Tuần 26. Hồi trống cổ Thành

Chia sẻ bởi nguyễn thị quế | Ngày 26/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Hồi trống cổ Thành thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

GVHD: Vũ Thị Thu Hà
Sinh viên KT: Chu Thị Thuận
Lớp KTSP: 10D2
Trường KTSp: THPT Việt Đức

Giáo án
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trich hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)

---La Quán Trung--
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
1.1. Mục tiêu bậc 1:
- Nêu được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả La Quán Trung
- Tóm tắt được nội dung chính của tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
- Xác định được nội dung và vị trí đoạn trích
- Nhớ được những hành động của Trương Phi khi gặp Quan Công
1.2. Mục tiêu bậc 2:
- Phân tích được tính cách nhân vật qua hành động, từ đó thấy được bản chất của Trương Phi là nóng nảy, bộc trực, Quan Công là điềm đạm, trung nghĩa.
- Phân tích được ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành để làm nổi bật không khí chiến trận, thấy được tình anh em kết nghĩa và vẻ đẹp tâm hồn của cả hai nhân vật.
- Phân tích được nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
1.3. Mục tiêu bậc 3:
- So sánh và từ đó rút ra đánh giá về tính cách của hai nhân vật, liên hệ với thực tế đời sống.
- Học sinh liên hệ với quan niệm về chữ “nghĩa” trong thời đại nay.
2. Về kĩ năng
- Giúp cho học sinh có được kĩ năng phân tích một tác phẩm tiểu thuyết Trung Hoa cổ điển.
- Củng cố cho học sinh kĩ năng tìm kiếm, khai thác và tổng hợp thông tin.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
3. Về thái độ
- Nhận thức được vị trí của tác phẩm đối với nền tiểu thuyết Trung Quốc nói chung và trên thế giới nói riêng.
- Giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng của chữ tín, nghĩa trong xã hội
- Dạy cho học sinh biết quý trọng tình cảm anh em, sống chung thủy với bạn bè.
II. Trọng tâm bài học
Bài học này tập trung làm nổi bật sự quyết tâm bảo vệ tín nghĩa của Trương Phi và vẻ đẹp trung nghĩa của Quan Công.
III. Bố cục
- Tìm hiểu nhân vật
- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm, hồi trống Cổ Thành
IV. Phương pháp, phương tiện dạy học
1. Phương pháp
-GV có thể tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm. kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
2. Phương tiện
- Bảng, phấn, giáo án
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Sách tham khảo: Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc (Trần Xuân Đề), Lịch sử văn học Trung Quốc, tập II (PGS. Nguyễn Khắc Phi).
V. Yêu cầu học sinh chuẩn bị
- Tìm đọc những bài viết về tác giả La Quán Trung và tác phẩm, phần tóm tắt của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa
- Đọc và soạn bài ở nhà
VI. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu bài mới
Văn học Minh Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Đây là thời kỳ nền văn học Trung Quốc khá đa dạng và phong phú, đạt nhiều thành công về nghệ thuật. Trong đó có sự lên ngôi của tiểu thuyết. Có thể kể đến những đỉnh cao tiêu biểu của tiểu thuyết Minh Thanh: Tây du kí, Hồng lâu mộng, Thủy Hử.. trong đó Tam Quốc Diễn Nghĩa là tác phẩm phản ánh một thời kỳ dài đầy biến động của lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc.
Đoạn trích Hồi Trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh và đầy kịch tính. Mặc dù dung lượng của nó rất ngắn so với sự đồ sộ của tác phâm nhưng đã thể hiện được một đặc trưng bút pháp nghệ thuật của La Quán Trung cũng như đặc điểm chung của tiểu thuyết cổ diển Minh Thanh.
3. Tiến trình cụ thể
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tim hiểu phần Tiểu dẫn
-Gv: Em hãy trình bày những nết chính về tác giả La Quán Trung






GV:Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm






Gv bổ sung; Trong ba người cầm đầu, tác giả tập trung làm nổi bật Tào Tháo là kẻ đại gian hung, Lưu Bị hiền từ nhân đức. Âm vang trong tác phẩm là cuộc chiến đấu về cả sức mạnh trí tuệ và trí tuệ của cả hai bên.






Gv: Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm? Nêu nội dung của đoạn trích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị quế
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)