Tuần 25. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

Chia sẻ bởi Phạm Thị Oanh | Ngày 09/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Tuần 25. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô về dự giờ thăm lớp 10C10

 
“Goi.t.j.thia?T.pan.nen.hok.ps.đt.Hix.T.j.en.tc.cui.zoi.papa.mama.Chìu.t.qua.nha! ok”



 
Gọi tớ gì thế?Tớ bận nên không trả lời điện thoại. Tớ đi ăn tiệc cưới với bố mẹ. Chiều tớ qua nha!


NHỮNG YÊU CẦU VỀ
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
Giáo viên: Phạm Thị Oanh
CUỘC THI
TRONG SÁNG TIẾNG VIỆT
HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ
Giúp các em rèn luyện việc sử dụng ngôn ngữ cho đúng chuẩn mực
Giúp các em nâng cao việc sử dụng tiếng Việt cho hay và đạt hiệu quả cao
Vận dụng tiếng Việt để nói lên cảm nhận về tiếng mẹ đẻ
Khởi động
?(d) bánh truyền thống của dân tộc Việt, làm bằng gạo nếp, có nhân là đỗ xanh, thịt,…
Bánh trưng
Bánh chưng
B
?(d)Bánh làm bằng bột nếp, lọc trong và quánh, có nhân đường hoặc nhân đậu xanh.

Bánh xu xê
Bánh su sê
Bánh su xê
Bánh xu sê
B
?(d)Bánh làm bằng xôi, giã thật mịn, nặn thành hình tròn, dẹt, không nhân hoặc có nhân đậu xanh.
Bánh giầy
Bánh dày
Bánh giày
Bánh dầy
A
?(t) ngẩn người ra, choáng váng đến mức không còn ý thức gì nữa.
Bàng hoàn
Bàn hoàn
Bàng hoàng
Bàn hoàng
C
?(t) rực rỡ, chói lọi (Ví dụ: tương lai…)

Xán lạn
Xán lạng
Sán lạn
Sáng lạng
A
Vòng 1:

GIỮ GÌN
SỰ TRONG SÁNG
CỦA TIẾNG VIỆT
Soi lỗi chính tả
Phiêu lưu/phưu lưu
Vãn cảnh/Vãng cảnh
Tham quan/Thăm quan
Lãng mạn/Lãng mạng
Khoái chá/Khoái trá
Xoay xở/xoay sở
Vô hình trung/ Vô hình chung/ Vô hình dung
Hình 1
Hình 2
Hình 3

Về ngữ âm và chữ viết
- Phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt
- Viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.
Nối nghĩa với từ phù hợp
2. Bâng khuâng
3. Băn khoăn
5. Truyền đạt
4. Truyền tụng
B. Không yên lòng vì đang có điều buộc phải nghĩ ngợi
C. Truyền dạy kinh nghiệm, trao khắp
D. Cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau gây trạng thái hơi ngẩn ngơ
E. Ca tụng, truyền từ đời này sang đời kia.
1. Tâm thức
6. Tâm trạng
A. Tình cảm và trạng thái tâm lí
F. Tình cảm và nhận thức
Lựa chọn những câu không mắc lỗi về từ ngữ:
Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc.
Điểm yếu của học sinh là thiếu tinh thần đoàn kết.
Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.
Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút
chót lọt.
5. Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt.
Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm.
Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú.
Sai về cấu tạo từ
Sai về nghĩa của từ
Sai về kết hợp từ
Sai về nghĩa của từ
Về từ ngữ
- Dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
Nhận diện và sửa lỗi câu sai
Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
Nhận diện và sửa lỗi câu sai
Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
Qua tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
Từng câu trong đoạn văn đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi sai và chữa lại:
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hòa thuận hạnh phúc với cha mẹ. Họ sống êm đềm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị. Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.
Về ngữ pháp
-Cần cấu tạo câu theo đúng quan hệ ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp.
-Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
Biên bản vụ tai nạn:
Hoàng hôn ngày 25 – 10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông thật là khủng khiếp.
Bài văn nghị luận của bạn học sinh:
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp.
… Không chỉ miêu tả cảnh sinh động, nhà thơ còn miêu tả tâm trạng rất chi là chân thật.
… Rồi thì từ đây, người đọc nhận ra một nét tính cách khác của nhân vật.
Phát hiện và chữa lỗi những từ ngữ dùng không hợp phong cách:
Về phong cách ngôn ngữ
-Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
Vòng 2
Tiếng Việt
giàu và đẹp
Trong cơn mưa chiều tầm tã, thi thoảng chúng tôi gặp những người lớn tuổi đạp xích lô. Họ như lạc lõng giữa dòng xe cộ hối hả….
Thử đặt nhan đề cho bài viết
Gợi ý: Những mảnh đời khổ cực, bấp bênh…

HIU HẮT XÍCH LÔ
Trong cơn mưa chiều tầm tã, thi thoảng chúng tôi gặp những người lớn tuổi lầm lũi đạp xích lô. Họ như lạc lõng giữa dòng xe cộ hối hả…
Cả buổi sáng đứng ở chợ Thiếc (Q.11, TP.HCM) là một trong số ít khu chợ còn khá nhiều xích lô “tập kết”, chúng tôi nhận thấy hầu như không có hành khách trẻ tuổi nào leo lên xích lô. Thay vào đó, đại đa số người đi xích lô ở đây là những tiểu thương hay những bà nội trợ đứng tuổi đi chợ. Ngoài ra, cũng có một số người thuê xích lô chở hàng hóa thuần túy.
Vắng bóng người trẻ
Đạp xích lô thời nay đa phần là những người ngoài 50, ngoài 60, thậm chí trên 70 tuổi cũng có. Người trẻ ai chịu theo nghề này nữa, do nó khổ cực mà lại quá bấp bênh
“Chở người trẻ, họ luôn hối thúc chạy nhanh lên, phải đạp hộc tốc nên tôi không muốn chở. Nhưng mà nói cho ngay, hơn 10 năm nay rồi, cũng không có người trẻ nào đi xe xích lô của tui cả”. Ông Võ Văn Na (còn gọi là Sáu Na, 61 tuổi), một người có thâm niên 34 năm mưu sinh bằng nghề xích lô ở khu vực chợ Thiếc bộc bạch như vậy.
Do thường xuyên dầm mưa dãi nắng nên đôi tay ông Sáu Na bị lột từng mảng da, lam nham như bị phỏng. Ông cho biết, nghề này lao lực nên ông mắc bệnh hô hấp mạn tính, ho và khó thở. Vì vậy, bên người ông lúc nào cũng “thủ” sẵn chai thuốc hít giúp giãn phế quản. Theo ông Sáu Na, đa phần xích lô ở khu chợ Thiếc chỉ hoạt động từ sáng sớm đến trưa là ngưng, vì lúc đó chợ đã tan. Bình quân mỗi buổi chợ, ông kiếm được khoảng 70.000 đồng - 80.000 đồng. Và ngày nào cũng vậy, ông cố gắng trích 10.000 đồng để dành cuối tháng đi chữa bệnh.
Ngay trong giới xích lô, cũng hiếm có người nào còn trẻ. 53 tuổi, ông Nguyễn Văn Minh tự nhận mình là người trẻ nhất trong số các bác tài ở khu chợ Thiếc. Ông Minh bày tỏ: “Đạp xích lô thời nay đa phần là những người ngoài 50, ngoài 60, thậm chí trên 70 tuổi cũng có. Người trẻ ai chịu theo nghề này nữa, do nó khổ cực mà lại quá bấp bênh”.
Vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường
Trời chuyển mưa đột ngột. Đang đậu xe gần chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10, TP.HCM), một ông già gầy gò vội phủ tấm bạt nhỏ rồi chui vào chiếc xích lô của mình. Lát sau, dường như không chịu nổi cơn mưa nặng hạt, ông liêu xiêu chạy vào chợ. Ông bị suy nhược cơ thể, nói tiếng được tiếng mất. Qua sự góp chuyện của một số tiểu thương, người bán vé số, chúng tôi biết được phần nào về ông: Ông tên là Nguyễn Văn Út, 68 tuổi, quê ở Bến Tre. Bao nhiêu năm nay, ông thường lấy vỉa hè làm nhà, xích lô làm giường. Bà Phan Thị Cẩm Thanh, bán đồ chay trong chợ Nguyễn Tri Phương, quả quyết: “Tui biết ông này chạy xích lô ở đây rất lâu, khoảng 40 năm nay rồi. Ông không có vợ con, nhà cửa gì hết. Trước đây, tui nhờ ổng chở măng. Bây giờ, dù không có nhu cầu đi xích lô nhưng thỉnh thoảng tui cũng “đi giùm” hoặc cho ổng 10.000 đồng. Có những người thấy ổng tội, viết địa chỉ ra giấy rồi thuê ổng chở đồ, còn họ đi xe ôm, vì sợ ổng ốm yếu chở không nổi”…
Như Lịch (thanhnien.vn)
2. Điền vào chỗ trống từ phù hợp:
Biển nguội dần, vỗ… vào đêm.
(Hữu Thỉnh)

Biển nguội dần, vỗ tím vào đêm.
(Đường tới thành phố-
Hữu Thỉnh)

Làm giàu vốn thành ngữ, tục ngữ.
Hình 1
Hình 4
Hình 2
Hình 3
Hình 5
Ô chữ
Từ tượng thanh, Từ tượng hình
Ô chữ
Từ tượng thanh, Từ tượng hình
Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
-Cần sử dụng ngôn ngữ sao cho đạt được tính nghệ thuật để có hiệu quả giao tiếp cao.
-Cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chuyển hóa, các phép tu từ.
Vòng 3
Tiếng Việt trong tôi
Viết đoạn văn (200 chữ) nêu cảm nhận về vẻ đẹp của tiếng Việt
Tình huống:
Phân biệt Thành quả/Hiệu quả/Kết quả/Hậu quả
Chân thành cảm ơn các thầy cô và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)