Tuần 25. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
Chia sẻ bởi Lê Thị Anh Trang |
Ngày 10/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Tuần 25. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY
- D?C DI?M LO?I HÌNH TI?NG VI?T
I-LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ:
-Loại hình: Là tập hợp các sự vật hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó.
- Loại hình ngôn ngữ : là cách phân chia thành những nhóm ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng giống nhau về hình thức: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp ....
- Phân loại : Có hai loại hình.
+ Loại hình ngôn ngữ đơn lập.
+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết.
Đặc trưng cơ bản của loại hình ngôn ngữ hòa kết
Ranh giới giữa các âm tiết không rõ ràng
Các từ có sự biến đổi về hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau
Trật tự từ không sắp xếp theo thứ tự trước sau
II-ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT:
1-Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
Phân tích ngữ liệu:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?"
Sao anh không về chơi thôn Vĩ.
7 tiếng cũng là 7 âm tiết.
* Về mặt ngữ âm:
Trong tiếng Việt mỗi tiếng là một âm tiết, không có hiện tượng nối âm.
* Về mặt sử dụng:
Tiếng có thể là từ độc lập hoặc là yếu tố cấu tạo từ.
2.Từ không biến đổi hình thái:
a.Phân tích ngữ liệu:
a1: " Cười người1 chớ vội cười lâu
Cười người2 hôm trước hôm sau người3 cười"
Về mặt ngữ âm: Không có sự khác biệt.
Về mặt ngữ pháp:
- Người1, 2 : là bổ ngữ của động từ "cười".
- Người3 : là chủ ngữ
a2: " Mình về mình có nhớ ta1
Ta 2 về ta3 nhớ hàm răng mình cười "
Về mặt ngữ âm : Không có gì khác biệt.
Về mặt ngữ pháp:
- " Ta "1 : Bổ ngữ của đồng từ "nhớ".
- " Ta "2,3: Là chủ ngữ.
Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.
b.So sánh ngữ liệu:
Ví dụ 1: Tôi cho anh ấy cuốn sách, anh ấy cho tôi hai cuốn sách.
ví dụ 2: I give him a book, he gives me two books.
3-Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ:
Ý nghĩa ngữ pháp thay đổi cụ thể ở yếu tố nào?
1-Tôi ăn cơm.
2-Ăn cơm với tôi.
3-Tôi đã ăn cơm.
* (1),(2), (3) KHÁC NHAU:
→ (2): Thay đổi trật tự của từ + hư từ “với”.
→ (3): Thêm hư từ “đã”.
* Thay đổi trật tự sắp đặt từ (hoặc hư từ) ,nghĩa của câu ,cụm từ sẽ đổi khác:
→ (1) : Câu ở hiện tại.
→ (2) : Cụm từ.
→ (3) : Câu ở quá khứ.
I saw her,three days ago.
Tôi thấy cô ta cách đây ba hôm.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:
- Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng.
- Từ không biến đổi hình thái.
-Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
Ghi nhớ
III-LUYỆN TẬP:
BÀI TẬP 1:
a/ - “nụ tầm xuân” 1 :Bổ ngữ cho động từ ”hái”.
- “nụ tầm xuân“ 2 :Chủ ngữ của câu.
b/ - ”bến”1: Bổ ngữ cho động từ ”nhớ”.
- “bến”2: Chủ ngữ.
c/ - ”trẻ “1 ,”già” 1 :Bổ ngữ cho động từ (“yêu” ,”kính”).
- ”trẻ” 2, ”già” 2 :( Danh từ hóa) Chủ ngữ.
BÀI TẬP 3:
Các hư từ: “đã”,”các”,” để”, “lại”,”mà”.
→ Tác dụng thể hiện ý nghĩa:
+ “đã”:Hoạt động xảy ra trước thời điểm mốc.
+ “các” :Chỉ toàn thể sự vật.
+ “để” :Chỉ mục đích.
+ “lại” :Chỉ hoạt động tái diễn .
+ “mà” :Chỉ mục đích.
Tiết học đến đây là kết thúc. Cảm ơn quý thầy cô và các em đã đến dự tiết học hôm nay.
- D?C DI?M LO?I HÌNH TI?NG VI?T
I-LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ:
-Loại hình: Là tập hợp các sự vật hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó.
- Loại hình ngôn ngữ : là cách phân chia thành những nhóm ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng giống nhau về hình thức: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp ....
- Phân loại : Có hai loại hình.
+ Loại hình ngôn ngữ đơn lập.
+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết.
Đặc trưng cơ bản của loại hình ngôn ngữ hòa kết
Ranh giới giữa các âm tiết không rõ ràng
Các từ có sự biến đổi về hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau
Trật tự từ không sắp xếp theo thứ tự trước sau
II-ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT:
1-Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
Phân tích ngữ liệu:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?"
Sao anh không về chơi thôn Vĩ.
7 tiếng cũng là 7 âm tiết.
* Về mặt ngữ âm:
Trong tiếng Việt mỗi tiếng là một âm tiết, không có hiện tượng nối âm.
* Về mặt sử dụng:
Tiếng có thể là từ độc lập hoặc là yếu tố cấu tạo từ.
2.Từ không biến đổi hình thái:
a.Phân tích ngữ liệu:
a1: " Cười người1 chớ vội cười lâu
Cười người2 hôm trước hôm sau người3 cười"
Về mặt ngữ âm: Không có sự khác biệt.
Về mặt ngữ pháp:
- Người1, 2 : là bổ ngữ của động từ "cười".
- Người3 : là chủ ngữ
a2: " Mình về mình có nhớ ta1
Ta 2 về ta3 nhớ hàm răng mình cười "
Về mặt ngữ âm : Không có gì khác biệt.
Về mặt ngữ pháp:
- " Ta "1 : Bổ ngữ của đồng từ "nhớ".
- " Ta "2,3: Là chủ ngữ.
Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.
b.So sánh ngữ liệu:
Ví dụ 1: Tôi cho anh ấy cuốn sách, anh ấy cho tôi hai cuốn sách.
ví dụ 2: I give him a book, he gives me two books.
3-Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ:
Ý nghĩa ngữ pháp thay đổi cụ thể ở yếu tố nào?
1-Tôi ăn cơm.
2-Ăn cơm với tôi.
3-Tôi đã ăn cơm.
* (1),(2), (3) KHÁC NHAU:
→ (2): Thay đổi trật tự của từ + hư từ “với”.
→ (3): Thêm hư từ “đã”.
* Thay đổi trật tự sắp đặt từ (hoặc hư từ) ,nghĩa của câu ,cụm từ sẽ đổi khác:
→ (1) : Câu ở hiện tại.
→ (2) : Cụm từ.
→ (3) : Câu ở quá khứ.
I saw her,three days ago.
Tôi thấy cô ta cách đây ba hôm.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:
- Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng.
- Từ không biến đổi hình thái.
-Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
Ghi nhớ
III-LUYỆN TẬP:
BÀI TẬP 1:
a/ - “nụ tầm xuân” 1 :Bổ ngữ cho động từ ”hái”.
- “nụ tầm xuân“ 2 :Chủ ngữ của câu.
b/ - ”bến”1: Bổ ngữ cho động từ ”nhớ”.
- “bến”2: Chủ ngữ.
c/ - ”trẻ “1 ,”già” 1 :Bổ ngữ cho động từ (“yêu” ,”kính”).
- ”trẻ” 2, ”già” 2 :( Danh từ hóa) Chủ ngữ.
BÀI TẬP 3:
Các hư từ: “đã”,”các”,” để”, “lại”,”mà”.
→ Tác dụng thể hiện ý nghĩa:
+ “đã”:Hoạt động xảy ra trước thời điểm mốc.
+ “các” :Chỉ toàn thể sự vật.
+ “để” :Chỉ mục đích.
+ “lại” :Chỉ hoạt động tái diễn .
+ “mà” :Chỉ mục đích.
Tiết học đến đây là kết thúc. Cảm ơn quý thầy cô và các em đã đến dự tiết học hôm nay.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Anh Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)