Tuần 26. Hồi trống cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)

Chia sẻ bởi Trần Kiều Oanh | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Hồi trống cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích hồi 28-Tam Quốc diễn nghĩa)
La Quán Trung
GV hướng dẫn:Th.s Lê Hương Giang
SV thực hiện: Trần Thị Kiều Oanh
Lớp: Văn AK41
I.Giới thiệu
1.Tác giả
- La Quán Trung (1330 – 1400?) tên là La Bản, hiệu là
Hồ Hải Tản Nhân.
- Ông sống ở cuối thời Nguyên, đầu thời Minh.
- Quê quán: Người vùng Thái Nguyên, Sơn Tây cũ.
Tính tình cô độc, lẻ loi, thích ngao du đây đó một
mình.
- Chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.



Em hãy cho biết
vài nét về tác giả
La Quán Trung
2.Tác phẩm
Ra đời vào đầu thời
Minh.
Thể loại: tiểu thuyết
lịch sử chương hồi.
(120 hồi)
Tác phẩm kể lại
quá trình hình thành
và diệt vong của 3
tập đoàn phong kiến
Ngụy - Thục - Ngô

Em hãy cho
biết những nét chính của
tác phẩm?

Em hãy nêu tên
một vài tiểu thuyết
Chương hồi mà
em biết?
Thủy hử,

Kim bình mai,

Hồng lâu mộng,

Tây du kí,
...
Nội dung chính:

Phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa thời cát cứ phân tranh.
 Phản ánh ước mơ, khát vọng của quần chúng nhân dân về
cuộc sống hoà bình, ổn định, thống nhất.

Giá trị nghệ thuật đặc sắc:

 Là kho tàng kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự, đấu tranh
vũ trang, chính trị...
Là kho tàng kinh nghiệm khổng lồ về đối nhân xử thế.
Khắc hoạ đậm nét tính cách các nhân vật: Tào Tháo gian
hùng, Lưu Bị tuyệt nhân, Khổng Minh tuyệt tú, Trương
Phi tuyệt dũng...



Em hãy nêu
những giá trị về
nội dung và nghệ
thuật mà tác phẩm
đã đạt được?
3.Chủ đề tác phẩm:

Khát vọng hòa bình, thống nhất, ổn định đất
nước của nhân dân.


Qua những điều vừa nêu em có biết chủ đề của tác phẩm muốn mang đến cho người đọc?
II.Tìm hiểu đoạn trích.
1.Vị trí đoạn trích.
Trích hồi 28
“Chém Sái Dương anh em đoàn tụ
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”
2.Đọc phân vai.
Người địa phương
Quan Công
Trương Phi
Tôn Càn
Mi phu nhân
Cam phu nhân
Sái Dương
Tên lính
3. Đọc hiểu.
3.1.Hình tượng nhân vật Trương Phi và Quan Công

 Trước khi hai người gặp mặt nhau:

Trương Phi: Trốn vào núi Mạng Đăng, cướp ấn thụ chiếm cổ thành,
tạm lấy chốn nương thân để nghe ngóng tin anh.

Quan Công: Tạm hàng Tào, do phải hộ tống hai chị dâu, biết tin
Lưu Bị ở chỗ Viên Thiệu đã cùng hai chị đi tìm Lưu Bị, biết tin
Trương Phi ở cổ thành, Quan Công vui mừng khôn xiết.

Khi nghe tin Quan Công đến:
- Thái độ của Trương Phi: Chẳng nói chẳng rằng.
Hành động: Mặc áo giáp vác mâu, lên ngựa dẫn một nghìn quân
tắt qua cửa Bắc.



Trước khi gặp mặt nhau hai anh em Quan – Trương làm gì? ở đâu?



Khi nghe tin Quan Công đến thì thái độ của Trương Phi thế nào?
Khi Quan – Trương giáp mặt nhau:

Hành động:

Trương Phi: Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vênh ngước, hò hét như sấm,
múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công

Quan Công: Mừng rỡ vô cùng giao long đao cho Châu Thương, tế
ngựa lại gần đón. Giật mình tránh mũi mâu của Trương Phi.

Cách xưng hô của hai anh em:

Trương Phi: Mày – tao, thằng phụ nghĩa.
 Quan hệ giữa hai kẻ thù địch tạo khoảng cách xa lạ.

Quan Công: Hiền đệ - ta, Em – ta
 Tình cảm thân thiết ruột thịt anh em trong gia đình.



Khi gặp mặt nhau hành động của Quan, Trương như thế nào?

Cách xưng hô của hai anh em như thế nào?
Tại sao lại có cách xưng hô như vậy?
Quan công xin chém tướng để tỏ lòng thực.
 Lóe lên một tia hi vọng để minh oan.

Điều kiện của Trương Phi: Sau ba hồi trống Quan Công phải
chém được đầu Sái Dương, Quan Công đã chấp nhận điều kiện.

 Kết quả: Chưa dứt một hồi đầu Sái Dương đã rơi xuống đất.

Ý nghĩa: Là bằng chứng minh oan cho người anh hùng, thể hiện
lòng thuỷ chung. Thể hiện khí phách của người anh hùng trước
thế trận một mất một còn.

Trước đề nghị của Quan Công thì Trương Phi đưa ra những điệu kiện gì? Quan Công có thực hiện được điều đó không?


Việc Quan Công chém đầu Sái Dương rơi xuống đất có ý nghĩa như thế nào?

Em nhận thấy những điểm gì đáng chú ý ở hai nhân vật Trương Phi và Quan Công?
Đuổi quan huyện đi, chiếm lấy thành khi không đựơc
cho vay lương
Khi nghe Vân Trường đến thì lập tức mặc áo giáp, vác
mâu lên ngựa, dẫn quân đi đánh
Gặp Quan Công: "mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh
ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm",
mắng Quan Công là đồ bội nghĩa, đòi giết Quan công
? Nh�n V?t Truong Phi
Nóng nảy, bộc trực
Trung nghĩa
Biết nhận lỗi
Mắng Quan Công bội nghĩa, bỏ Lưu Bị đi hàng Tào Tháo
"Trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục,
có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?"
Khi biết chuyện, rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Vân Trường
? Nh�n V?t Quan Công:
Độ lượng, từ tốn:
Khi bị Trương Phi tấn công, Quan Công chỉ đỡ và tránh chứ không đánh trả.
Khi Trương Phi ra điều kiện, lập tức thực hiện để chứng minh lòng trung nghĩa của mình.
Anh dũng:
Chưa dứt một hồi trống đã chém được đầu Sái Dương.

3.2 � nghia c?a h?i tr?ng c? th�nh
Mang âm vang chiến trận nhưng vẫn khác
trống trận thông thường.
Là biểu tượng của lòng trung nghĩa, thẳng thắn,
mạnh mẽ và dũng cảm phi thường
Gợi không khí chiến
trận
Hồi trống=điều kiện,
quan tòa phán xét
tình cảm, lòng trung thành
Là hồi trống để Quan Công
bộc lộ lòng trung thành

Qua việc phân tích đoạn trích em hãy cho biết hồi trống cổ thành có giá trị như thế nào đối với toàn bộ đoạn trích?
III.TỔNG KẾT
Nghệ thuật
Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét.
Đoạn văn giàu kịch tính, mang đậm không khí chiến trận.
Ngôn ngữ truyện sinh động, sôi nổi.
Lối kể chuyện giản dị, hấp dẫn.
Nội dung
Đoạn trích đã làm sống lại không khí thế trận của "Tam quốc" và để lại một bài học sâu sắc: kết nghĩa anh em, bạn bè. phải nhằm mục đích trong sáng, cao cả thì mới vững bền.
IV.C?ng c?.
V? nh� c�c em ơn l?i b�i cu
D?c th�m: T�o Th�o u?ng ru?u lu?n anh h�ng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Kiều Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)