Tuần 25. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thủy | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Tuần 25. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiếng Việt

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA
TIẾNG VIỆT
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Tiết 1: Lí thuyết
I. Loại hình ngôn ngữ:
? Các em hãy đọc phần I trong SGK và cho biết khái niệm về loại hình ngôn ngữ?
a. Khái niệm loại hình ngôn ngữ:
Là một cách phân loại ngôn ngữ dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ đó như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…
? Có mấy loại hình ngôn ngữ quen thuộc? Lấy ví dụ những ngôn ngữ cụ thể cho mỗi loại hình ngôn ngữ ấy?
b. Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc:
- Loại hình ngôn ngữ đơn lập, ví dụ: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái…
- Loại hình ngôn ngữ hòa kết, ví dụ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga…
BẢNG SO SÁNH
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Tiết 1: Lí thuyết
II. Đặc điểm loại hình tiếng Việt:
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
(Tố Hữu - Từ ấy)
a. Ngữ liệu 1:
Yêu cầu: Em hãy nhận xét về số tiếng, cách đọc và cách viết hai câu thơ trên?
-> Tiếng (âm tiết) là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa trong tiếng Việt. Các tiếng trong tiếng Việt tách rời nhau cả về cách đọc và cách viết, không có hiện tượng luyến giữa các tiếng.
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Tiết 1: Lí thuyết
II. Đặc điểm loại hình tiếng Việt:
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
(Tố Hữu - Từ ấy)
a. Ngữ liệu 1:
-> Tiếng (âm tiết) là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa trong tiếng Việt. Các tiếng trong tiếng Việt tách rời nhau cả về cách đọc và cách viết, không có hiện tượng luyến giữa các tiếng.
-> Tiếng có thể là từ đơn và còn là yếu tố cấu tạo từ ghép, từ láy…
Yêu cầu: Các em hãy bỏ bất cứ một tiếng nào trong hai câu thơ trên, sau đó nhận xét về cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa của câu?


=> Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, là đơn vị nhỏ nhất dùng để tạo câu.
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Tiết 1: Lí thuyết
II. Đặc điểm loại hình tiếng Việt:
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
a. Ngữ liệu 1:
b. Ngữ liệu 2:
- TIẾNG VIỆT:
“Anh ấy đã cho tôi một cuốn sách.(1) Tôi cũng cho anh ấy hai cuốn sách.(2)”
- TIẾNG ANH:
“He gave me a book.(1) I gave him two books too.(2)”
Nhận xét các từ in đậm, đỏ
- “Anh ấy đã cho tôi một cuốn sách.(1) Tôi cũng cho anh ấy hai cuốn sách.(2)”
- “He gave me a book.(1) I gave him two books too.(2)”
Ngôn ngữ
Tiêu chí
Về vai trò ngữ pháp
Về hình thái
Có sự thay đổi:
Ví dụ: Anh ấy(1) là chủ ngữ. Anh ấy(2) là bổ ngữ.
Không có sự biến đổi giữa các từ đỏ, đậm
Có sự thay đổi:
Ví dụ: He ở câu (1) là chủ ngữ. Ở câu (2) nó đã trở thành him giữ vai trò là bổ ngữ.
Có sự thay đổi hình thái các từ đỏ, đậm giữa câu (1) và câu (2):
- Thay đổi vai trò ngữ pháp: he -> him, me -> I
- Thay đổi từ số ít thành số nhiều: book -> books
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Tiết 1: Lí thuyết
II. Đặc điểm loại hình tiếng Việt:
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
a. Ngữ liệu 1:
b. Ngữ liệu 2:
Cho hai câu tiếng Việt và tiếng Anh có nghĩa tương đương nhau:
TIẾNG VIỆT:
“Anh ấy đã cho tôi một cuốn sách.(1) Tôi cũng cho anh ấy hai cuốn sách.(2)”
TIẾNG ANH:
“He gave me a book.(1) I gave him two books too.(2)”
-> Từ tiếng Việt không có sự biến đổi hình thái.
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Tiết 1: Lí thuyết
II. Đặc điểm loại hình tiếng Việt:
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
b. Ngữ liệu 2:
a. Ngữ liệu 1:
c. Ngữ liệu 3:
Cho một câu thường dùng trong giao tiếp:
Tôi mời bạn đi chơi.
Yêu cầu: Các em hãy đổi trật tự một số từ trong ngữ liệu trên và nhận xét ý nghĩa của những câu vừa được tạo bằng cách đổi trật tự ấy?
Bạn mời tôi đi chơi. - Đi chơi tôi mời bạn. - Mời bạn tôi đi chơi.
Toâi ñi môøi baïn chôi
- Tôi chơi mời bạn đi.
- Thay đổi trật tự từ trong câu sẽ làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp. Biện pháp chủ yếu để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau.
Yêu cầu: Cho một số hư từ không, sẽ, đã, nhé… Hãy thêm một trong những hư từ ấy vào vị trí thích hợp trong ngữ liệu trên, sau đó nhận xét ý nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của các câu vừa tạo ra?
Tôi mời bạn đi chơi.
không
sẽ
đã
Tôi mời bạn đi chơi nhé?
- Thêm hoặc thay đổi hư từ thì ý nghĩa ngữ pháp của câu sẽ thay đổi. Hư từ có vai trò quan trọng trong tiếng Việt
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Tiết 1: Lí thuyết
II. Đặc điểm loại hình tiếng Việt:
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
2. Kết luận:
Yêu cầu: Từ việc phân tích những ngữ liệu và từ những nhận xét ở trên, các em hãy khái quát lại những đặc điểm cơ bản của tiếng Việt.
a. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Tiếng có thể là từ, cũng có thể là nhân tố để cấu tạo từ.
b. Trong tiếng Việt, từ không biến đổi hình thái.
c. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của tiếng Việt là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
GHI NHỚ:SGK
I. Loại hình ngôn ngữ:
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập
Tiếng (âm tiết) là
đơn vị cơ sở để tạo từ
tạo câu.
Từ không biến đổi
hình thái.
ý nghĩa ngữ pháp
thể hiện chủ yếu
nhờ phương thức
trật tự từ và hư từ.
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Tiết 1: Lí thuyết
BÀI TẬP
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ qua mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
*Yêu cầu: Xác định hư từ trong đoạn văn trên.
CÁC HƯ TỪ ĐÃ SỬ DỤNG
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ qua mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)