Tuần 26. Đọc thêm: Bài thơ số 28

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Quân | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Tuần 26. Đọc thêm: Bài thơ số 28 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Ra-bin-đra-nat-Ta-go
****************** ******************** ********************

Đọc thêm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Ta-go (1861-1941) là nhà văn, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ.
- Ông góp phần to lớn vào sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân, vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc.
- Ông là người Châu Á đầu tiên được nhận giải Nô-ben văn học (1913) với tập Thơ dâng.1961 ông được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
Ra-bin-đra-nat-Ta-go
I. Tìm hiểu chung
2. Tác phẩm
Ta-go để lại một khối lượng tác
phẩm đồ sộ và có nhiều giá trị.
* Tập Thơ dâng
Khúc ca Ta-go muốn dâng cho
cuộc đời, con người thể hiện
niềm khát vọng tự do của mình.
* Tập Người làm vườn
- Với tập thơ này, Ta-go nguyện
làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời.
- Tập thơ tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của Ta-go, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ, vừa bao quát tinh thần nhân loại.
Bài thơ số 28 được trích trong tập Người làm vườn, là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Triết lí tình yêu của Ta-go
Thảo luận
Hình thức : mỗi dãy 2 nhóm, làm việc trong 5 phút.
*Nhóm 1,2: Hình tượng so sánh trong câu mở đầu :
Đôi mắt em muốn nhìn sâu tâm tưởng của anh
như
trăng kia muốn vào sâu biển cả
thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu ?
*Nhóm 3,4: Nhà thơ đã bộc lộ một nghịch lí trong tình yêu, nghịch lí đó thể hiện điều kì diệu gì trong tình yêu ?
*Nhóm 5,6: Tìm những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim. Tác giả muốn nói điều gì về cuộc đời ?
*Nhóm 7,8: Tìm những tương đồng và khác biệt giữa lạc thú, khổ đau với tình yêu. Tác giả muốn nói điều gì về trái tim ?


Câu hỏi thảo luận
II. Đọc hiểu văn bản
1. Triết lí tình yêu của Ta-go
- Hình tượng so sánh :
Đôi mắt em muốn nhìn sâu tâm tưởng của anh
như
trăng kia muốn vào sâu biển cả
thể hiện niềm khát khao hòa hợp tâm hồn , chan hòa, thấu hiểu người mình yêu.

- Cách nói nghịch lí :
* Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
* Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
* Trái tim anh cũng ở gần như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
=> Tình yêu là vô biên không thể nào hiểu hết bến bờ của nó.
A không chỉ là B mà (lại) là C

cuộc đời
trái tim
viên ngọc
đóa hoa
trái tim
khổ đau
lạc thú
tình yêu
Đời anh = trái tim
Trái tim = tình yêu
=> Đời anh = tình yêu, sống là để yêu thương.
=> "Tôi yêu tức là tôi sống" - thông điệp Ta-go muốn nhắn gửi và chia sẻ cùng người đọc.
- Lập luận :


II. Đọc hiểu văn bản
1. Triết lí tình yêu của Ta-go
2. Đặc sắc nghệ thuật

- Hình ảnh so sánh tượng trưng.
- Cách nói nghịch lí, lập luận tương phản.
=> Tình yêu là vô biên, muôn cung bậc.
Củng cố bài học
Trong ba dòng thơ đầu của bài thơ, cô gái thể hiện một khao khát. Đó là điều gì ?
A. Thấu hiểu được tình yêu và bản ngã của "anh".
B. Chỉ thấu hiểu được tình yêu của "anh".
C. Chỉ thấu hiểu được bản ngã của "anh".
D. Mong muốn được đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn.

Hai dòng thơ: "Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu" thể hiện :
A. Sự nông cạn trong tình yêu của em.
B. Sự trừu tượng, khó hiểu của tình yêu.
C. Sự trách móc, hờn dỗi của "anh" với "em".
D. Sự mênh mông, bất tận không bến bờ của tình yêu.
Chuẩn bị bài mới
Học bài thơ, bài giảng bài thơ số 28.
Soạn bài : "Luyện tập viết Tiểu Sử Tóm Tắt".
+ Xem lại bài viết "Tiểu Sử Tóm Tắt"
+ Viết tiểu sử tóm tắt của một tác giả văn học mà em yêu thích.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)