Tuần 25. Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hạnh | Ngày 09/05/2019 | 146

Chia sẻ tài liệu: Tuần 25. Thực hành về hàm ý (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TIẾT 77
THỰC HÀNH
VỀ HÀM Ý
ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
TRỐNG ĐÁNH XUÔI, KÈN THỔI NGƯỢC
LÊN THÁC XUỐNG GHỀNH
LÊN VOI XUỐNG CHÓ
TRÊN ĐE DƯỚI BÚA
ĐÀN GẢY TAI TRÂU
TIẾT 77 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
Thực hành
1/ Bài tập 1( tr.99 SGK)
2/ Bài tập 2 (tr.99 SGK)
3/ Bài tập 3 (tr.100 SGK)
4/. Bài tập 4 (tr.100 SGK)
Nhóm 1 (bài tập 1 sgk tr.99).

Lời thoại nào chứa hàm ý?
Hàm ý ở đây là gì?
Nhóm 3 (bài tập 3 tr.100)
Lớp nghiã tường minh của bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ?
Lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là gì?
Tác phẩm văn học dùng cách nói hàm ý có tác dụng gì?
Nhóm 4 (bài tập 5 sgk tr.100)
Câu trả lời nào có hàm ý khẳng định?
Câu trả lời nào có hàm ý phủ định?
Câu hỏi thảo luận – 5 phút
Nhóm 2 (bài tập 2 sgk tr.99).
Câu hỏi 2a.
Câu hỏi 2b.
Câu hỏi 2c.
TIẾT 77 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
Thực hành
1/ Bài tập 1( tr.99 SGK)
* Câu trả lời của ông lí chứa hàm ý
* Hàm ý
- Thể hiện sự từ chối quyết liệt mạnh mẽ lời van xin của bác Phô gái
Bộc lộ quyền uy của mình.
- Biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ của đàn bà.

Nhóm 1 (bài tập 1 sgk tr.99).
Lời thoại nào chứa hàm ý?
Hàm ý ở đây là gì?

Bài tập 2: Nhóm 2 (bài tập 2 sgk tr.99).
Câu hỏi 2a. Câu hỏi 2b. Câu hỏi 2c.
Hàm ý
Câu nói
TIẾT 77 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
Có lẽ hôm nay mồng hai , mồng ba Tây rồi, mình nhỉ ?”

Nhắc khéo Hộ đã đến lúc đi nhận tiền nhuận bút hàng tháng.
“ Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến”


Muốn Hộ sớm nhận tiền về để trả tiền thuê nhà

Cách nói
Tác dụng
Tại hai lượt lời của mình, Từ đều tránh nói trực tiếp đến vấn đề cơm áo, gạo tiền mà chọn cách nói hàm ý
Cách nói này rất tế nhị giúp cho Hộ đỡ bực dọc. Trong hoàn cảnh sống phụ thuộc hoàn toàn vào Hộ, Từ không có cách nói nào hợp lí hơn.
TIẾT 77 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
Thực hành
1/ Bài tập 1 (tr.99 SGK)
Nhóm 3 (bài tập 3 tr.100) hs đọc lại bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Lớp nghiã tường minh của bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ?
Lớp nghĩa hàm ý của bài thơ là gì?
Tác phẩm văn học dùng cách nói hàm ý có tác dụng gì?
2/Bài tập 2 (tr.99 SGK)
3/ Bài tập 3 (tr.100 SGK)
Lớp nghĩa tường minh của bài Sóng của Xuân Quỳnh là nói về sóng biển.
Lớp nghĩa hàm ý: nói đến vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao một tình yêu đằm thắm, bất diệt, thuỷ chung của người con gái.
Tác phẩm văn học dùng cách nói hàm ý thì sẽ nổi bật tính hình tượng, tính hàm súc và giàu ý nghĩa hơn.
I- Ôn tập kiến thức
TIẾT 77 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
1/ Bài tập
2/ Kết luận
II- Thực hành
1/ Bài tập 1 (tr.99 SGK)
Nhóm 4 (bài tập 5 sgk tr.100)
Câu trả lời nào có hàm ý khẳng định?
Câu trả lời nào có hàm ý phủ định?

2/Bài tập 2 (tr.99 SGK)
3/ Bài tập 3 (tr.100 SGK)
4/ Bài tập 5 (tr.100 SGK)
Hàm ý khẳng định:
- Hàng chất lượng cao đấy!
- Thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam.
- Ví đem vào tập đoạn trường
Thì trao giải Nhất chi nhường cho ai?
Hàm ý phủ định:
- Xưa cũ như trái đất rồi.
TIẾT 77 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
Thực hành
Vận dụng
Tình huống 1:
Một người bạn trai có nhã ý mời Mai đến dự sinh nhật nhưng Mai lại không muốn đến vì Mai biết người bạn đó có tình cảm đặc biệt với mình
Tình huống 2:
Sơn là một học sinh học giỏi lại thường giúp đỡ bạn bè nên có nhiều bạn nữ quý mến trong đó Vân. Nhiều lần Vân cố tình đi nhờ xe Sơn. Một hôm khi về đến lối rẽ, Vân dặn: “Ngày mai cậu đón tớ từ nhà nhé!”. Sơn muốn từ chối nhưng chưa biết nói sao.
Bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh của Mai và Sơn, sử dụng cách nói hàm ý để nhắc nhở hoặc từ chối.
Ngày xửa ngày xưa, có một tổ đại bàng bên sườn đồi. Bên trong có bốn quả trứng khá to. Một hôm nọ, có một trận động đất xảy ra trên núi làm một trong bốn cái trứng lăn xuống đồi, rơi vào một trại gà nằm ở thung lũng bên dưới. Những chú gà thấy rằng chúng phải bảo vệ và chăm sóc cho quả trứng, thế nên một con gà mái già đã xung phong đứng ra nuôi nấng và ấp ủ quả trứng đó…
Một ngày kia, quả trứng nở ra một chú đại bàng xinh đẹp….
Câu chuyện Đại bàng gà
…Nó được nuôi nấng như một con gà thục thụ…
“Đại bàng gà” sống một cuộc sống như bao con gà khác …
Tình cờ một ngày, chú nhìn lên bầu trời…
…Và chợt thấy những con đại bàng bay qua thật dũng mãnh…
…Chú ước ao: “giá mà mình cũng bay được như thế”…
…Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao".
… Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết. ".
Câu chuyện “Đại bàng gà” mang cho các bạn thông điệp gì?
Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin.
Vậy thì, nếu bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống như một con gà!
TIẾT 77: THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
TRA CHUÔI VÀO
Một ông thầy cúng đến làm lễ cho nhà chủ tên là: Nguyễn Văn Tròn. Thầy dốt không biết chữ "Tròn" viết thế nào, đành khuyên đại một cái vòng làm dấu. Có người nghịch lấy bút sổ thêm một nét dìa vòng tròn. Đến khi thầy đọc sớ, trông thấy ngờ ngợ như cán gáo nên cứ "Nguyễn Văn Gáo" mà đọc mãi !
Chủ nhà bảo thầy:
- Không phải, tên tôi là Nguyễn Văn Tròn kia thầy !
Thầy cúng ngượng quá, gắt ỏm tỏi :
-Thế đứa thổ tả nào mới tra cái chuôi vào đây hử ? Đồ láo toét!

TIẾT 77 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
Câu có hàm ý:
Thế đứa thổ tả nào mới tra cái chuôi vào đây hử? Đồ láo toét!

Hàm ý: Phê phán những kẻ ngu dốt còn đòi làm thầy
DIÊM VƯƠNG XỬ KIỆN
Trên dương thế, có một con lợn bị đem ra giết thịt. Hồn nó về kêu với Diêm Vương. Diêm Vương hỏi:
- Nỗi oan nhà ngươi như thế nào? Hãy nói rõ đầu đuôi nghe!
- Dạ! Họ bắt tôi làm thịt!
- Được rồi, hãy khai rõ ràng. Họ làm thịt như thế nào?
- Dạ, trước hết, họ trói tôi lại, đè ra chọc tiết. Xong họ đổ nước sôi lên mình tôi, cạo lông.
- Rồi sao nữa?
- Cạo sạch rồi, họ mổ ra, thịt tôi họ xé thành từng mảnh, chặt nhỏ bỏ vào rổ. Thế rồi… họ bắc chảo đổ mỡ vào, phi hành cho thơm, thêm mắm thêm muối xào lên…
- Thôi! Thôi… đừng nói nữa mà tao thèm!
Câu có hàm ý:
1- Thôi! Thôi… đừng nói nữa mà tao thèm!
Hàm ý: Diêm vương cũng là kẻ độc ác như tên đồ tể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)