Tuần 25. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Chia sẻ bởi Đinh Hồng Hà | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 25. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:






ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
I. Loại hình ngôn ngữ
Khái niệm loại hình : Một tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó ( Loại hình nghệ thuật,loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ).
Loại hình ngôn ngữ : Chỉ tập hợp một số ngôn ngữ tuy không cùng nguồn gốc nhưng có những đặc điểm cơ bản ( về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp ) giống nhau.


Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc
+ Ngôn ngữ đơn lập ( Tiếng Việt, Thái, Hán...)
+ Ngôn ngữ hoà kết ( Tiếng Nga, Anh, Pháp...)
VD : Tiếng Việt Tiếng Anh
Đọc ( to ) read
Nó đọc ( He ) reads

II. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt.

1. Tiếng là cơ sở của ngữ pháp.
* Ngữ liệu :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim.

Từ / ấy /trong/ tôi/bừng/nắng/hạ
Mặt / trời/ chân/ lý/ chói /qua/ tim.
- > 14 âm tiết.

Từ / ấy/ trong/ tôi/ bừng/ nắng hạ
Mặt trời/ chân lý/ chói/ qua/ tim
-> Có 11 từ ( có 3 từ được cấu taọ bởi 2 âm tiết ).
- Bừng sáng, trái tim,tim gan, chói chang, từ từ...
* kết luận :
- Về mặt ngữ âm : tiếng là một âm tiết ( Khi đọc và viết đều tách rời nhau).
- Về mặt sử dụng : Tiếng có thể là từ hoặc yếu tố tạo từ.
- Lưu ý : Từ là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất dùng để tạo câu -> đoạn văn -> văn bản ...

2. Từ không biến đổi hình thái
* Ngữ liệu 1 ( sgk – 56 )
* Ngữ liệu 2:
- Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 cho tôi2 một quyển vở.
- Tiếng Anh : I1 gave him1 a book and he2 geve me2 a note book
- > Tôi1 = I ( CN) - > Tôi2 = Me ( BN )
Anh ấy1 = Him ( BN ) - > Anh ấy2 = He ( CN )


* Kết luận :
- Trong Tiếng Việt từ không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
- Trong tiếng Anh để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau từ thường phải biến đổi hình thái.
3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
* Ngữ liệu ( Cho một câu thường dùng trong giao tiếp).
- Tôi mời bạn đi chơi.
+ Bạn mời tôi đi chơi.
+ Đi chơi tôi mời bạn.
+ Mời bạn tôi đi chơi
+ Tôi chơi mời bạn đi...
- > Ý nghĩa của các câu trên khác nhau khi trật tự sắp đặt từ ngữ khác nhau.
Tôi không mời bạn đi chơi
sẽ
đã
Tôi mời bạn đi chơi nhé?
- > Thêm hoặc thay đổi hư từ thì ý nghĩa ngữ pháp của câu sẽ thay đổi.
* Kết luận : Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
* Ghi nhớ.

* Củng cố :
Tiếng (âm tiết)là đơn
vị
cơ sở để tạo từ,
tạo câu
Từ không biến đổi
Hình thái
ý nghĩa ngữ pháp thể
hiện chủ yếu nhờ
Phương thức trật tự
từ và hư từ.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Hồng Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)