Tuần 25. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tuyển |
Ngày 09/05/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: Tuần 25. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
Tiết 99-100
I. SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆT
II. SỬ DỤNG HAY, ĐẠT HIỆU QUẢ GIAO TIẾP CAO
I. SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TiẾNG ViỆT
1.Về ngữ âm và chữ viết
2. Về từ ngữ
3. Về ngữ pháp
4. Về phong cách ngôn ngữ
1.Về ngữ âm và chữ viết
* Phân tích ngữ liệu/ 65
a. Các lỗi sai về ngữ âm, chữ viết (chính tả).
- Nói và viết sai phụ âm cuối c/t: giặc -> giặt
- Nói và viết sai phụ âm đầu d/r: dáo -> ráo
- Nói và viết sai thanh điệu ngã/hỏi: lẽ-> lẻ; đỗi -> đổi
b. Sai do phát âm theo tiếng địa phương
- Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại về nhà quê?
- À…chuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể. Dưng mờ… chẳng qua cũng là do cái duyên, cái số…Gì thế, cháu?
- Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời (…). Nhưng mà bác nói là dưng mờ. Bảo, bác nói là bẩu.
- Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mờ, cháu.
Kết luận: - Nói / phát âm theo âm thanh chuẩn của Tiếng Việt,
- Viết đúng theo quy tắc chính tả.
2. Về từ ngữ:
* Phân tích ngữ liệu: sgk/ 65
a. Hãy phát hiện và chữ lỗi về từ ngữ trong các câu sau:
- Câu 1: Từ sai: chót lọt-> chót / cuối cùng
- Câu 2:Từ sai: truyền tụng-> truyền đạt
- Câu 3:Sai về kết hợp từ: “chết các bệnh truyền nhiễm…”; “tích cực pha chế,…” .
-> Sửa: Số người mắc và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần
+ Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế.
b. Lựa chọn các câu dùng từ đúng trong các câu sau:
- Câu đúng: 2,3,4
Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết.
Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt.
Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày một đêm .
=> Kết luận: - Dùng từ ngữ đúng với hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong TV.
3. Về ngữ pháp
* Phân tích ngữ liệu:Sgk/ 66
a. Phát hiện và chữ lỗi về ngữ pháp …:
- Câu 1: Sai do không phân định rõ trạng ngữ và chủ ngữ
-> sửa:
1. Qua tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy …chế độ cũ (thêm dấu phẩy (,) vào sau trạng ngữ)
2. Tác phẩm “Tắt đèn”của Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy …chế độ cũ. (Bỏ từ “Qua” ở đầu câu, thêm từ “của” vào trước tên tác giả)
Câu 2: Thiếu thành phần nòng cốt (cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển, chưa đủ thành phần chính.)
-> Sửa:
+ Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ (Thêm chủ ngữ)
+ Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ, đã được biểu hiện bằng những hành động cụ thể. (Thêm từ ngữ làm vị ngữ)
b. Lựa chọn các câu dùng đúng trong các câu đã cho/ 66
- Câu 1: sai do không phân định rõ thành phần phụ đầu câu và chủ ngữ:
- Các câu đúng là: 2,3,4
c. Lỗi sai: Các câu không lô gic:
-> sửa:
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa thuận, hạnh phúc với cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị. Về tài thì Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.
* Kết luận: Về ngữ pháp:
- Câu cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp của TV, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa
- Sử dụng dấu câu thích hợp.
- Câu (trong đoạn văn và văn bản) cần được liên kết chặt chẽ,
4. Về phong cách ngôn ngữ:
Phân tích ngữ liệu/ 66
a. Phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với các PCNN.
- Câu 1: từ hoàng hôn ko phù hợp với phong cách hành chính, chỉ dùng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, sửa: chiều (buổi chiều).
- Câu 2: từ hết sức là ko phù hợp phong cách nghệ thuật, chỉ nên dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt sửa: rất /vô cùng.
b. Các từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Các từ xưng hô: bẩm, cụ, con.
- Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi ko có.
- Từ đưa đẩy: lại sinh ra, có thế, quả, để mà, lại…
- Khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn, kêu,...
=> Kết luận: Nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
Ghi nhớ
Khi sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp, cần đảm bảo các yêu cầu
cơ bản sau:
Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của Tiếng Việt, cần viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.
- Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong Tiếng Việt.
- Về ngữ pháp, cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa các câu trong đoạn văn cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
- Về phong cách ngôn ngữ: cần nói và viết phù hợp với đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ .
Kinh chuc thây cô va cac em
manh khoe va hanh phuc!
Tiết 99-100
I. SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆT
II. SỬ DỤNG HAY, ĐẠT HIỆU QUẢ GIAO TIẾP CAO
I. SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TiẾNG ViỆT
1.Về ngữ âm và chữ viết
2. Về từ ngữ
3. Về ngữ pháp
4. Về phong cách ngôn ngữ
1.Về ngữ âm và chữ viết
* Phân tích ngữ liệu/ 65
a. Các lỗi sai về ngữ âm, chữ viết (chính tả).
- Nói và viết sai phụ âm cuối c/t: giặc -> giặt
- Nói và viết sai phụ âm đầu d/r: dáo -> ráo
- Nói và viết sai thanh điệu ngã/hỏi: lẽ-> lẻ; đỗi -> đổi
b. Sai do phát âm theo tiếng địa phương
- Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại về nhà quê?
- À…chuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể. Dưng mờ… chẳng qua cũng là do cái duyên, cái số…Gì thế, cháu?
- Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời (…). Nhưng mà bác nói là dưng mờ. Bảo, bác nói là bẩu.
- Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mờ, cháu.
Kết luận: - Nói / phát âm theo âm thanh chuẩn của Tiếng Việt,
- Viết đúng theo quy tắc chính tả.
2. Về từ ngữ:
* Phân tích ngữ liệu: sgk/ 65
a. Hãy phát hiện và chữ lỗi về từ ngữ trong các câu sau:
- Câu 1: Từ sai: chót lọt-> chót / cuối cùng
- Câu 2:Từ sai: truyền tụng-> truyền đạt
- Câu 3:Sai về kết hợp từ: “chết các bệnh truyền nhiễm…”; “tích cực pha chế,…” .
-> Sửa: Số người mắc và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần
+ Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế.
b. Lựa chọn các câu dùng từ đúng trong các câu sau:
- Câu đúng: 2,3,4
Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết.
Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt.
Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày một đêm .
=> Kết luận: - Dùng từ ngữ đúng với hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong TV.
3. Về ngữ pháp
* Phân tích ngữ liệu:Sgk/ 66
a. Phát hiện và chữ lỗi về ngữ pháp …:
- Câu 1: Sai do không phân định rõ trạng ngữ và chủ ngữ
-> sửa:
1. Qua tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy …chế độ cũ (thêm dấu phẩy (,) vào sau trạng ngữ)
2. Tác phẩm “Tắt đèn”của Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy …chế độ cũ. (Bỏ từ “Qua” ở đầu câu, thêm từ “của” vào trước tên tác giả)
Câu 2: Thiếu thành phần nòng cốt (cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển, chưa đủ thành phần chính.)
-> Sửa:
+ Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ (Thêm chủ ngữ)
+ Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ, đã được biểu hiện bằng những hành động cụ thể. (Thêm từ ngữ làm vị ngữ)
b. Lựa chọn các câu dùng đúng trong các câu đã cho/ 66
- Câu 1: sai do không phân định rõ thành phần phụ đầu câu và chủ ngữ:
- Các câu đúng là: 2,3,4
c. Lỗi sai: Các câu không lô gic:
-> sửa:
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa thuận, hạnh phúc với cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị. Về tài thì Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.
* Kết luận: Về ngữ pháp:
- Câu cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp của TV, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa
- Sử dụng dấu câu thích hợp.
- Câu (trong đoạn văn và văn bản) cần được liên kết chặt chẽ,
4. Về phong cách ngôn ngữ:
Phân tích ngữ liệu/ 66
a. Phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với các PCNN.
- Câu 1: từ hoàng hôn ko phù hợp với phong cách hành chính, chỉ dùng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, sửa: chiều (buổi chiều).
- Câu 2: từ hết sức là ko phù hợp phong cách nghệ thuật, chỉ nên dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt sửa: rất /vô cùng.
b. Các từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Các từ xưng hô: bẩm, cụ, con.
- Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi ko có.
- Từ đưa đẩy: lại sinh ra, có thế, quả, để mà, lại…
- Khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn, kêu,...
=> Kết luận: Nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
Ghi nhớ
Khi sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp, cần đảm bảo các yêu cầu
cơ bản sau:
Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của Tiếng Việt, cần viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.
- Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong Tiếng Việt.
- Về ngữ pháp, cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa các câu trong đoạn văn cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
- Về phong cách ngôn ngữ: cần nói và viết phù hợp với đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ .
Kinh chuc thây cô va cac em
manh khoe va hanh phuc!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tuyển
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)