Tuần 26. MRVT: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
Chia sẻ bởi Trần Thị Huyền Linh |
Ngày 10/05/2019 |
122
Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. MRVT: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy thuộc Luyện từ và câu 2
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂN
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Môn: Tiếng Việt 2
Phân môn: Luyện từ và câu
Tuần 26 – Bài: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển
Dấu phẩy
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Huyền Linh
Lớp thực tập : 2B
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Hồng
Năm học 2018 - 2019
Ngày soạn : 05/03/2019
Ngày phê duyệt: 08/03/2019
Ngày dạy : 13/03/2019
Nhận xét :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tuần 26: Chủ điểm sông biển
Bài: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển
Dấu phẩy
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về các con vật sống ở dưới nước.
- Biết cchs sử dụng dấu phẩy trong đoạn văn.
2. Kỹ năng:
- Luyện tập về cách dùng dấu phẩy trong đoạn văn.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ tích cực, ham học hỏi.
- Bồi dưỡng niềm yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: SKG Tiếng Việt 2, giáo án, tranh minh hoạ trong SGK, thẻ từ ghi tên các loài cá ở bài 1.
- HS: SGK Tiếng Việt 2, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy-học.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
- Ổn định tổ chức lớp
+ Giới thiệu đại biểu.
+ GV và cả lớp hát bài hát “ Cá vàng bơi”
+ Vừa rồi khởi động các con có thấy vui không?
* Giới thiệu bài mới.
- Bài học hôm trước chúng ta đã tìm hiểu được từ ngữ về sông biển. Hôm nay, cô trò ta sẽ mở rộng hơn về các loài vật sống dưới nước và ôn tập lại cách dùng dấu phẩy. Chúng ta đến với bài “Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy”.
- GV ghi tên bài, gọi 2-3 HS đọc tên bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Các con hãy mở SGK Tiếng Việt 2 trang 73.
1. Bài tập 1.
- Một con hãy đọc cho cô yêu cầu BT1.
- Tất cả các loài cá cô đã đưa lên màn hình cho các con quan sát.
- Để nhận biết và chia những loài cá này vào 2 nhóm, nhóm 1 cá nước mặn tức là cá sống ở biển con ạ ví dụ như cá nục này, và nhóm 2 là cá nước ngọt tức là cá sống ở sông, hồ, ao, đầm ví dụ như cá chép này.
- Nhiệm vụ của các con là quan sát các loài cá và từ vốn kiến thức thực tế trong cuộc sống hằng ngày ta tìm hiểu thì các con chia các loài cá thành 2 nhóm cá nước mặn và cá nước ngọt.
- Để thực hiện bài tập này cô cho lớp ta thảo luận nhóm đôi trong vòng 2p. Các bạn tổ trưởng xuống góc học tập lấy phiếu bài tập cho tổ mình.
- Thời gian thảo luận đã hết, cô muốn nghe kết quả của nhóm bạn...
- Cô mời nhóm bạn... nhận xét kết quả thảo luận của nhóm bạn.
- Nhóm nào có ý kiến khác không?
- Tất cả chúng ta cũng nhất trí với ý kiến của nhóm bạn đúng không? Cô cũng đồng ý với ý kiến của các con. Đây chính là các loài cá nước mặn đấy các con ạ.
- Còn lại những loài cá nào là cá nước ngọt, cô mời bạn... nhắc lại.
Cá nước mặn (cá ở biển)
Cá nước ngọt (cá ở sông, hồ, ao)
M: cá nục, cá thu, cá chim, cá chuồn
M: cá chép, cá mè, cá trê, cá quả( cá chuối, cá lóc)
- Các con hãy làm bài vào VBT.
- Ngoài những loài cá này các con còn biết những loài cá nước mặn nào khác?
- Thế còn cá nước ngọt?
- Vừa rồi chúng ta đã kể tên được rất nhiều loài cá này lại còn phân biệt được rất tốt đâu là cá nước mặn đâu là cá nước ngọt này. Cô thấy chúng ta rất là giỏi đấy.
- Cô mời... đọc lại kết quả bài 1cho các bạn soát.
- Bây giờ cô trò ta cùng chuyển sang BT2 nhá.
2. Bài tập 2.
- Các loài cá nước mặn và cá nước ngọt các con đã phân biệt rất là tốt rồi , bây giờ cô trò ta cùng mở rộng hơn về các loài vật sống ở dưới nước.
- Cô mời bạn...đọc yêu cầu bài tập 2.
- Bây giờ cô chia lớp thành 2 đội, đội 1 gồm đội nam và đội nữ. 2 đội sẽ lần lượt thi với nhau mỗi bạn trong đội sẽ kể tên 1 con vật sống dưới nước và không được trùng nhau đội nào kể được nhiều con vật sống dưới nước nhất, sẽ là đội chiến thắng. Các con đã rõ chưa?
- Nào đội bạn...có kể được tiếp không?
- Chúng ta cùng đếm đến 10. 1,2,3...10 hết giờ. Phần thắng đã thuộc về đội...Cả lớp thưởng cho đội... một tràng pháo tay nào.
tôm, sứa, ba ba, ốc, tôm, tép, cá diếc, cá mực, cua, trai, hến, cá voi, cá mập, cá heo, cá rô, sao biển, cá hồi, cá thờn bơn, cá trôi, hải cẩu, nghêu, sò, hà mã, rắn nước, cá ngựa,…
- Vừa rồi chúng mình ã kể tên được rất nhiều con vật sống dưới nước không nào. Cô sẽ giới thiệu hình ảnh các một số con vật sống dưới nước.
- Về nhà các con có thể tìm thêm tên một số con vật sống dưới nước khác nhé.
- Bây giờ các con hãy viết tên các con vật vừa tìm được vào VBT.
- Để luyện tập thêm về cách sử dụng dấu phẩy cô trò ta cùng đi vào bài tập cuối, BT3.
3. Bài tập 3.
- Cô mời ...đọc cho cô yêu cầu BT3.
- Những chỗ nào trong câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy. Đó chính là nội dung của BT3, mời 1 bạn đọc lại .
- Những câu nào trong đoạn văn còn thiếu dấu phẩy? Cô mời con.
- Đọc cho cô câu 1 và câu 4.
- GV: Chúng ta đã làm rất nhiều bài về dấu phẩy rồi, cô cũng đã cung cấp cho các con một mẹo nho nhỏ để có thể điền chính xác được dấu phẩy. Làm thế nào nhỉ đố bạn nào nhớ.
- Các con hãy đọc lại nhiều lần để phát hiện ra những chỗ cần ngắt hơi trong câu 1 và câu 4 để điền đúng dấu phẩy nhé.
- GV treo bảng phụ đã ghi 2 câu 1 và 4.
- Cho HS lên bảng làm câu 1 và câu 4.
- Bạn.. hãy cho cô biết phần bài làm của bạn .
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Bạn nào có ý kiến khác không?
- Con hãy đọc lại câu văn.
- Các con thấy bạn đã thể hiện đúng cách đọc chưa?
- Vậy trong câu 1 dấu phẩy dùng dể phân cách các bộ phận trả lời cho câu hỏi nào?
- Bây giờ các con dùng bút mực điền dấu phẩy vào bài của con.
- Các con hãy nhận xét câu 4 của bạn trên bảng.
- Vậy dấu phẩy trong câu 4 dùng để phân tách các bộ phận trả lời cho câu hỏi nào?
- GV nhận xét, chốt đáp án.
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều.Chỉ có trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần dầu tiên tôi được thấy. Màu trăng như màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
- Cô thấy các con làm bài khá là tốt.
- Vậy khi đọc đoạn văn có dấu phẩy ta cần chú ý điều gì?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Cho HS chơi trò chơi “Ai thông minh”, đưa ra câu đố cho HS trả lời.
Câu 1: Con gì càng to càng nhỏ?
Con cua
Câu 2: Trên lợp ngói dưới có hoa
Một thằng ló cổ ra bốn thằng rung rinh chạy
Hỏi là con gì?
Con rùa
Câu 3: Ở dưới nước
Tính hài hước
Thích làm trò
Đâu phải lợn phì, ngủ kĩ, ăn no
Sao Trư Bát Giới đến thăm dò bà con?
Là con gì?
Con cá heo
Câu 4: Cá gì cứ mãi béo tròn xưa nay?
Cá mập
D. CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS xem lại bài, chuẩn bị cho bài hôm sau.
+ HS vỗ tay.
+ HS hát.
+ Có ạ.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS làm.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- HS nhận xét.
- Không ạ.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS: Rồi ạ.
- HS vỗ tay.
- HS đọc.
- Thưa cô câu 1 và câu 4 ạ.
- HS trả lời.
- HS làm.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂN
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Môn: Tiếng Việt 2
Phân môn: Luyện từ và câu
Tuần 26 – Bài: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển
Dấu phẩy
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Huyền Linh
Lớp thực tập : 2B
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Hồng
Năm học 2018 - 2019
Ngày soạn : 05/03/2019
Ngày phê duyệt: 08/03/2019
Ngày dạy : 13/03/2019
Nhận xét :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tuần 26: Chủ điểm sông biển
Bài: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển
Dấu phẩy
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về các con vật sống ở dưới nước.
- Biết cchs sử dụng dấu phẩy trong đoạn văn.
2. Kỹ năng:
- Luyện tập về cách dùng dấu phẩy trong đoạn văn.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ tích cực, ham học hỏi.
- Bồi dưỡng niềm yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: SKG Tiếng Việt 2, giáo án, tranh minh hoạ trong SGK, thẻ từ ghi tên các loài cá ở bài 1.
- HS: SGK Tiếng Việt 2, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy-học.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
- Ổn định tổ chức lớp
+ Giới thiệu đại biểu.
+ GV và cả lớp hát bài hát “ Cá vàng bơi”
+ Vừa rồi khởi động các con có thấy vui không?
* Giới thiệu bài mới.
- Bài học hôm trước chúng ta đã tìm hiểu được từ ngữ về sông biển. Hôm nay, cô trò ta sẽ mở rộng hơn về các loài vật sống dưới nước và ôn tập lại cách dùng dấu phẩy. Chúng ta đến với bài “Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy”.
- GV ghi tên bài, gọi 2-3 HS đọc tên bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Các con hãy mở SGK Tiếng Việt 2 trang 73.
1. Bài tập 1.
- Một con hãy đọc cho cô yêu cầu BT1.
- Tất cả các loài cá cô đã đưa lên màn hình cho các con quan sát.
- Để nhận biết và chia những loài cá này vào 2 nhóm, nhóm 1 cá nước mặn tức là cá sống ở biển con ạ ví dụ như cá nục này, và nhóm 2 là cá nước ngọt tức là cá sống ở sông, hồ, ao, đầm ví dụ như cá chép này.
- Nhiệm vụ của các con là quan sát các loài cá và từ vốn kiến thức thực tế trong cuộc sống hằng ngày ta tìm hiểu thì các con chia các loài cá thành 2 nhóm cá nước mặn và cá nước ngọt.
- Để thực hiện bài tập này cô cho lớp ta thảo luận nhóm đôi trong vòng 2p. Các bạn tổ trưởng xuống góc học tập lấy phiếu bài tập cho tổ mình.
- Thời gian thảo luận đã hết, cô muốn nghe kết quả của nhóm bạn...
- Cô mời nhóm bạn... nhận xét kết quả thảo luận của nhóm bạn.
- Nhóm nào có ý kiến khác không?
- Tất cả chúng ta cũng nhất trí với ý kiến của nhóm bạn đúng không? Cô cũng đồng ý với ý kiến của các con. Đây chính là các loài cá nước mặn đấy các con ạ.
- Còn lại những loài cá nào là cá nước ngọt, cô mời bạn... nhắc lại.
Cá nước mặn (cá ở biển)
Cá nước ngọt (cá ở sông, hồ, ao)
M: cá nục, cá thu, cá chim, cá chuồn
M: cá chép, cá mè, cá trê, cá quả( cá chuối, cá lóc)
- Các con hãy làm bài vào VBT.
- Ngoài những loài cá này các con còn biết những loài cá nước mặn nào khác?
- Thế còn cá nước ngọt?
- Vừa rồi chúng ta đã kể tên được rất nhiều loài cá này lại còn phân biệt được rất tốt đâu là cá nước mặn đâu là cá nước ngọt này. Cô thấy chúng ta rất là giỏi đấy.
- Cô mời... đọc lại kết quả bài 1cho các bạn soát.
- Bây giờ cô trò ta cùng chuyển sang BT2 nhá.
2. Bài tập 2.
- Các loài cá nước mặn và cá nước ngọt các con đã phân biệt rất là tốt rồi , bây giờ cô trò ta cùng mở rộng hơn về các loài vật sống ở dưới nước.
- Cô mời bạn...đọc yêu cầu bài tập 2.
- Bây giờ cô chia lớp thành 2 đội, đội 1 gồm đội nam và đội nữ. 2 đội sẽ lần lượt thi với nhau mỗi bạn trong đội sẽ kể tên 1 con vật sống dưới nước và không được trùng nhau đội nào kể được nhiều con vật sống dưới nước nhất, sẽ là đội chiến thắng. Các con đã rõ chưa?
- Nào đội bạn...có kể được tiếp không?
- Chúng ta cùng đếm đến 10. 1,2,3...10 hết giờ. Phần thắng đã thuộc về đội...Cả lớp thưởng cho đội... một tràng pháo tay nào.
tôm, sứa, ba ba, ốc, tôm, tép, cá diếc, cá mực, cua, trai, hến, cá voi, cá mập, cá heo, cá rô, sao biển, cá hồi, cá thờn bơn, cá trôi, hải cẩu, nghêu, sò, hà mã, rắn nước, cá ngựa,…
- Vừa rồi chúng mình ã kể tên được rất nhiều con vật sống dưới nước không nào. Cô sẽ giới thiệu hình ảnh các một số con vật sống dưới nước.
- Về nhà các con có thể tìm thêm tên một số con vật sống dưới nước khác nhé.
- Bây giờ các con hãy viết tên các con vật vừa tìm được vào VBT.
- Để luyện tập thêm về cách sử dụng dấu phẩy cô trò ta cùng đi vào bài tập cuối, BT3.
3. Bài tập 3.
- Cô mời ...đọc cho cô yêu cầu BT3.
- Những chỗ nào trong câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy. Đó chính là nội dung của BT3, mời 1 bạn đọc lại .
- Những câu nào trong đoạn văn còn thiếu dấu phẩy? Cô mời con.
- Đọc cho cô câu 1 và câu 4.
- GV: Chúng ta đã làm rất nhiều bài về dấu phẩy rồi, cô cũng đã cung cấp cho các con một mẹo nho nhỏ để có thể điền chính xác được dấu phẩy. Làm thế nào nhỉ đố bạn nào nhớ.
- Các con hãy đọc lại nhiều lần để phát hiện ra những chỗ cần ngắt hơi trong câu 1 và câu 4 để điền đúng dấu phẩy nhé.
- GV treo bảng phụ đã ghi 2 câu 1 và 4.
- Cho HS lên bảng làm câu 1 và câu 4.
- Bạn.. hãy cho cô biết phần bài làm của bạn .
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Bạn nào có ý kiến khác không?
- Con hãy đọc lại câu văn.
- Các con thấy bạn đã thể hiện đúng cách đọc chưa?
- Vậy trong câu 1 dấu phẩy dùng dể phân cách các bộ phận trả lời cho câu hỏi nào?
- Bây giờ các con dùng bút mực điền dấu phẩy vào bài của con.
- Các con hãy nhận xét câu 4 của bạn trên bảng.
- Vậy dấu phẩy trong câu 4 dùng để phân tách các bộ phận trả lời cho câu hỏi nào?
- GV nhận xét, chốt đáp án.
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều.Chỉ có trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần dầu tiên tôi được thấy. Màu trăng như màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
- Cô thấy các con làm bài khá là tốt.
- Vậy khi đọc đoạn văn có dấu phẩy ta cần chú ý điều gì?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Cho HS chơi trò chơi “Ai thông minh”, đưa ra câu đố cho HS trả lời.
Câu 1: Con gì càng to càng nhỏ?
Con cua
Câu 2: Trên lợp ngói dưới có hoa
Một thằng ló cổ ra bốn thằng rung rinh chạy
Hỏi là con gì?
Con rùa
Câu 3: Ở dưới nước
Tính hài hước
Thích làm trò
Đâu phải lợn phì, ngủ kĩ, ăn no
Sao Trư Bát Giới đến thăm dò bà con?
Là con gì?
Con cá heo
Câu 4: Cá gì cứ mãi béo tròn xưa nay?
Cá mập
D. CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS xem lại bài, chuẩn bị cho bài hôm sau.
+ HS vỗ tay.
+ HS hát.
+ Có ạ.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS làm.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- HS nhận xét.
- Không ạ.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS: Rồi ạ.
- HS vỗ tay.
- HS đọc.
- Thưa cô câu 1 và câu 4 ạ.
- HS trả lời.
- HS làm.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Huyền Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)