện với văn nghệ sĩ , Phạm Văn Đồng nói: “ Nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống, thoát li đời sống , nghệ thuật nhất định khô héo”. Ý kiến đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống như một quy luật tất yếu . Văn học là một loại hình nghệ thuật, vì thế nó không nằm ngoài quy luật ấy.
- Mở bài gián tiếp:
Thần thoại Hi Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về Ăng - tê và nữ thần Đất Mẹ Gai - a, thần Ăng- tê không bao giờ bị quật ngã nếu chàng luôn bám chặt vào Đất Mẹ. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống phải chăng cũng giống như Ăng- tê và Đất Mẹ, như Phạm Văn Đồng nói: “ Nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống, thoát li đời sống , nghệ thuật nhất định khô héo”. Lịch sử văn học - nghệ thuật đã chứng minh rất rõ điều đó.
* Khi mở bài cần tránh:
- Dẫn những ý không liên quan đến vấn đề
trọng tâm.
- Dẫn dắt vòng vo, lan man , xa vấn đề
trọng tâm.
- Có những ý lấn sang phần thân bài
II, VIẾT PHẦN KẾT BÀI
Yêu cầu Ngắn gọn, độc đáo , tự nhiên, linh hoạt.
1. Phân tích ngữ liệu :
2.Cách kết bài:
+ Tóm tắt và nhận xét về nội dung đã trình bày
trong các phần trước .
+ Khái quát nội dung và kêu gọi hành động.
+ Khái quát nội dung và mở đặt ra câu hỏi nhằm
gợi suy nghĩ, tình cảm ở người đọc.
+ Khái quát nội dung và mở rộng, nâng cao
vấn đề đã được bàn bạc ở các phần trên.
- Chức năng:
+ Thông báo về sự kết thúc, tóm lại những nội dung.
+ Nêu đánh giá khái quát
- Vai trò:
+ Khơi gợi những liên tưởng, đề xuất hướng nghiên cứu
+ Tạo điểm nhấn cho toàn bài, tạo cảm xúc, dư âm
Bài tập 1.
Bài tập 2.
III. LUYỆN TẬP
a. Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
b. Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận gì về vẻ đep tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này ?
Ví dụ : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Mở bài trực tiếp : “Thơ Chính Hữu thì không nhiều nhưng lại có những bài đặc sắc , cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh có chọn lọc, hàm súc. Trong những bài đó không thể không nói đến bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ như một điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính của ông .”
- Mở bài gián tiếp : “Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những tác phẩm mà khi gấp sách lại ,ta còn cảm thấy mãi dư âm , nhớ mãi hình ảnh. Và “Đồng chí” của Chính Hữu là một tác phẩm như thế.”
Mở bài:
Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành thì thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ " Đồng chí" với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ Cách mạng
Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc ?
Kết luận:
Quả thật, môĩ bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.Bài thơ " Đồng chí" với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.....
Chúng ta từng ngưỡng mộ vẻ đẹp lãng mạn của những người thanh niên trí thức Hà thành mặc áo lính; còn ở đây chúng ta lại xúc động trước vẻ đẹp hồn nhiên và chất phác của những con người nông dân mặc áo lính trong thơ Chính Hữu. Với “ Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu đã góp thêm một tiếng nói mới mẻ, hấp dẫn vào việc khắc họa hình ảnh những con người hăng hái nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường chinh chiến. Bài thơ sẽ còn là nỗi thương niềm nhớ, sự xúc động của nhiều thế hệ bạn đọc.
“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 là bài thơ tình đặc sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Tác phẩm là lời tự bạch với những cung bậc tâm trạng, suy tư và niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ khi yêu. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng như thế được thể hiện bởi những vần thơ in đậm vẻ đẹp nữ tính, bởi một tâm hồn trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường.
Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thủy chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu chân chính và luôn băn khoăn, trăn trở tìm đến những giá trị đích thực của tình yêu . Với sự khám phá những khát vọng yêu của trái tim một phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, giàu khao khát nhưng cũng rất tự nhiên, ta như cùng cảm nhận được nhịp đập trái tim hồn hậu, giàu yêu thương, giàu khát vọng của Xuân Quỳnh.
Qua bài thơ “Sóng” , ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Người phụ nữ ấy thủy chung, hồn hậu, chân thành. Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó để “tìm ra tận bể”, đến cái cao rộng, bao la ... Đó là những nét mới mẻ “ hiện đại” trong tình yêu.
Tâm hồn người phụ nữ đó khao khát, không yên lặng. “Vì tình yêu muôn thuở - có bao giờ đứng yên” (Thuyền và Biển). Nhưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, thủy chung vô hạn. Quan niệm tình yêu như vậy rất gần gũi với sự cảm nhận của con người Việt Nam.
XIN
CHÀO
!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Mai Liên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)