Tuần 26. Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Chia sẻ bởi trần thị hải yến | Ngày 09/05/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

5
CHÀO MỪNG
CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY
TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG
(Hồi 21 - Tam Quốc Diễn Nghĩa)
-La Quán Trung-
DỰA VÀO NỘI DUNG ĐOẠN TRÍCH
ĐỌC THEO PHÂN VAI NHÂN VẬT
Lưu Bị
Tào Tháo
Quan Công
Trương Phi
Người dẫn truyện

- La Quán Trung (1330- 1400 ) là người có nhiều đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh ở Trung Quốc.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a). Đoạn trích: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
- Vị trí: trích từ hồi 21 của tác phẩm. Khi đó, ba anh em Lưu, Quan, Trương đang nương náu nhờ trên đất Tào, nhẫn nhịn chờ thời để ra đi mưu đồ nghiệp lớn.

2. Tác phẩm

b. Tóm tắt đoạn trích
- Nội dung: Lưu Bị ở nhà làm vườn. Tào Tháo mời đến tiểu đình uống rượu. Trời sắp nổi cơn mưa to, mây đen mù mịt, có vòi rồng lấy nước. Tào Tháo nói về sự biến hóa của con rồng, sau đó hỏi Lưu Bị về các anh hùng đời nay. Lưu Bị từ chối không được đành kể tên một vài người nhưng Tào Tháo đều cho là chưa xứng đáng.
Cuối cùng, Tháo nhận định anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có Lưu Bị và Tào Tháo mà thôi. Huyền Đức nghe nói vậy giật nảy mình, đánh rơi cả thìa, đũa. Đúng lúc đó có một tiếng sấm rền vang. Ông ung dung cúi xuống nhặt đũa, thìa và che đậy được việc giật mình khi nghe Tháo gọi là anh hùng.

II. Đọc - Hiểu văn bản

LƯU BỊ
TÀO THÁO
CHIA NHÓM THẢO LUẬN

Nhóm 1: Qua đoạn trích em thấy giữa Lưu Bị và Tào Tháo đang ở vào tình thế như thế nào? Tình thế này có ảnh hưởng gì đến tính cách của hai nhân vật?
Nhóm 2: Hãy tìm những chi tiết có liên quan để chứng minh tính cách đặc trưng của hai nhân vật.
Nhóm 3: Theo em mâu thuẫn giữa hai nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị là gi? Đỉnh điểm và mở nút của câu chuyện được thể hiện qua chi tết nào?
Nhóm 4: Em có nhận xét gì về quan niệm anh hùng của Tào Tháo và Lưu Bị? Em đồng ý với quan niệm anh hùng của ai? Vì sao?
- Tâm trạng: nơm nớp lo sợ, bất an; cố trấn tĩnh và khôn khéo né tránh
- Khi làm vườn rau: Hai em hỏi không trả lời => Thận trọng, kín đáo
- Khi bàn luận về anh hùng:
+ Từ chối thoái thác, không biết
+ Chỉ đề xuất chứ không bộc lộ quan điểm
=> Khôn ngoan, khiêm tốn
Nội dung
a) Nhân vật Lưu Bị
- Lưu Bị là người có chí lớn, muốn giúp nhà Hán dựng lại cơ đồ.
- Đối diện với Tào Tháo, ông khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan và đã thắng trong cuộc đấu trí.
- Là người anh hùng lý tưởng của nhân dân Trung Quốc, một vị Hoàng đế tương lai.
b) Nhân vật Tào Tháo
- Qua cách đối xử với Lưu Bị:
+ Chủ động mời rượu, bàn về anh hùng trong thiên hạ => thăm dò thái độ của Lưu Bị => đa nghi.
+ Thừa nhận Lưu Bị là anh hùng => Biết nhìn nhận, đánh giá đối thủ
để đối phó, trừ khử => nham hiểm
+ Viên Thuật – xương khô trong mả; Viên Thiệu – nhút nhát, không quyết đoán, hám lợi; Lưu Biểu – không có thực tài; Tôn Sách – nhờ danh tiếng bố; Lưu Chương – như con chó giữ nhà; Trương Tú, Trương Lỗ và Hàn Toại – lũ tiểu nhân nhung nhúc!
=> Sắc sảo, thông minh, nhận định đúng thời thế, đánh giá đúng con người nhưng tự phụ, kiêu ngạo, không coi ai đáng là anh hùng.
- Qua cách đánh giá những nhân vật anh hùng:
+ Quan niệm anh hùng: Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất => tự tin vào tài trí của mình.
+ Đánh giá: Tào Tháo là người có chí lớn, tài trí hơn người, biết dùng người nhưng đa nghi, tự phụ, nham hiểm, tàn bạo => vừa là anh hùng, vừa là gian hùng.
CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
+ Nhóm 1,2: Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong tác phẩm
+ Nhóm 3,4: Nội dung ý nghĩa tác phẩm
2. NGHỆ THUẬT
-Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc
- Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật, miêu tả thiên nhiên đều rất xuất sắc, đúng lúc đúng chỗ để khắc họa tính cách nhân vật
- Tạo được nhiều chi tiết kì lạ giàu kịch tính làm cho người đọc thấp thỏm chờ đợi xem ai thắng ai
- Xây dựng nhân vật điển hình
3. Ý nghĩa văn bản
Ngợi ca Lưu Bị một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.
- “Khiển trách và đùa cợt” Tào Tháo.
- Hiểu được phần nào về quan niệm người anh hùng của Tào Tháo
1. Đoạn thơ sau muốn nói đến nhân vật nào trong đoạn trích?
Gượng vào hang ổ tạm nương mình
Nói rõ anh hùng sợ thất kinh
Mượn tiếng sấm vang ra vẻ sợ
Tùy cơ ứng biến thật tài tình
Nhân vật Lưu Bị
III. LUYỆN TẬP

2. Biện pháp nghệ thuật thành công nổi bật của đoạn trích là ?
a. Miêu tả khung cảnh thiên nhiên b. Độc thoại nội tâm
c. Khắc họa tính cách nhân vật điển hình d. So sánh
C
3. “Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo”. (Đôi mắt – Nam Cao).
Lời nhận xét trên muốn nói điều gì về Tào Tháo?
a. Là người thông minh, sắc sảo
b. Là người bao dung, độ lượng
c. Là người có tài nhưng quỷ quyệt, ma quái
d. Là người kiêu ngạo, tự phụ
c
IV. VẬN DỤNG
Cảm nhận sâu sắc của em về nhân vật TÀO THÁO và LƯU BỊ?
Em học được điều gì qua tác phẩm về cách xử lý tình huống hoài nghi?
Em yêu thích nhân vật nào hơn vì sao ?
Phân tích những điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo theo bảng sau:
V. MỞ RỘNG NÂNG CAO
Những điểm khác nhau giữa Tào Tháo và Lưu Bị
Tào Tháo
Lưu Bị
Anh hùng
Gian hùng
Có quyền thế đất đai quân lính, đang ở thế thắng
Chưa có thời cơ lập chí lớn nên đành ở nhờ Tào Tháo
Tự tin đầy bản lĩnh,thông minh sắc sảo hiểu mình hiểu người
Lo lắng sợ hãi, cố che dấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình
Chủ quan, đắc chí coi thường người khác
Khôn ngoan linh hoạt che giấu được hành động sơ suất của mình
Tìm hiểu thêm về tác giả và tác phẩm qua sách báo , mạng internet,phim ảnh…
Tìm hiểu thêm về các nhân vật trong tam quốc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thị hải yến
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)