Tuần 25. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

Chia sẻ bởi Lê Thị Xiêm | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Tuần 25. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt
SỞ GD – ĐT BÌNH DƯƠNG
TRUNG TÂM GDTX TỈNH
Tiết 67 +68

Người thực hiện: Lê Thị Xiêm
Nội dung bài giảng
Bài mới
I.Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt
1. Về ngữ âm và chữ viết
2. Về từ ngữ
3. Về ngữ pháp
4. Về phong cách ngôn ngữ
B. Củng cố
Trò chơi: "Đoán ô chữ"
? Sai phụ âm cuối: giặc ? giặt
? Sai phụ âm đầu: khô dáo ? khô ráo
? Sai dấu: lẽ ? lẻ, đỗi ?đổi
a. Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết; chữa lại cho đúng:
Không giặc quần áo ở đây.


Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.


- Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi
? Sửa lại:
Không giặt quần áo ở đây.


Khi sân trường khô ráo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.


- Tôi không có tiền lẻ, anh làm ơn đổi cho tôi
1. Về ngữ âm, chữ viết
I. SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆT
? Thảo luận theo bàn để lựa chọn đáp án đúng trong bảng trắc nghiệm sau:
b. Đọc đoạn hội thoại (sgk) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân?
Từ địa phương
Từ toàn dân
dưng mờ
giời
bẩu
mờ
nhưng mà
trời
bảo

? Sự khác biệt này là do thói quen của địa phương trong sinh hoạt. Từ địa phương phát âm có thể sai phần vần hoặt làm biến đổi cả từ
Kết luận
e
Những lỗi sai cơ bản về phát âm và chữ viết chúng ta hay mắc phải là:
sai phụ âm đầu
Sai phần vần
sai phụ âm cuối
Sai về dấu
Sai vì sử dụng từ địa phương
? Khi nói và viết, chúng ta cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.
2.Về từ ngữ
a. Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau:
- Khi ra pháp trường anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.
? Từ sai về cấu tạo: chót lọt
chót: phần ở điểm cuối cùng kết thúc một quá trình. chót lọt
lọt: xuôi, qua được.
? Ghép chót với lọt tạo thành một tổ hợp vô nghĩa.
?Sửa lại
- Khi ra pháp trường anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót.
- Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.
? Từ sai về ý nghĩa: truyền tụng
Truyền tụng: truyền miệng cho nhau rộng rãi và có ý ca ngợi. Ví dụ: Người đời truyền tụng công đức của các vị anh hùng.
?Sửa lại:
- Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền thụ.
Truyền thụ: truyền lại tri thức, kinh nghiệm cho người nào đó
?Nhầm lẫn từ Hán Việt gần âm, gần nghĩa
- Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.
? Sử dụng sai kết hợp: có thể nói mắc các bệnh truyền nhiễm nhưng không thể nói chết các bệnh truyền nhiễm.
?Sửa lại:
- Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết (vì các bệnh truyền nhiễm) đã giảm dần.
b. Thảo luận theo bàn để lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các ví dụ ở sách giáo khoa.
?Sửa lại
- Anh ấy có một điểm yếu: không quyết đoán trong công việc
Câu hai, ba, bốn đúng.
Câu một, năm sai.
? Câu một sai từ yếu điểm (yếu là từ Hán Việt có nghĩa là:quan trọng như: yếu nhân, yếu huyệt; nó đồng âm với từ yếu - từ thuần Việt trong điểm yếu.
? Câu năm sai từ linh động
có tính chất động, có vẻ như rất sống.
Linh động
có thể thay đổi cho phù hợp, không cứng nhắc, thụ động.
Sinh động: đầy sự sống với nhiều dạng, nhiều vẻ khác nhau.
?Sửa lại:
- Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất sinh động, phong phu.�
Kết luận
e
Khi sử dụng từ ngữ, chúng ta thường gặp những lỗi sai như:
Sai về cấu tạo
Sai về ý nghĩa
Sai về kết hợp
? Cần dùng từ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
3.Về ngữ pháp
a. Thảo luận theo bàn để phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau:
- Qua tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
Câu sai cấu tạo: thiếu chủ ngữ.
Qua ( bằng, trong.) khi đứng ở đầu câu, chúng là những kết
Qua tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là trạng ngữ chỉ đối tượng. Nó không thể giữ vai trò là chủ ngữ.
+ Bỏ từ qua: Tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
+ Bỏ từ đã cho và thay bằng dấu phẩy: Qua tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
Bỏ từ của và thay bằng dấu phẩy: Qua tác phẩm "Tắt đèn", Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
?Sửa lại:
- Bộ đội ta đánh đồn giặc chết như rạ.
? Câu chưa có dấu ngắt nhịp dẫn đến hiểu nhầm nghĩa:
Chủ thể của hành động chết như rạ có thể hiểu là bộ đội ta hoặc là giặc.
Bộ đội ta đánh đồn giặc/ chết như rạ.
Bộ đội ta đánh đồn/ giặc chết như rạ.
? Sửa lại:
- Bộ đội ta đánh đồn, giặc chết như rạ.
b. Lựa chọn câu đúng trong các ví dụ ở sách giáo khoa.
Câu hai, ba, bốn đúng
Câu một sai.
Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
? Câu trên sai vì: Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn không phải là một cụm chủ - vị mà đó là bổ ngữ cho động từ có được.
c. Từng câu trong đoạn văn (sgk) đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy thảo luận theo bàn để phân tích lỗi sai và chữa lại.
? Đoạn văn không có tính thống nhất và chặt chẽ vì:
Giữa các câu không có sự liên kết: không có từ nối hay các quan hệ từ để liên kết câu, câu sắp xếp lộn xộn, thiếu logic.
Sửa lại:
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc với cha mẹ.Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị. Nói về tài thì Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng,nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.
Kết luận
e
? Những lỗi sai về ngữ pháp thường gặp là:
Câu sai về cấu tạo
Sử dụng dấu câu chưa phù hợp
Chưa có sự liên kết chặt chẽ trong văn bản
? Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp.
? Các câu trong đoạn văn hay văn bản cần liên kết chặt chẽ tạo ra sự mạch lạc thống nhất.
4. Về phong cách ngôn ngữ
a. Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:
-Phong cách ngôn ngữ: là toàn bộ những đặc điểm về cách thức diễn đạt, tạo thành kiểu diễn đạt ở một loại văn bản nhất định.
Trong một lá đơn xin nghỉ học:
Kính gửi: Ban giám hiệu nhà trường cùng cô giáo chủ nhiệm vô cùng kính yêu của lớp 10A.
? Sai phong cách: Lẫn lộn giữa phong cách hành chính nghiêm túc và phong cách thư tín thân mật
? Sửa lại: Bỏ cụm từ vô cùng kính yêu của
Kính gửi: Ban giám hiệu nhà trường cùng cô giáo chủ nhiệm lớp 10A.
-Trong một bài văn nghị luận:
"Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp.
Từ dùng sai phong cách: hết sức là - tương đương với các từ chỉ mức độ cao như: rất, vô cùng.
?Lẫn lộn giữa phong cách nói trong sinh hoạt với phong cách viết.
? Sửa lại: Thay hết sức là bằng từ rất hoặc vô cùng
"Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo vô cùng cao đẹp.
b. Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn văn trong sách giáo khoa.
Các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
Các từ xưng hô:
Thành ngữ:

Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ:
bẩm, cụ, con.
trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có
sinh ra, có dám nói gian, quả, sướng quá, về làng về nước, chả làm gì nên ăn, kêu.
? Các từ ngữ trên không thể dùng một lá đơn đề nghị. Vì đơn đề nghị là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính nên cách dùng từ và diễn đạt phải khác lời nói.
Kết luận
e
?Về phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ
2
1
3
4
5
6
7
8
Câu 1. Tìm lỗi sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng:
Bạn Hoa hay nói truyện trong giờ học.

b.Thật thà, chất phát là đức tính thường gặp ở người nông dân.

c. Hoa phượng đỏ chót cả một góc sân trường.

d. Máy bay rơi xuống một sa mạc hoang vu
? Sai ph? �m d?u: truy?n ? chuy?n
? Sai ph? �m cu?i: phát ?ph�c
 Dùng từ sai: ñoû choùt  đỏ chói
 Dùng từ sai: hoang vu hoang vắng
Câu 2. Tìm từ có nghĩa: Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên
Đề bạt
Đề cử
Đề đạt
Đề xuất
Câu 3. Câu: " Qua tác phẩm Đại cáo bình Ngô của ông đã tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn" sai vì:
Thiếu chủ ngữ
Thiếu vị ngữ
Thừa chủ ngữ
Thiếu chủ ngữ và vị ngữ
Câu 4. Lựa chọn câu văn đúng:
Là đoàn viên, chúng ta phải cố gắng học tập
Là đoàn viên nên chúng ta phải cố gắng học tập
Chúng ta phải cố gắng học tập vì chúng ta là đoàn viên
Chúng ta là đoàn viên nên chúng ta phải cố gắng học tập
Câu 5. Lựa chọn một từ phù hợp trong hai từ gạch chân ở câu sau. Giải thích vì sao bạn chọn từ đó?
- Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng/lớp người "xưa nay hiếm".
Câu 8. Câu "Em tôi nó chẳng nói gì với tôi."
a. Đúng
b. Sai vì thiếu vị ngữ
c. Sai vì thiếu chủ ngữ
d. Sai vì thừa chủ ngữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Xiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)