Tuần 26. Đọc thêm: Bài thơ số 28

Chia sẻ bởi Vũ Đình Dậu | Ngày 10/05/2019 | 115

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Đọc thêm: Bài thơ số 28 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Trình bày những điểm cần chú ý khi phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình

Cần xuất phát từ những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ ... cụ thể trong văn bản thơ trữ tình và đi sâu vào tìm hiểu những yếu tố ấy.
Cần phân biệt và xác định rõ loại tâm trạng của nhân vật trữ tình
Cần tìm hiểu sắc thái cá thể và ý nghĩa xã hội của tâm trạng
Cần có sự khái quát và gọi thành tên tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ


Tiết 50, 51: đọc hiểu văn bản bài thơ số 28 trích tập người làm vườn ra-bin-đra-nat ta-go
I. Vài nét về tác giả Ta-go
Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861 - 1941), nhà văn, nhà văn hoá lớn, một ngôi sao sáng - thiên tài của dân tộc ấn Độ ở thế kỉ XX, người đã dành cả cuộc đời cho hoà bình và tiến bộ của dân tộc ấn Độ và nhân loại.
Ta-go để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm văn học nghệ thuật phong phú đa dạng mà lĩnh vực nào cũng xuất sắc, phi thường
Ông là người châu á đầu tiên nhận giải thưởng Nôben văn học năm 1913 với tập Thơ Dâng
II. Về tập thơ Người làm vườn
Là tập thơ nổi tiếng của Ta-go gồm 85 bài thơ được viết bằng tiếng Ben-gan, về sau, nhà thơ tự dịch ra tiếng Anh, được xuất bản năm 1914.
Nội dung: Thế giới thật tươi đẹp, cuộc đời là một vườn hoa chan chứa tình yêu và nhà thơ nguyện là người chăm sóc vườn hoa - cuộc đời ấy.
Nghệ thuật: tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Ta - go, đó là sự hoà quyện giữa chất trữ tình và chất triết lí trong giọng thơ, thể hiện được tâm hồn ấn Độ trong sự gắn kết với tinh thần nhân loại
Tập thơ đã được dịch ra nhiều thứ tiếng
III. Đọc hiểu ?Bài thơ số 28?

Hướng dẫn đọc
Giới thiệu bản dịch nghĩa
Tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật bài thơ

Bản dịch sát nghĩa
Đôi mắt dò hỏi của em buồn. Đôi mắt em cố hiểu nghĩa đời anh như vầng trăng muốn dò sâu đáy biển.
Anh đã để trần đời mình trước mắt em, từ đầu đến cuối, không giấu che, không giữ lại điều gì. Chính vì vậy mà em chẳng hiểu anh.
Nếu đời anh chỉ là một viên ngọc, anh có thể đập nó làm trăm mảnh, xâu thành chuỗi, quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa, tròn trịa, nhỏ xinh và thơm ngát, anh có thể hái khỏi cành, cài lên mái tóc em.
Nhưng, em yêu, đời anh là một trái tim . Đâu là đáy và bờ của nó?

Bản dịch thơ của Đào Xuân Quý
Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em
Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em
Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó


Dù em vẫn là nữ hoàng trong vương quốc đó, em có biết gì biên giới của nó đâu
Nếu đời anh chỉ là một khoảnh khắc sướng vui, nó sẽ nở thành nụ cười nhẹ nhõm, em có thể thấy và đọc được ý nghĩa của nó trong phút giây
Nếu đời anh chỉ là một nỗi đau, nó sẽ chảy thành nước mắt trong suốt, lặng lẽ phản chiếu bí mật thẳm sâu của mình.
Nhưng, em yêu, đời anh là tình yêu. Vui sướng cùng sầu muộn của nó là vô biên, sự giàu có và thiếu thốn của nó là vô tận.
Đời anh gần em như đời em vậy, nhưng có thể chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu

Em là nữ hoàng của vương quốc đó
ấy thế mà em có biết gì biên giới nó đâu.

Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
Và em thấu suốt rất nhanh
Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau
Nó sẽ tan thành lệ trong
Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn
Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu
Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên,
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu


Bản dịch sát nghĩa
Đôi mắt dò hỏi của em buồn. Đôi mắt em cố hiểu nghĩa đời anh như vầng trăng muốn dò sâu đáy biển.
Anh đã để trần đời mình trước mắt em, từ đầu đến cuối, không giấu che, không giữ lại điều gì. Chính vì vậy mà em chẳng hiểu anh.
Nếu đời anh chỉ là một viên ngọc, anh có thể đập nó làm trăm mảnh, xâu thành chuỗi, quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa, tròn trịa, nhỏ xinh và thơm ngát, anh có thể hái khỏi cành, cài lên mái tóc em.
Nhưng, em yêu, đời anh là một trái tim . Đâu là đáy và bờ của nó?

Bản dịch thơ của Đào Xuân Quý
Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em
Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em
Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó


Dù em vẫn là nữ hoàng trong vương quốc đó, em có biết gì biên giới của nó đâu
Nếu đời anh chỉ là một khoảnh khắc sướng vui, nó sẽ nở thành nụ cười nhẹ nhõm, em có thể thấy và đọc được ý nghĩa của nó trong phút giây
Nếu đời anh chỉ là một nỗi đau, nó sẽ chảy thành nước mắt trong suốt, lặng lẽ phản chiếu bí mật thẳm sâu của mình.
Nhưng, em yêu, đời anh là tình yêu. Vui sướng cùng sầu muộn của nó là vô biên, sự giàu có và thiếu thốn của nó là vô tận.
Đời anh gần em như đời em vậy, nhưng có thể chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu

Em là nữ hoàng của vương quốc đó
ấy thế mà em có biết gì biên giới nó đâu.

Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
Và em thấu suốt rất nhanh
Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau
Nó sẽ tan thành lệ trong
Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn
Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu
Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên,
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu

Điểm khác nhau giữa bản dịch thơ và bản dịch nghĩa
Bản dịch nghiã:
- Đời anh là trái tim
- Đời anh là tình yêu
Đời anh là trái tim,
là tình yêu
Bản dịch thơ:
- Đời anh là trái tim
- Trái tim anh là tình yêu
Đời anh là tình yêu
1. Khát khao tìm hiểu, khám phá, giãi bày tình cảm, cùng hướng đến sự hoà hợp tâm hồn trong tình yêu và nghịch lí của tình yêu

Các từ ngữ hình ảnh: đôi mắt, tâm tưởng, trăng, dò sâu biển cả, để trọn cuộc đời dưới mắt em... rất có ý nghĩa, giàu sức liên tưởng và biểu cảm, đặc biệt là hình thức so sánh ở ba câu thơ đầu.
1. Khát khao tìm hiểu, khám phá, giãi bày tình cảm, cùng hướng đến sự hoà hợp tâm hồn trong tình yêu và nghịch lí của tình yêu

Các từ ngữ hình ảnh: đôi mắt, tâm tưởng, trăng, dò sâu biển cả, để trọn cuộc đời dưới mắt em... rất có ý nghĩa, giàu sức liên tưởng và biểu cảm, đặc biệt là hình thức so sánh ở ba câu thơ đầu. Cặp hình tượng ?thuỷ - nguyệt? thể hiện sự khao khát khám phá tuyệt đối trong tình yêu

Hình thức so sánh của câu thơ
Đôi mắt em = như = vầng trăng

Muốn nhìn vào muốn vào sâu

Tâm tưởng anh biển cả
ý nghĩa của hình tượng đôi mắt
Hình tượng nghệ thuật ?Trăng soi đáy nước? trong văn hoá phương Đông
1. Khát khao tìm hiểu, khám phá, giãi bày tình cảm, cùng hướng đến sự hoà hợp tâm hồn trong tình yêu và nghịch lí của tình yêu
Các từ ngữ hình ảnh: đôi mắt, tâm tưởng, trăng, dò sâu biển cả, để trọn cuộc đời dưới mắt em... rất có ý nghĩa, giàu sức liên tưởng và biểu cảm, đặc biệt là hình thức so sánh ở ba câu thơ đầu. Cặp hình tượng ?thuỷ - nguyệt? thể hiện sự khao khát khám phá tuyệt đối trong tình yêu.
Nhân vật trữ tình ?anh? cũng bày tỏ niềm khao khát bày tỏ lòng mình để san lấp khoảng cách với người yêu.
1. Khát khao tìm hiểu, khám phá, giãi bày tình cảm, cùng hướng đến sự hoà hợp tâm hồn trong tình yêu và nghịch lí của tình yêu
Các từ ngữ hình ảnh: đôi mắt, tâm tưởng, trăng, dò sâu biển cả, để trọn cuộc đời dưới mắt em... rất có ý nghĩa, giàu sức liên tưởng và biểu cảm, đặc biệt là hình thức so sánh ở ba câu thơ đầu. Cặp hình tượng ?thuỷ - nguyệt? thể hiện sự khao khát khám phá tuyệt đối trong tình yêu.
Nhân vật trữ tình ?anh? cũng bày tỏ niềm khao khát bày tỏ lòng mình để san lấp khoảng cách với người yêu.
Đây là những niềm khát khao cao thượng và chính đáng của tình yêu: khát khao được bày tỏ và khám phá thế giới tinh thần của người yêu
Và khẳng định khát khao ấy là không thể. Đó là nghịch lí và cũng là chân lí của tình yêu

Nghịch lí - chân lí của tình yêu
Đôi mắt em cố hiểu nghĩa đời anh

Mong muốn tìm hiểu, khám phá về người yêu, về tình yêu
Anh để đời mình trước mắt em, từ đầu đến cuối, không giấu che, không giữ lại điều gì. Vậy mà em vẫn không thể hiểu được anh

Mong muốn có thể giãi bày, thổ lộ tất cả, nhưng không thể

1. Khát khao tìm hiểu, khám phá, giãi bày tình cảm, cùng hướng đến sự hoà hợp tâm hồn trong tình yêu và nghịch lí của tình yêu

Sự láy lại của lối cấu trúc đưa ra những giả định rồi phủ định: ?Nếu A là B (thì A sẽ) - Nhưng A lại là C? với những hình ảnh cụ thể, bé nhỏ, xinh xắn, quý giá: trái tim, viên ngọc, đoá hoa... và những ước mong rất đáng trân trọng (...) vẫn là để diễn đạt nội dung: sự hiểu biết viên mãn về tình yêu là không thể. Bởi ? đời anh là trái tim, là tình yêu? nên em không thể hiểu được rạch ròi và hiểu đến tận cùng, vô hạn được.
2. Bản chất của tình yêu và cuộc sống
Bài thơ diễn đạt đến ba lần về sự không thể khám phá và hiểu biết trọn vẹn về tình yêu: ?em không biết gì?, ?em có biết gì?, ?chẳng bao giờ em biết trọn? nhằm khẳng định bản chất và tính cao cả, thiêng liêng của tình yêu: tình yêu là vô biên, không giới hạn.

?Đời anh là tình yêu?
= ?Cuộc đời là tình yêu?
(Mà) tình yêu thì (...)
Nên cuộc đời (...)
2. Bản chất của tình yêu và cuộc sống
Bài thơ diễn đạt đến ba lần về sự không thể khám phá và hiểu biết trọn vẹn về tình yêu: ?em không biết gì?, ?em có biết gì?, ?chẳng bao giờ em biết trọn? nhằm khẳng định bản chất và tính cao cả, thiêng liêng của tình yêu: tình yêu là vô biên, không giới hạn.
Nói ?đời anh là tình yêu? cũng là nói: tình yêu là cuộc đời. Triết học ấn Độ và Ta-go quan niệm: tình yêu là cuộc sống và bản chất cũng như điều kiện tồn tại của cuộc sống là tình yêu. Tình yêu giúp cho nhân loại tồn tại và phát triển, là cơ sở tạo ra sự hướng thiện và làm đẹp con người. Trong tình yêu, chỉ ai yêu chân thành mới có tình yêu, mới có thể hiểu tình yêu. Trong cuộc đời, sống chân thành, hoà hợp với mọi người là cách biểu lộ bản ngã của mình và cũng là con đường khám phá bản ngã của người khác một cách tích cực nhất.
3. Những nét đặc sắc nghệ thuật của Bài thơ số 28
Đây là bài thơ trữ tình giàu chất triết lí được thể hiện bằng lời lẽ, lập luận khúc chiết, hình ảnh phong phú và sinh động. Tác giả đặt vấn đề rồi phản đề để khẳng định chân lí. Điều đó hợp với tư duy người ấn Độ trước một bản thể, sự vật: hay nghi vấn, ham khám phá và khẳng định chân lí, mong muốn hướng tới cái vô hạn của vũ trụ và thế giới tâm linh con người.
Cấu trúc bài thơ chặt chẽ, hệ thống ý mạch lạc, thể hiện rõ nét tư duy triết học và lô gíc của tác giả. Tác giả đã vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như: so sánh, ẩn dụ, tượng trưng để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài thơ, đồng thời tạo cho bài thơ sức rung cảm lớn.
Bài tập: Tìm một số câu ca, câu thơ thể hiện quan niệm về tình yêu, về cuộc đời của người Việt Nam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Đình Dậu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)