Tuần 26. Hồi trống cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)

Chia sẻ bởi Đinh Thị Thu Thủy | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Hồi trống cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Đoạn phim
Hồi trống Cổ Thành
Kết quả cần đạt
Hiểu được tính cách cương trực đến nóng nảy – một biểu hiện lòng trung nghĩa của Trương Phi cũng như tình cảm của ba anh em kết nghĩa vườn đào
Qua đoạn trích, cảm nhận được không khí chiến trận vốn là đặc điểm của Tam quốc diễn nghĩa
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
La Quán Trung (1330 – 1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, sống cuối thời Nguyên, đầu thời Minh
Đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc
Tác phẩm tiêu biểu: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện
Em hãy cho biết đôi nét về tác giả La Quán Trung?
2. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
Thời gian ra đời: Đầu thời Minh, gồm 120 hồi
Nội dung : Kể về cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn Ngô -Thục- Ngụy (năm 184 đến 280)
Tóm tắt: SGk trang 86, 87


Em hãy trình bày những hiểu biết của mình
về tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa?
Nội dung:
Phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa là cát cứ phân tranh
Thể hiện quan điểm Tôn lưu biếm Tào (Ca ngợi cái thiện)
Nghệ thuật:
Xây dựng nhân vật, kể chuyện lôi cuốn hấp dẫn
Quen thuộc với công chúng và nhà văn ở Việt Nam, cung cấp đề tài, chất liệu, kinh nghiệm nghệ thuật cho nhiều nhà văn




Theo em, tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa có giá trị gì?
a. Đánh giá tác phẩm
Kết nghĩa vườn đào
Tam anh
Gia Cát Lượng
Lưu Bị
Quan Vũ
Trương phi
Tiểu thuyết chương hồi
Có nguồn gốc từ Thoại bản đời Tống
Chia làm nhiều hồi,mỗi hồi có hai câu đối nhau làm mỗi hồi thực sự được xác lập
Còn được gọi là tiểu thuyết Minh Thanh
Là thành tựu lớn không chỉ của văn học Trung Quốc mà là của toàn nhân loại.
Em hãy trình bày những hiểu biết
của mình về tiểu thuyết chương hồi?
b.
Thể
loại
c. Vị trí đoạn trích
Hồi 28
“Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”

(Chữ hồi có nghĩa là về, trở về)
Em hãy cho biết đoạn trích nằm ở phần
nào trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa?
d. Giới thiệu nhân vật
Trương phi
Quan Công
Sái Dương
Mi phu nhân
Cam phu nhân
Tôn Càn
Người dân địa phương
Tên lính
e. Tóm tắt đoạn trích
Em hãy tóm tắt đoạn trích trên trong vòng năm câu.
II. Đọc – Hiểu văn bản
Bố cục
Theo em đoạn trích trên chia làm mấy phần?”
Nội dung của từng phần ra sao?
Phần một: Từ đầu đến “...bảo Trương Phi ra đón hai chị”: Phần trình bày
Phần hai: Từ “Trương Phi từ khi...” đến “...cũng phải theo ra thành”:
Phần mở mối : Mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi bắt đầu
Phần ba: Từ “Quan Công trông thấy Trương Phi ra...” đến “...không
phải quân mã là gì kia” : Phần phát triển
Phần bốn: Sự xuất hiện của Sái Dương: Cao trào
Phần năm: Quan Công chém rơi đầu Sái Dương: Mở nút
Phần sáu: Đoạn còn lại: Kết thúc
Nhân vật Trương Phi
Nhân vật Quan Công
3. Mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi
4. Ý nghĩa hồi trống
1. Nhân vật Trương Phi
Thông qua đoạn trích trên em nhận thấy đặc điểm gì trong tính cách của Trương Phi?
Nóng nảy nhưng hết sức cương trực và giàu tình nghĩa.
a.Đặc điểm
Khi Quan Công đến, Trương Phi đã có hành động như
thế nào? Qua đó thể hiện tính cách gì của Trương Phi
b. Hành động
Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác xà mâu, lên ngựa dẫn theo một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc.
Hành động: Mắt tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm quan Công.
Xưng hô : Mày – tao
“Mày đã bội nghĩa, còn mặt đến gặp tao”
“Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước, nay lại đến đây lừa tao, tao quyết sống chết với mày.”
 Tính cách nóng nảy, cương trực
Trương Phi có nghe lời can gián của hai phu nhân và Tôn Càn không? Qua đó thể hiện được tính cách gì của Trương phi?
Đối với hai phu nhân “Hai chị bị lừa dối đấy”
Đối với Tôn Càn “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây là để ta bắt nó”
 Tính cách nóng nảy, cương trực, trung nghĩa và cẩn trọng, không thấy là không tin
Không phải do gàn dở mà vì:
Do ấm ức từ lâu việc Quan Công ở doanh trại của Tào, Trương Phi coi việc bội nghĩa là một tội nghiêm trọng, tính cách nóng nảy → hành động theo suy nghĩ của mình
Quan niệm nhất quán của Trương Phi về trung nghĩa: Tôi trung không thờ hai chủ
Muốn xác định thực hư
Sự nóng nảy của Trương Phi cho thấy
điều gì? Có phải là do cá tính gàn dở không?
Điều kiện: Đánh ba hồi trống phải chém được đầu Sái Dương “Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy” “Thẳng cánh đánh trống”
 Con người thẳng thắn, mạnh mẽ, quyết liệt dứt khoát, luôn muốn biết rõ sự thật
Trương Phi ra điều kiện gì cho Quan Công? Qua đó cho
thấy Trương Phi là con người thế nào?
Bắt tên lính của Sái Dương hỏi chuyện “Phi hỏi kĩ việc ở Hứa Đô. Tên lính kể hết nông nỗi từ đầu đến cuối. Bấy giờ Phi mới tin anh là thực”
→ Thận trọng, khôn ngoan
Sau khi Quan Công chém xong đầu Sái Dương, Trương
Phi đã có hành động gì? Qua đó em thấy thêm đức tính
gì của Trương Phi?
Trương Phi nghe hết chuyện, rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường
→ Con người biết phục thiện
Sau khi biết rõ sự thật Trương Phi đã hành động như thế
nào? Qua đó ta hiểu thêm gì về con người của Trương Phi?
Là con người bộc trực, nóng nảy
nhưng cương trực, thẳng thắn,
biết phục thiện.
Qua những hành động ở
trên em có cảm nhận gì
về con người Trương Phi?
2.
Nhân vật Quan Công

Bình tĩnh, khôn khéo, ôn tồn, nhũn nhặn:

Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?
Ta thế nào là bội nghĩa
Chuyện này em không biết, ta cũng khó mà nói. May có hai chị ở đây, em đến mà hỏi.
Nếu ta đến bắt em tất phải đem theo quân mã chứ
Khi bị Trương Phi đánh, Quan Công đã
hành động ra sao? Qua đó em thấy Quan
Công là người thế nào?
Chẳng nói, chẳng rằng, múa long đao xô lại, chưa dứt một hồi đã chém rơi đầu Sái Dương.

→ Vị tướng tài năng dũng mãnh.
Em hãy cho biết thách thức của Trương Phi
đối với Quan Công và cách ứng xử của Quan Công?
Qua đó em hiểu thêm gì về con người của Quan Công?

Em có cảm nhận gì về
nhân vật Quan Công?
Tuy chỉ là một nhân vật phụ, góp phần soi chiếu cho Trương Phi nhưng qua vài chi tiết ta thấy Quan Công là một anh hùng tài năng, hùng dũng, giàu nghĩa khí và đức độ.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Xây tính cách điển hình thông qua hành động của nhân vật.
Em có nhận xét gì về nghệt thuật
xây dựng nhân vật của tác giả La Quán Trung?
Mâu thuẫn giữa quan công và Trương Phi
Tại sao lại có mâu thuẫn giữa
Quan Công và Trương Phi
Do hiểu lầm
Quan Công ở doanh trại của Tào → Phản bội
Quan Công đến Cổ Thành để bắt Trương Phi
Do quan niệm và cách ứng xử về lòng trung hiếu
Trương Phi trung nghĩa nhất quán, thẳng như một sợi dây.
Quan Công uốn lượn tùy vào hoàn cảnh.
Ý nghĩa hồi trống
Hồi trống mà Trương Phi đánh có ý nghĩa gì?
- Hồi trống thách thức: Đặt Quan Công vào
thử thách đặc biệt
- Hồi trống minh oan: Quan Công đã thực
hiện được thử thách
- Hồi trống đoàn tụ
- Tạo không khí chiến trận hào hùng
Nghệ thuật
Tác giả không kể nhiều mà nhường lời cho nhân vật
Thông qua đối thoại bộc lộ tính cách nhân vật
Dồn nén các hành động thông qua các động tác liên tiếp để diễn tả tính cách của Trương Phi

Em có nhận xét gì về
cách kể chuyện
của tác giả qua đoạn trích?
Củng cố
Câu 1: Tam Quốc diễn nghĩa ra đời vào thời nào?
Thời Nguyên
Thời Minh
Thời Thanh
Thời Tống
Câu 2: Ai là nhân vật trung tâm của đoạn trích
Trương Phi
Quan Công
Sái Dương
Tào Tháo
Câu 3: Tính cách nào sau đây là tính cách của Trương Phi?
Nóng nảy
Cương trực
Phục thiện
Cả ba tính cách trên
Câu 4: Quan công là người có tính cách thế nào?
Nóng nảy
Dũng mãnh
Nhũn nhặn
Anh hùng và nhũn nhặn

Câu 5: Nếu xem cổ Thành là cửa ải thứ 6, cửa ải thách thức nhất đối với Quan Công, thì trở ngại Quan Công vượt qua không chỉ mang ý nghĩa cụ thể mà còn mang ý nghĩa khái quát, ý nghĩa khái quát ấy là gì?
Hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công
Phải chém rơi đầu Sái Dương
Cơn nóng giận của Trương Phi
Thử thách của lòng trung nghĩa
Em có nhận xét gì về
tình nghĩa giữa
Quan Công và Trương Phi?
Tình bạn ấy đã cho em
bài học gì?
Thông qua đoạn trích trên em rút ra cho mình bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?
Ghi nhớ


Nội dung:
Linh hồn đoạn văn thâu tóm trong hồi trống. Đó là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. Kết nghĩa anh em, bạn bè,...phải nhằm mục đích trong sáng, cao cả thì mới bền vững.
Nghệ Thuật:
Giàu kịch tính
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Rút ta tính cách điển hình từ hành động nhân vật
Cách kể chuyện: tác giả không trực tiết kể mà nhường lời cho nhân vật.


Đoạn phim
Chúc các em có một buổi học tốt và vui vẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)