Tuần 26. Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Mẫn | Ngày 09/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Phạm Thị Thúy Nhài
1
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Phạm Thị Thúy Nhài
2
 TÌM HIỂU BÀI:
Câu 1 trang 112.
- §Ò tµi ®­îc tr×nh bµy: gi¸ trÞ nghÖ thuËt cña t×nh huèng truyÖn trong Vî nhÆt cña Kim L©n.
- C¸ch më bµi thø 3: më bµi gi¸n tiÕp, dÉn d¾t tù nhiªn, t¹o ra sù hÊp dÉn, chó ý vµ phï hîp h¬n c¶ víi yªu cÇu tr×nh bµy ®Ò tµi
Phạm Thị Thúy Nhài
3
Câu 1 trang 114
- §Ò tµi: Suy nghÜ cña anh (chÞ) vÒ nh©n vËt «ng l¸i ®ß trong tuú bót Ng­êi l¸i ®ß s«ng §µ (NguyÔn Tu©n)
- C¸ch kÕt bµi 2 phï hîp h¬n víi yªu cÇu tr×nh bµy ®Ò tµi: §¸nh gi¸ kh¸i qu¸t vÒ ý nghÜa cña h×nh t­îng nh©n vËt «ng l¸i ®ß, ®ång thêi gîi suy nghÜ, liªn t­ëng s©u s¾c cho ng­êi ®äc.
Phạm Thị Thúy Nhài
4
I. Viết phần mở bài
1. Khái niệm
Mở bài là giới thiệu vấn đề sẽ được bàn luận trong bài văn, đồng thời khêu gợi, lôi cuốn sự chú ý của người đọc đối với vấn đề đó.
Phạm Thị Thúy Nhài
5
2. Yêu cầu
- Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài, chỉ được nêu ý khái quát, không lấn sang phần thân bài, không giảng giải hay minh hoạ cho vấn đề được đề cập.
- Gíơi thiệu được vấn đề được đề cập, gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề mình sẽ viết, mở bài tự nhiên, giản dị, tránh gượng ép, tránh tạo cho người đọc cảm giác giả tạo.
Phạm Thị Thúy Nhài
6
3. Một số cách thức mở bài trong văn nghị luận
- Mở bài trực tiếp: Gíơi thiệu ngay, đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận.
- Mở bài diễn dịch: Nêu lên những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt vào vấn đề ấy.
- Mở bài quy nạp: Nêu lên ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi tổng hợp lại thành vấn đề nghị luận.

Phạm Thị Thúy Nhài
7
- Mở bài tương liên ( loại suy): Nêu lên một ý giống với ý trong đề bài rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận, ý nêu ra trước thường là tục ngữ, ca dao, danh ngôn…
-Mở bài đối lập: Nêu ra một ý kiến trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cơ sở để đề cập sang vấn đề cần nghị luận.
-Mở bài vấn đáp: Nêu lên một hay nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt vào vấn đề ấy.
Phạm Thị Thúy Nhài
8
II. Viết phần kết bài
1. Khái niệm
Kết bài là kết thúc vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài và được giải quyết ở phần thân bài.
Phạm Thị Thúy Nhài
9
2. Yêu cầu
- Thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài.
-Chỉ được phép nêu ý khái quát, không trình bày lan man hay lặp lại sự giảng giải, minh hoạ, nhận xét chi tiết, không lặp lại nguyên văn lời lẽ phần mở bài.
- Kết bài thiên về tổng kết, đánh giá vấn đề.
Phạm Thị Thúy Nhài
10
3. Một số cách kết bài trong văn nghị luận
- Kết bài tóm lược: Tóm tắt quan điểm người viết ở phần thân bài.
- Kết bài phát triển: Kết bài có sự mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài nghị luận.
Phạm Thị Thúy Nhài
11
- Kết bài vận dụng: Nêu phương pháp áp dụng cái tốt, cái hay, khắc phục cái xấu của hiện tượng hay ý kiến nói trong bài văn vào đời sống.
- Kết bài liên tưởng: Mượn ý kiến tương tự của dân gian, của người có uy tín để thay cho lời tóm tắt của người viết.
- Kết bài tổng hợp : Tóm lược, liên tưởng, phát triển.
Phạm Thị Thúy Nhài
12
4. Một số lưu ý khi kết bài
- Kết bài không nên quá ngắn hay quá dài.
- Kết bài đừng nêu một vấn đề hoàn toàn mới , khi phát triển chỉ nên bổ sung đại ý phần thân bài bằng một tư tưởng liên hệ với nó.
- Kết bài là kết quả tự nhiên của phần thân bài, có thể sử dụng câu thơ hay câu châm ngôn để kết lại vấn đề.
Phạm Thị Thúy Nhài
13
III.Luyện tập:
Viết mở bài và kết bài của các đề sau, chobiết em vận dụng cách viết nào đã học:
Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp tấm lòng người mẹ qua hình ảnh bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân.
Đề 2: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong truyện Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Mẫn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)