Tuần 25. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
Chia sẻ bởi Lang Lê Na |
Ngày 19/03/2024 |
12
Chia sẻ tài liệu: Tuần 25. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
NHỮNG YÊU CẦU
VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
Người thực hiện : Lang Thị Lê Na
Nội dung bài giảng
I.Sử dụng đúng theo các chuẩn
mực của tiếng Việt.
1. Về ngữ âm,chữ viết
2. Về từ ngữ
3. Về ngữ pháp
4. Về phong cách ngôn ngữ
II.Sử dụng hay đạt hiệu quả giao tiếp cao
III.Luyện tập
I.Sử dụng đúng theo các yêu cầu chuẩn mực tiếng Việt
Ví dụ 1:
-Không giặc quần áo ở đây
Giặt ( Nói và viết sai phụ âm cuối)
-Khi sân trường khô dáo,chúng em chơi đá cầu hoặc bắn bi.
Ráo ( Nói và viết sai phụ âm đầu)
-Tôi không có tiền lẽ,anh làm ơn đỗi cho tôi
Lẻ - đổi ( Nói và viết sai thanh điệu )
Phát hiện lỗi về ngữ âm,chữ viết và sửa lỗi
1.Về ngữ âm,chữ viết
Chỉ ra sự khác biệt giữa ngôn ngữ địa phương với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân .
Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại về nhà quê?
À… chuyện ấy thì dài lắm.Nhẩn nha rồi bác kể.Dưng mờ…chẳng qua cũng là do cái duyên,cái số…Gì thế,cháu?
Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy.Trời bác nói là giời…Nhưng mà bác nói là dưng mờ. Bảo bác nói là bẩu.
Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mà ,cháu…
( Ma Văn Kháng – Heo may gió lộng)
Ví dụ 2
Từ địa phương Từ toàn dân
Dưng mờ Nhưng mà
Giời Trời
Bẩu Bảo
=> Phát âm theo ngôn ngữ địa phương thường có sự biến âm khác với chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân
Yêu cầu về sử dụng ngữ âm và chữ viết
Khi phát âm phải đúng chuẩn tiếng Việt về ngữ âm,thanh điệu. Khi viết phải viết đúng chính tả hiện hành.Tránh dùng các từ địa phương,tiếng lóng,biệt ngữ dễ gây sự khó hiểu đối với người đọc,người nghe.
Ví dụ 1 :
a, Khi ra pháp trường,anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.
b, Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.
c, Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần
d, Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa Dược tích cực pha chế,điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt
2.Về từ ngữ :
Phát hiện và sửa lỗi từ ngữ trong các ví dụ sau
a, Khi ra pháp trường,anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.
Chót ( sai về cấu tạo từ)
b, Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.
Truyền đạt-truyền thụ ( sai về cách dùng từ)
c, Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần
Chết vì các bệnh truyền nhiễm (Sai về kết hợp từ)
d, Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa Dược tích cực pha chế,điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt
Bệnh nhân được điều trị bằng thứ thuốc đặc biệt mà khoa dược pha chế ( Sai về kết hợp từ )
Ví dụ 2 :
a, Anh ấy có một yếu điểm : không quyết đoán trong công việc
b, Điểm yếu của họ là thiếu tính đoàn kết
c, Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt
d, Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm
e, Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói tiếng Việt rất linh động và phong phú .
a, Yếu điểm : Là chi tiết và vị trí quan trọng nhất ( câu a sai : Yếu điểm --> điểm yếu)
b, Điểm yếu :mặt yếu,mặt khiếm khuyết Đúng
c,Ngoan cố : Kiên cường,bền bỉ ( Nghĩa tiêu cực)Đúng
d,Ngoan cường : Kiên cường,bền bỉ (Nghĩa tích cực) Đúng
e, Linh động :Nhanh nhạy,dễ thích hợp với hoàn cảnhcâu e sai: Linh động --> Sinh động)
Sinh động : Đẹp,đầy sức sống và truyền cảm
Lựa chọn những câu dùng từ đúng
==> Lỗi thường gặp : Dùng sai cấu tạo từ , sai về ý nghĩa và cách kết hợp từ.
Yêu cầu về mặt từ ngữ
Từ ngữ được sử dụng đúng với hình thức cấu tạo,đúng ý nghĩa và đúng với đặc điểm ngữ pháp trong tiếng Việt.
3.Về ngữ pháp :
Ví dụ 1 :
a, Qua tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố / đã cho ta thấy
hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
Câu thiếu thành phần chủ ngữ
Sửa lỗi :
- Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
Qua tác phẩm tắt đèn,Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người nông thôn trong chế độ cũ
Qua tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố ,ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
b, Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào
lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình
Cụm danh từ
Câu chưa đủ các thành phần chính
Sửa lỗi :
Thêm vị ngữ :
Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình đã giúp cho các bạn trẻ vượt khó vươn lên.
Ví dụ 2 :
a, Có được ngôi nhà /đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn
TN VN
Câu thiếu Tp chủ ngữ ( sai )
b, Ngôi nhà /đã làm bà sống hạnh phúc hơn
CN VN
c, Có được ngôi nhà, bà / đã sống hạnh phúc hơn
TN CN VN
d, Ngôi nhà /đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà
CN VN
Ví dụ 3 :
“ Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại.Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn,sống thuận hòa hạnh phúc với cha mẹ.Họ sống êm ấm dưới một mái nhà,cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời.Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen,liễu cũng phải hờn.Còn Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị.Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thúy Vân.Thế nhưng nàng đâu có được hạnh phúc.”
Phân tích lỗi sai và sửa lại
=> Các câu không có sự liên kết,sắp xếp lộn xộn,không có kết cấu logic.
“Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại.Họ sống êm ấm dưới một mái nhà,hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ.Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời.Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn.Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen,liễu cúng phải hờn.Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang,thùy mị.Về tài thì Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân.Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.”
=> Lỗi sai thường gặp : Thành phần câu,dấu câu,liên kết câu
Yêu cầu đối với việc sử dụng câu về mặt ngữ pháp: Câu tiếng Việt phải được sử dụng đúng quy tắc ngữ pháp,diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa,sử dụng dấu câu thích hợp,các câu phải có sự liên kết chặt chẽ và logic tạo nên VB mạch lạc và thống nhất
4,Về phong cách ngôn ngữ :
Ví dụ 1 :
a, Trong biên bản về một vụ tai nạn giao thông :
Hoàng hôn ngày 25/10,lúc 17h30 tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.
b, Trong một bài văn nghị luận :
- “Truyện Kiều của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp.
Hãy tìm và chữa lại những từ không đúng phong cách ngôn ngữ
Hoàng hôn ngày 25/10,lúc 17h30 tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.
+ Hoàng hôn : Chiều muộn,chiều tà Dùng trong ngôn ngữ văn chương.
+ Văn bản Hành chính cần rõ ràng,chính xác
Hoàng hôn Buổi chiều.
Buổi chiều ngày 25/10,lúc 17h30 tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.
“Truyện Kiều của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp.”
+ Hết sức là :Từ chỉ mức độ tương đương với rất,vô cùng. Dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt.
+ VB nghị luận mang tính trang trọng, trang nghiêm
Hết sức là Rất ( vô cùng )
“Truyện Kiều của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo rất ( vô cùng ) cao đẹp.”
Ví dụ 2 : Nhận xét các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt sau đây :
“ Bẩm cụ ,từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù ; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru ,đất diệt, bẩm quả là đi ở tù sướng quá.Đi ở tù con còn có cơm mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước đất cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn.Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ cho con đi ở tù”
( Nam Cao – Chí Phèo)
Lời nói của Chí Phèo sử dụng các ngôn ngữ sinh hoạt :
+ Xưng hô : Bẩm cụ , con
+ Thành ngữ : Trời tru đất diệt , một thước cắm dùi…
+ Khẩu ngữ : Có dám nói gian, quả , về làng về nước…
Các từ ngữ của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mang tính suồng sã; đơn đề nghị thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính phải theo khuôn mẫu,rõ ràng,kính cẩn,trịnh trọng
Không thể dùng ngôn ngữ sinh hoạt trong văn bản hành chính
Ghi nhớ : Cần sử dụng từ ngữ đúng với chuẩn mực của các phong cách chức năng
1
25
SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆT
PHƯƠNG DIỆN
YÊU CẦU CƠ BẢN
Ngữ âm và chữ viết
Phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo các quy tắc chính tả và về chữ viết nói chung
Từ ngữ
Dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo , ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt
Ngữ pháp
Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Các câu trong đoạn văn và văn bản liên kết chặt chẽ, tạo nên văn bản mạch lạc,thống nhất
Phong cách ngôn ngữ
Nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
II . Sử dụng hay và đạt hiệu quả cao
Ví dụ 1 :
Trong câu tục ngữ “ Chết đứng còn hơn sống quỳ” các từ Đứng và Quỳ được sử dụng theo nghĩa nào? Việc sử dụng như thế làm cho câu tục ngữ có giá trị biểu cảm và tính hình tượng ra sao?
Đứng và quỳ được sử dụng theo nghĩa chuyển, phép tu từ ẩn dụ :
+ Đứng: Trên cao Chết đứng là cái chết hiên ngang,cao đẹp.
+ Quỳ : Thấp Sống quỳ là sống quỵ lụy, thấp hèn.
=> Câu tục ngữ hay và sâu sắc hơn
Ví dụ 2 : Phân tích hiệu quả biểu đạt của các ẩn dụ sau :
Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối,đó là cái máy điều hòa khí hậu của chúng ta .
Phân tích :
+ Chiếc nôi xanh,máy điều hòa khí hậu : Dùng chỉ cây cối, đều là vật dụng hữu ích cho cuộc sống con người
Vai trò của cây xanh
Câu văn cụ thể và giàu cảm xúc thẩm mỹ.
Ví dụ 3 : Phân tích giá trị nghệ thuật của các phép điệp,phép đối và nhịp điệu trong câu văn sau :
Ai có súng dùng súng .Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc , thuổng, gậy gộc.Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.
( Hồ Chí Minh – Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến )
Phân tích ví dụ :
+ Phép điệp : Ai , súng ,gươm…
+ Phép đối : Ai có súng dùng súng / ai có gươm dùng gươm.
+ Nhịp điệu : Dứt khoát , khỏe khoắn
=> Nhấn mạnh sự quyết tâm đánh giặc, tạo âm hưởng kêu gọi hùng hồn, có tác động mạnh mẽ đến người đọc.
Ghi nhớ : Sử dụng tiếng Việt không phải chỉ đúng chuẩn mực mà còn phải dùng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao nhờ sử dụng các phương thức chuyển nghĩa, các biện pháp tu từ, câu cân đối, uyển chuyển và nhịp nhàng….
Chúc các thầy cô mạnh khỏe
Chúc các em học tốt
See you again!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lang Lê Na
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)