Tuần 26. Nghĩa thầy trò

Chia sẻ bởi Nguyễn Mỹ Trang | Ngày 12/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Nghĩa thầy trò thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

2013 - 2014
5A
Tập đọc lớp 5
Chào mừng các thầy cô dự giờ
Giáo viên: Lê Cẩm Thư
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ PHAN
Kiểm tra bài cũ
Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng từ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
2. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
3. Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
Thứ sáu, ngày 28 tháng 02 năm 2014
Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
HĐ1: Luyện đọc
Từ dễ phát âm sai:
tề tựu;
sập;
sưởi
HĐ2. Tìm hiểu bài
1. Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
- Các môn sinhđến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy – người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
HĐ2. Tìm hiểu bài
- Đọc thầm đoạn 1
2. Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
- Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy.
Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý.
- Khi nghe cùng thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”, họ “đồng thanh dạ ran”.
HĐ2. Tìm hiểu bài
- Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng
3.Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào?
- Đọc thầm đoạn 2
4. Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
- Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
HĐ2. Tìm hiểu bài
- Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ.
- Thầy cung kính thưa với cụ: “Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy”.
HĐ2. Tìm hiểu bài
- Đọc thầm đoạn 3 và thảo luận nhóm 2.
4. Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
a.Tiên học lễ, hậu học văn.
b. Uống nước nhớ nguồn.
c.Tôn sư trọng đạo.
d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. ( Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy)
Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Viết Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
Nội dung: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.
HĐ3. Luyện đọc diễn cảm
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu / trước sân nhà cụ giáo Chu / để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo thâm dài / ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về / dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:
- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh / theo thầy tới thăm một người / mà thầy mang ơn rất nặng.
các môn sinh đồng thanh dạ ran.
GIỜ HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
XIN KÍNH CHÀO TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mỹ Trang
Dung lượng: 850,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)