Tuần 25. Đọc thêm: Một người Hà Nội

Chia sẻ bởi Holy Blood | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 25. Đọc thêm: Một người Hà Nội thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
NGUYỄN KHẢI
NGƯỜI HÀ NỘI THANH LỊCH
Trải qua quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước với bao thăng trầm và biến động nhưng những phẩm chất tốt đẹp và giá trị tinh thần bền vững vẫn in đậm trong lối sống của người Thăng Long – Hà Nội:
Lòng tự trọng bắt nguồn từ ý thức dân tộc, trân trọng và tự hào về truyền thống vẻ vang của tổ tiên, ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như trong quá trình cách mạng và kháng chiến.
Lòng nhân ái, khoan dung, yêu chuộng hòa bình. Lòng nhân ái của người Hà Nội vốn đã có nguồn gốc sâu xa từ chính cuộc sống, sinh hoạt và đấu tranh lâu dài của dân tộc.
Nghị lực, trung thực, thẳng thắn và giàu nghĩa khí.
Óc thực tế, sáng tạo và nhạy cảm với cái mới.
Có khả năng thích nghi rất nhanh, rất nhạy cảm, khá năng động và không ngại tiếp nhận những cái mới và tìm tòi, cải tiến, sáng tạo thành cái của mình
Trọng học thức, chuộng cái đẹp.
Thanh lịch. Nói đến vẻ đẹp của người Hà Nội là nói đến nếp sống thanh lịch hay: Lịch sự, tinh tế trong cách ứng xử, giao tiếp, xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại, uyển chuyển mà hiệu quả cao.
I.Lối sống đặc trưng:
II.Văn hóa ứng xử
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Chỉ bằng một câu nói ví von ngắn gọn, nhã nhặn, nhún nhường vậy thôi cũng đã cho ta thấy cái lịch lãm, tế nhị, tự tin của người Hà Nội. Những con người sống trên mảnh đất là nơi hội tụ, tích hợp các luồng văn hoá, để rồi thẩm thấu, chắt lọc và toả sáng. Đây cũng đồng thời là nơi tập hợp các danh nhân văn hoá, các tao nhân mặc khách ở mọi thời đại và mọi thế hệ. Chính những yếu tố đó làm nên văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, thử hỏi làm sao người Hà Nội không thanh lịch cho được. Sự thanh lịch ấy thể hiện trước hết ở lời nói:
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội là ở chỗ chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước. Kẻ Chợ là nơi hội tụ người tứ xứ, do đó cũng là nơi chung đúc tiếng nói của bốn phương, rồi qua sàng lọc tự nhiên đã lắng đọng những gì tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất, hợp lý nhất.
Người Hà Nội với vốn từ giàu có, lại biết sử dụng đúng nơi đúng chỗ, hợp cảnh, hợp tình, tạo nên một phong cách riêng không pha trộn vừa hào hoa, nhã nhặn, vừa lịch lãm nhún nhường.
Trong quan hệ với bạn bè, khách khứa, người Hà Nội bao giờ cũng có một thái độ hiếu khách truyền thống, nồng nhiệt mà không thô bạo, niềm nở mà không suồng sã. Khi khách đến nhà, người chủ dù bận việc cũng phải đứng dậy mời chào. Nếu đang mặc quần áo ngắn, quần cộc, áo cánh thì phải “xin lỗi” khách, mà mặc quần áo dài nghiêm chỉnh rồi mới tiếp khách.





Trong ăn uống của người Hà Nội cũng có những nét khác biệt và thể hiện một trình độ thẩm mỹ hay nói đúng hơn là năng khiếu trong việc chế biến món ăn. Chỉ cần quan sát mâm cơm ngày tết hay mâm cơm khách của người Hà Nội là thấy ngay được tính lịch sự và chu đáo trong đó.
Đặc biệt, cách bài trí các món ăn đều được trình bày rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn uống, người Hà Nội bao giờ cũng giữ nền nếp “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” và luôn luôn thận trọng, ý tứ khi trong mâm có người già cao tuổi hay khách khứa. Khi đi ăn tiệm thì cũng rất sành điệu để tìm nơi, tìm vị, chọn thời, chọn cơ, mà đã hợp với nơi nào thì thuỷ chung với nơi đó.
Chính chất sành điệu trong ăn uống ấy mà người Hà Nội đã làm ra biết bao món ăn nổi tiếng và trở thành đặc sản chốn Thượng Kinh: phở, bún thang, chả cá, cốm vòng, rươi...
Nếp sống thuần hậu, khiêm nhường, thanh lịch của người Thăng Long - Hà Nội mà xưa kia Phạm Đình Hổ từng ca ngợi trong Vũ Trung tuỳ bút. Ông cho biết vào thời ông còn nhỏ, tức thời Lê Cảnh Hưng: "Phong tục chuộng thói trung hậu, mọi người hàng ngày giao tiếp với nhau có ý khoan dung, bình dị, giữ thói khiêm nhường. Nếu ai có điều gì sằng bậy, thì chỉ sợ người ta biết mà chê cười. Đến như những kẻ thân quan, quốc thích và những kẻ con em vô lại rong chơi, cũng không dám công nhiên làm càn. Nếu có kẻ nào không theo lễ phép mà làm sằng, thì những bậc phụ lão nhà lương gia lại ngầm đem chuyện ấy để răn bảo con cháu".

TÁC GIẢ
Nguyễn Khải tên thật là: Nguyễn Mạnh Khải(1930-2008).
- Sinh tại Hà Nội trong một gia đình viên chức nhưng lại sống ở nhiều nơi. Sau 1975 chuyển vào sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Khải ?
Nguyễn Khải bắt đầu viết văn từ 1950. Ông tự chia sáng tác của mình thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu,ông chủ yếu quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự chính trị,con người được đánh giá chủ yếu qua tiêu chí đạo đức và tiêu chí chính trị.Văn ông lúc này dồi dào nhiệt hứng chính luận.
+ Giai đoạn sau, ông dành sự quan tâm nhiều hơn cho"cái đời thường". Tiêu chí đánh giá con người được mở rộng thêm với các góc độ văn hoá,lịch sử và triết học.Hứng thú chính luận chuyển dần thành triết luận.
- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Nguyễn khải tại thủy điện
SƠn La
Tác phẩm
Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội–chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Năm 1982, Nguyễn Khải nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật.
Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người (1985)... Tác phẩm gần nhất của Nguyễn Khải là tiểu thuyết Thượng đế thì cười (2003), mang giọng văn hồi ký về cuộc đời viết lách của ông.
Tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải thường được trích dạy trong sách giáo khoa phổ thông môn Văn học nhiều năm qua. Trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn bộ mới (lớp 12), tác phẩm này được thay bằng Một người Hà Nội, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của ông.
I. Tìm hiểu chung
Xuất xứ:
*Tác phẩm: Một người Hà Nội
- Tác phẩm được in lần đầu trong tập Một người Hà nội(NXB Hà nội 1990).
In lần hai trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi(NXB Hà nội 1995).
* Nhan đề: Một người Hà Nội
- Nhan đề của truyện thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Một người Hà Nội là sự trình bày cảm nhận cách nhìn quan niệm về người Hà Nội của nhà văn. Nó gợi cho người đọc bắt ngay vào định hướng tư tưởng của tác phẩm, hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn


Tìm hiểu văn bản
Nhân vật cô Hiền:
Hình tượng nhân vật cô Hiền
- Cô Hiền người con gái đất Hà Thành:
+ Cô luôn gắn bó với Hà Nội.
+ Nếp sống sinh hoạt của cô Hiền.
+ Cô đảm đang, tháo vát, gánh vác mọi việc trong gia đình.
+ Giữ gìn văn hoá Hà Thành.

Nhân vật bà Hiền qua sự khám phá của nhân vật Tôi:
a. Trước năm 1955
Nhân vật cô Hiền
(Một người Hà Nội)
_Lai lịch: người gốc Hà Nội, có nhan sắc, thông minh, gia đình gia giáo, có nền nếp, yêu văn chương.
_Trong kháng chiến chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội. Lí do đơn giản vì không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác

=> Tình yêu Hà Nội, sự gắn bó với Hà Nội.
Nhân vật tôi
(Người kể chuyện)
_Cháu họ xa nhưng là người gắn bó và chứng kiến cuộc đời nhân vật bà Hiền.






=> "nghi ngại".


b. Hòa bình lập lại sau 1955
Thái độ trước thời cuộc:
- Trước cách xưng hô của chồng, con: gắt, cau mặt, thở dài, quay đi
không bằng lòng với cách bắt chước ngôn ngữ cách mạng không phải lối
- Nhận xét:"vui hơi nhiều và nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?"
?nhận ra niềm vui hơi quá mức và có phần thoả mãn của con người sau chiến thắng
=>Trầm tĩnh, từng trải và tỉnh táo.

b. Hòa bình lập lại sau 1955
Nhân vật cô Hiền
(Một người Hà Nội)
_Thái độ trước thời cuộc:
Trầm tĩnh, từng trải và tỉnh táo.
Nếp sống:
- Nơi ở, cái ăn - mặc vẫn sang trọng, khác với mọi người
- Dạy con: chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát, cầm đũa, cách múc canh và cả cách nói chuyện trong bữa ăn. "Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng"
=> Giữ được nếp sinh hoạt truyền thống đẹp đẽ của một gia đình có văn hoá

Nhân vật tôi
(Người kể chuyện)









=> Phát hiện ra sự từng trải, lịch lãm,bản lĩnh của bà Hiền nhưng vẫn còn những băn khoăn, nghi ngại, không tin cậy.

b. Hòa binh lập lại sau 1955
Nhân vật cô Hiền
(Một người Hà Nội)
_Thái độ trước thời cuộc
_Nếp sống:
_Cách quản lí gia đình, tính toán làm ăn:
+Chuyện hôn nhân, sinh con, tính toán cho tương lai của con cái.
Bán một ngôi nhà ở hàng Bún
Không đồng ý cho chồng mua máy in, thuê người làm.
Bản thân mở một cửa hàng lưu niệm, tự tay làm ra sản phẩm "hoa làm rất đẹp, bán rất đắt".
Phê phán thói gia trưởng của người cháu.
=> Bản lĩnh, thức thời, khôn ngoan và sắc sảo.


Nhân vật tôi
(Người kể chuyện)



_Phát hiện ra bà Hiền có "đầu óc thực tế", "tính toán trước cả" và "luôn luôn tính đúng", "đã tính là làm, đã làm là không để ý tới những lời đàm tiếu của thiên hạ"



=> Khâm phục
c. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ
Nhân vật cô Hiền
(Một người Hà Nội)
Bằng lòng cho hai đứa con đi chiến đấu.
+Vì không muốn con sống bám vào sự hy sinh của bạn bè.
+ Bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết cũng là một cách giết chết nó.
+ Muốn bình đẳng với các bà mẹ khác "hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì
=>Một con người giàu lòng tự trọng, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, giải quyết việc nhà việc nước rất hợp lí.
=> Tình yêu nước biểu lộ chân thực, tự nhiên, không giả tạo.
Nhân vật tôi
(Người kể chuyện)


+"Cô tôi tính toán việc nhà, việc nước đại khái là như thế".





=> Vỡ lẽ ra vẻ đẹp của bà Hiền (thống nhất giữa tình yêu gia đình và tình yêu Tổ quốc).

Nguyên tắc sống của cô Hiền
Cô Hiền là một người luôn có ý thức giữ gìn nền nếp gia phong, truyền thống của đất kinh kì và là một nhân cách sống biết tự trọng.
Nhân vật tiêu biểu cho người Hà Thành:
* Người Hà Nội phải có phong thái cốt cách: Từ lối sống, cách nghĩ, cách nhìn nhận, cách ứng xử đều phải có chuẩn và cái quan trọng phải luôn giữ gìn văn hoá đất Kinh Kì.


Nhận thức về người Hà Nội của nhân vật tôi.

- Lúc đầu thì nghi ngại, tránh né, giữ khoảng cách --> dần dần thể hiện sự đồng ý, đồng tình --> Cuối cùng (khẳng định: " . đã già hẳn ngoài 70 rồi còn gì nhưng cô vẫn là người của hôm nay, thuần tuý Hà nội không pha trộn").

=> Nhìn nhân vật bằng con mắt phát hiện tâm trạng khám phá nắm bắt vẻ đẹp từ thế giới tinh thần ẩn chứa bên trong

Nghệ thuật.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:khắc hoạ tính cách nhân vật qua lời kể và đối thoại.

- Cách tổ chức cốt truyện,kết cấu:
+Xây dựng cốt truyện theo hứng nới lỏng.
+ Xây dựng kết cấu đối thoại.

-Chi tiết nghệ thuật đặc sắc thể hiện tư tưởng của tác phẩm:
+Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn.
+Hình ảnh bát cổ thuỷ tiên.
+Hình ảnh hạt bụi vàng.

Hình ảnh
Hà nội xưa
GÓC HÀ NỘI
Cầu THÊ HÚC
CHÙA BÁO ÂN
GA HÀ NỘI
PHỐ XƯA
PHỐ TRÀNG TIỀN
HÀ NỘI NAY
BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
NGÀY XUÂN HÀ NỘI
GA HÀ NỘI
ĐÊM HÀ NỘI
NHÀ HÁT LỚN
PHỐ HÀ NỘI
Không gian sống
Mâm cổ tết
Góc bếp xưa
Bàn thờ tổ
Thiếu nữ hà thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Holy Blood
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)