Tuần 26. Hồi trống cổ Thành

Chia sẻ bởi Dương Thị Hạnh | Ngày 09/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Hồi trống cổ Thành thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn
đến với
bài thuyết trình của tổ 2
Quan Vũ
Chuyện chưa kể


Quan Vũ (162? - 220), cũng được gọi là Quan Công , tự là Vân Trường , Trường Sinh là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.
Giới thiệu
Là nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết nhiều nhất ở khu vực Đông Á, được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật ...
Ông được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng tay cầm cây thanh long yển nguyệt và cưỡi ngựa xích thố. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 49 kg
Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á và được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung

Ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành, nhưng các nhà sử học cũng phê phán ông vì tính kiêu căng, ngạo mạn.
Thân thế
Quan Vũ người Hà Đông. Tam Quốc cho rằng ông là người Bồ châu. Ông cao 9 thước(hơn 2m), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước.
Theo Quan Đế minh thánh kinh, cụ nội Quan Vũ là Quan Long Phùng, ông nội Quan Vũ là Quan Thẩm, tự là Vấn Chi, cha ông là Quan Nghị, tự là Đạo Viễn
Thời trẻ tuy nhà nghèo nhưng ông được theo học cả văn lẫn võ. Ông là người hào hiệp, ghét kẻ ác, thường bênh vực người yếu. Do bênh vực người khác mà ông phạm tội giết người, phải bỏ quê hương đến náu ở quận Trác, từng được Điêu Thuyền cứu giúp.

Tại đó, Quan Vũ đã gặp gỡ và trở nên thân thiết với Lưu Bị và Trương Phi. Ba người coi nhau như anh em, thề cùng sống chết có nhau.
Thời trẻ
Tham chiến và trở lại Từ châu
Năm 184, khởi nghĩa Khăn Vàng của Trương Giác nổi lên, Quan Vũ cùng Trương Phi theo Lưu Bị khởi binh dẹp quân khởi nghĩa. Trong quá trình dẹp Khăn Vàng, ông là cánh tay đắc lực của Lưu Bị.
Năm 198, Lã Bố lại trở mặt đánh Tiểu Bái. Tuy Quan Vũ và Trương Phi khỏe mạnh hơn người nhưng vì quân ít nên vẫn bị bại trận và theo Lưu Bị chạy khỏi Tiểu Bái và cầu viện Tào Tháo. Và cuối cùng Quan Vũ không có đường chạy, buộc phải đầu hàng Tào Tháo, theo về Hứa Xương.
Phục vụ cho
Tào Tháo
Tào Tháo rất trọng vọng ông, phong làm thiên tướng quân,Hán Thọ Đình Hầu. Nhưng Tào Tháo để ý thấy ông không có ý ở lại lâu dài với mìnhbèn sai Trương Liêu đến thăm dò ông.
Sau khi biết ý muốn của Quan Vũ là muốn trả ơn mình rồi đi, ông càng thêm quý trọng Quan Vũ
Sau đó, Quan Vũ đã giúp Tào Tháo giết Văn Xú và đánh bại Viên Thiệu rồi viết một lá thư cáo biệt và lẳng lặng ra đi
Trở về giúp
Lưu Bị
Năm 201, trong lúc họ Viên suy yếu, Tào Tháo mang quân về Hứa Xương rồi sai Sái Dương mang quân tấn công Lưu Bị. Quan Vũ cầm quân ra trận giết chết Sái Dương. Quân Tào giết chết Cung Đô, Lưu Bị không chống nổi, phải bỏ chạy về Kinh châu theo Lưu Biểu.
Tập hợp lực lượng trở lại, Lưu Bị liên kết với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo trong trận Xích Bích cuối năm 208
Trấn giữ
Kinh Châu
Năm 211, Lưu Bị mang quân vào Tây Xuyên, Quan Vũ được giao ở lại giữ Kinh Châu, Kinh châu thời Lưu Biểu nguyên có 7 quận
Quan Vũ tiếp quản Kinh châu từ tay Lưu Bị với lãnh thổ 4 quận rưỡi.
Gia Quyến
Quan Vũ
theo ông đi chiến trận, bị Đông Ngô
bắt giết cùng ông năm 219
Quan Thống
Quan Di
làm tới chức Hổ bôn trung lang tướng, cũng mất sớm
sau khi Quan Thống mất được tập tước Hán Thọ đình hầu.
Trong văn học
Tác giả La Quán Trung lấy nhà Hán làm chính thống và ủng hộ Lưu Bị, do đó Quan Vũ - người trợ giúp đắc lực của Lưu Bị - được mô tả là nhân vật chính diện, vũ dũng hào hiệp, có khí phách anh hùng
Tình huynh đệ giữa ông với Lưu Bị và Trương Phi được La Quán Trung ca ngợi
cụm từ "kết nghĩa vườn đào" là tượng trưng cho tình nghĩa huynh đệ thắm thiết, keo sơn, không vì phú quý, công danh, khó khăn, hoạn nạn mà mờ phai
-Chiến tích
Chém Trình Viễn Chí - tướng khởi nghĩa Khăn Vàng
Chém Hoa Hùng, tướng của Đổng Trác
Chém Quản Hợi, dư đảng Khăn Vàng
Chém Tuân Chính, tướng của Viên Thuật ở Vu Thai
Chém Xa Trụ, tướng của Tào Tháo ở Từ châu
Chém Nhan Lương, tướng của Viên Thiệu ở Bạch Mã
Chém Văn Xú, tướng của Viên Thiệu ở Diên Tân
Chém Khổng Tú ở ải Đông Lĩnh
Chém Mạnh Thản ở Lạc Dương
Chém Hàn Phúc ở Lạc Dương
Chém Biện Hỉ ở Nghi Thủy
Chém Vương Thực ở Vinh Dương
Chém Tần Kỳ ở Hoạt châu
Chém Sái Dương ở Cổ Thành
Chém Hạ Hầu Tồn ở Tương Dương
Chém Dương Linh - tướng của Hàn Huyền ở Trường Sa
Điển tích từ tiểu thuyết
Đuốc sáng thâu đêm (Minh chúc đạt đán): Kể về sự việc khi Quan Vũ đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo cố ý sắp đặt cho Quan Vũ và 2 bà vợ Lưu Bị ở cùng một phòng để ông mắc lỗi đạo với Lưu Bị và không trở về với họ Lưu được nữa. Nhưng khi Cam phu nhân và My phu nhân đi ngủ,Quan Vũ đứng cầm đuốc bên ngoài canh gác suốt đêm cho tới sáng.Tào Tháo nghe vậy rất khâm phục ông.
Vũ khí và ngựa chiến
Nhiều năm chinh chiến và lập công trận, Quan Vũ gắn bó với vũ khí là thanh long đao và ngựa chiến là ngựa xích thố. Thanh long đao gọi là Thanh long yển nguyệt (yển nguyệt là trăng lưỡi liềm) do ông đặt rèn khi chuẩn bị đánh quân Khăn Vàng từ hồi một trong tiểu thuyết.
Con ngựa chiến Xích thố nổi tiếng của ông vốn là ngựa của Đổng Trác
Hiển thánh. Để đề cao uy linh dũng khí của ông, La Quán Trung còn mô tả việc ông hiển linh sau khi chết: vật chết Lã Mông trong dinh Tôn Quyền; thủ cấp nổi giận khiến Tào Tháo bệnh nặng qua đời; giúp con là Quan Hưng giết được Phan Chương để trả thù trận Mạch Thành.

Ngoài ra, La Quán Trung còn mô tả việc ông hiện lên đòi trả mạng chết oan khi gặp lại sư Phổ Tĩnh là người đồng hương. Sư Phổ Tĩnh lựa lời khuyên giải, ông mới ra đi
Cảm ơn cô và các bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)