Tuần 25. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Chia sẻ bởi Võ Thị Mỹ Hạnh | Ngày 10/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Tuần 25. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Đặc điểm loại hình Tiếng Việt
Loại hình ngôn ngữ

Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Ghi nhớ
2- Loại hình ngôn ngữ là gì?


I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ

1- Khái niệm loại hình:
Một tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những nét cơ bản nào đó. Ví dụ: loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ.
Là tập hợp những đơn vị ngôn ngữ có cùng đặc trưng cơ bản.
Ngữ hệ Ấn- Âu: ngôn ngữ một số quốc gia thuộc Ấn Độ- Châu Âu: Anh, Đức, Nga, Ấn..
Ngữ hệ Nam- Á: ngôn ngữ các nước thuộc Đông Nam Châu Á: Thái, Việt….
2.1 Dựa vào ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, ta có:
2. Loại hình ngôn ngữ là gì?
2.2 Dựa vào những đặc trưng cơ bản: ngữ âm, từ vựng…:
Ngôn ngữ đơn lập:
Chữ viết: có thể viết tách biệt ra từng âm tiết: Việt, Thái, Hán.
Ngôn ngữ hòa kết:
Có thể viết dính, viết nối với nhau: Anh, Đức, Nga
2. Loại hình ngôn ngữ là gì?
Cho ví dụ sau:
“Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu.
Có nỗi thương đau có niềm hi vọng”
? Hai câu thơ trên có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ?
? Xét từ “sâu”, “niềm”, “đau” kết hợp với từ khác có nghĩa?
? Từ ví dụ sau cho biết tiếng có vai trò thế nào trong việc tạo từ?
II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT
“Gió /Tháp Mười/ đã/ thổi/, thổi/ rất/ sâu.
Có/ nỗi /thương đau /có /niềm/hi vọng”
có 16 tiếng, 16 âm tiết, 13 từ
Các tiếng là yếu tố cấu tạo từ:
Sâu sắc, sâu xa; niềm đau, niềm tin; đau mắt, nỗi đau…
Đơn vị nhỏ nhất tạo từ, ngữ và câu

Về ngữ âm: tiếng là âm tiết (khi nói cũng như khi viết mỗi âm tiết được tách biệt rõ ràng)

Về mặt sử dụng: tiếng có thể là từ hoặc yếu tố tao từ.
Ví dụ: Sao/ anh/ không/ về/ chơi/ thôn/ Vĩ?
Có 7 tiếng, 7 âm tiết, 7 từ.
Mỗi tiếng cũng có thể là yếu tố tạo từ: trở về, ăn chơi…
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp?
Xét các ví dụ sau:
Anh ấy(a) yêu cô ấy(a)
Cô ấy(b) yêu anh ấy(b)

? Về mặt ngữ âm và chữ viết, những từ thuộc hai ví dụ trên có thay đổi không?
Anh ấy (a): chủ ngữ.
Cô ấy (a): bổ ngữ động từ yêu.
Cô ấy (b): chủ ngữ.
Anh ấy (b): bổ ngữ động từ yêu
Về ngữ âm, chữ viết các cặp từ ngữ không có sự khác biệt. Chúng chỉ khác nhau về vị trí.
2. Từ không biến đổi hình thái
Anh ấy(a) yêu cô ấy(a)

Cô ấy(b) yêu anh ấy(b)
He loves her
She loves him
Anh ấy (a): chủ ngữ = he (chủ ngữ)
Anh ấy (b): bổ ngữ = him (túc từ).
Cô ấy (a): bổ ngữ = her ( túc từ)
Cô ấy (b): chủ ngữ = she (chủ ngữ)
? Dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh ví dụ trên. Nhận xét?
Nhận xét:

Tiếng Việt: từ không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (ngôn ngữ đơn lập).

Tiếng Anh: để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau từ thường phải biến đổi hình thái (ngôn ngữ hòa kết)
Cho ví dụ: Tôi đi học
? Thử thay đổi trật tự các từ trong câu? Nhận xét?
? Thêm vào một số hư từ trong câu? Thay đổi trật tự hư từ?

3. Biểu thị ý nghĩa ngữ pháp bằng thay đổi trật tự từ và hư từ
Học đi tôi, tôi học đi…
Tôi từng đi học, tôi đã đi học…( từng, đã là hư từ)
Nhận xét:
Khi thay đổi trật tự từ và hư từ thì nghĩa của cụm từ, của câu cũng sẽ thay đổi ( hoặc vô nghĩa).
? Đối với ngôn ngữ khác khi thay đổi trật tự từ và hư từ thì việc thay đổi ý nghĩa của câu có quan trọng như Tiếng Việt không?
He saw me.
I was seen by him.
Trong ngôn ngữ khác ( tiếng Anh) việc thay đổi trật tự từ và hư từ không đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi ý nghĩa của câu.
TV thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với

các đặc điểm: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là

tiếng, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ

pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
III. GHI NHỚ
Dặn dò: học bài cũ, xem bài mới.
LUYỆN TẬP
1- Chứng minh Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:

Trèo lên cây bưởi ái hoa,
Bước xuống vườn và hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc em thay.
Nụ tầm xuân(1): bổ ngữ động từ hái.
Nụ tầm xuân(2): chủ ngữ động từ nở.
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Bến (1): bổ ngữ động từ nhớ
Bến (2): chủ ngữ củ động từ đợi.
“Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi.”
Trẻ (1): bổ ngữ động từ yêu.
Trẻ (2): chủ ngữ động từ đến.
Già (1): bổ ngữ động từ kính.
Già (2): chủ ngữ động từ để.
Con đem cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống…

Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm giấu đưa ra cho bống.Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày một lớn lên trông thấy
Bống (1): định ngữ danh từ cá.

Bống (2): bổ ngữ của động từ thả (thả cái gì?).

Bống (3): bổ ngữ cho động từ cho ( cho cái gì?)

Bống (4): bổ ngữ của động từ đưa.

Bống (5): chủ ngữ động từ ngoi và động từ đớp.

Bống (6): chủ ngữ của tính từ lớn.

2) Phân tích tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập thông qua câu tiếng Anh dịch sang tiếng Việt
TA: She likes taking care of her flowers.
TV: Cô ấy(1) thích chăm sóc những bông hoa của cô ấy(2)
TV:Cô ấy(1) và cô ấy (2) không thay đổi hình thức biểu hiện (phát âm và chữ viết giống nhau) tuy giữ chức năng ngữ pháp khác nhau
TA: thay đổi hình thức biểu hiện khi thay đổi chức năng ngữ pháp.
VD2: He study English.
He studyed English.
He will Study English.
Anh ấy học anh văn.
Anh ấy đã học anh văn.
Anh ấy sẽ học anh văn.
TV: hư từ kèm theo mang tính thông báo về thời gian (đã sẽ, đang) khi thay đổi hư từ của câu thì thay đổi về mặt ngữ nghĩa, còn chữ viết, ngữ âm vẫn giữ nguyên.

TA: xuất hiện hư từ( sự thay đổi hình thức thì) có thể thay đổi nghĩa của câu và thay đổi cả ngữ âm và chữ viết.

3) Xác định hư từ: đã, để, lại, mà, các.


Ý nghĩa: đã (quá khứ), lại (tiếp diến), để, mà (quan hệ từ chỉ mục đích), các: số nhiều ( các xiềng xích, các thế lục áp bức).


CÁM ƠN SỰ THEO DÕI CÁC EM.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Mỹ Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)