Tuần 24. Từ ấy

Chia sẻ bởi Bùi Mỹ Dung | Ngày 10/05/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Từ ấy thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tố Hữu
Người soạn: Phan Thị Thu Hiền
I. T¸c giả Tố Hữu:
- Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành
- Quê: Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
- Sinh ra ở một môi trường rất giàu truyền thống văn hoá (gia đình, quê hương…) có ảnh hưởng sâu sắc đến hồn thơ Tố Hữu
- Cuộc đời: Giác ngộ cách mạng năm 17 tuổi (1937). Năm 1938, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành nhà thơ cộng sản trẻ tuổi

- Sự nghiệp sáng tác:
Luôn gắn liền và song hành với những chặng đường Cách mạng Việt Nam
Các tập thơ:
Từ ấy (1937 – 1946)
Việt Bắc (1947 – 1955)
Gió lộng (1955 – 1961)
Ra trận ( 1962 – 1972)
Máu và hoa (1972 – 1977)
Một tiếng đờn (1978 – 1992)
Ta với ta (1999)
- Đặc trưng thơ Tố Hữu:
Tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị
Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lý tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật
Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của người công dân, người chiến sĩ cách mạng đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với Bác Hồ
Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi
Nghệ thuật thơ: đậm đà tính dân tộc
II. Bài thơ
a) Xuất xứ bài thơ Từ ấy
In trong tập Từ ấy - tập thơ đầu của Tố Hữu. Gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng (1937-1946).
Trích từ phần I: Máu lửa, mang tiêu đề của toàn bộ tập thơ.















Văn học
7.1938
Tố Hữu
Từ ấy
(1937-1946)

Giải phóng
Xiềng xích

Máu lửa
Bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường Cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu. Sau này, trong bài Câu chuyện về thơ, Tố Hữu viết: “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi, đi theo lý tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh”.
b) Bố cục

Bài thơ chia làm ba đoạn, tương ứng với ba khổ:
Đoạn 1, Khổ thơ đầu: Niềm say mê mãnh liệt của nhà thơ khi đón nhận lý tưởng cách mạng
Đoạn 2, khổ hai, nhận thức về lẽ sống của nhà thơ khi bắt gặp ánh sáng Cách mạng
Đoạn 3, khổ ba, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ

II. Đọc - hiểu văn bản
Khổ 1. Niềm say mê mãnh liệt của nhà thơ khi đón nhận lý tưởng cách mạng
“Từ ấy” là thời điểm người thanh niên yêu nước Tố Hữu giác ngộ cách mạng, giác ngộ lý tưởng cộng sản (1937-1938).
Đang hoạt động tích cực trong Đoàn thanh niên cộng sản Huế.
Đây là mốc son đặc biệt quan trọng – mang tính bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu.
Tố Hữu viết: “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi, đi theo lý tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh”.(Câu chuyện về thơ)

bừng nắng hạ
Từ ấy màu sắc
mặt trời chân lý chói qua tim

rất đậm hương màu sắc
Hồn tôi vườn hoa lá + hương thơm
rộn tiếng chim âm thanh
- Những hình ảnh thơ đáng chú ý: “bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lý”, “vườn hoa lá”
- Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ và so sánh trực tiếp:
+ “mặt trời chân lý”: hình ảnh ẩn dụ. Chân lý của Đảng chính là nguồn sáng kỳ diệu soi đường cho mỗi số phận, tựa như mặt trời toả ánh sáng, hơi ấm và sức sống
- Các động từ mạnh:
+ “bừng” (ánh sáng phát ra đột ngột)
+ “chói” (ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh)
+ “đậm” + “hương”: màu sắc + hương vị -> kết hợp từ độc đáo
+ “rộn” -> âm thanh
-> nhấn mạnh ánh sáng của lý tưởng đã mở ra một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm
- So sánh: “hồn tôi” với “vườn hoa lá” (“đậm hương”, “rộn tiếng chim”): Lý tưởng cộng sản đã làm cho thế giới tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời. Đây cũng là vẻ đẹp của hồn thơ Tố Hữu.
- Bút pháp nghệ thuật

Bút pháp tự sự




Bút pháp trữ tình

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim


- Ý nghĩa:

Lẽ sống mới: là mối quan hệ giữa cái tôi cá nhân với cái ta cộng đồng, giữa bản thân nhà thơ với quần chúng, nhân dân, đặc biệt là những người lao động nghèo khổ
Chân lý muôn thủa: Mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thơ văn và cuộc đời. Con người muốn tồn tại được trong xã hội phải biết sống gắn bó với mọi người, cũng như văn học phải bám rễ vào mảnh đất hiện thực cuộc sống.
- Ngôn từ thơ:
Động từ: “buộc”: ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hoà với mọi người
“trang trải”: tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, có khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh con người cụ thể
“khối đời”: ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời (cái tôi chan hoà trong cái ta, tạo thành khối sức mạnh cùng chung lý tưởng)
“gần gũi”: Nhà thơ đã hoà nhập cá nhân mình với khối đời chung của nhân loại cần lao.

Khổ 3
Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ

con nhà
Tôi em vạn kiếp phôi pha
anh em nhỏ


- Cấu trúc câu: sử dụng biện pháp lặp: “đã là (con)”, “là (em)”, “là (anh)” vừa mang tính khẳng định tư thế của cá nhân trong lòng cộng đồng, vừa diễn tả tình cảm thân thiết, gắn bó



- Những cụm từ chỉ đối tượng mà nhà thơ gắn bó:
+ “vạn nhà”: lực lượng quần chúng đông đảo
+ “vạn kiếp phôi pha”: những kiếp sống mòn mỏi đáng thương. Những người sống cơ cực, giãi dầu sương gió
+ “vạn đầu em nhỏ”: là những em nhỏ sống lang thang bên xó chợ, chân cầu
+ “cù bất cù bơ”: bơ vơ không nơi nương tựa
-> tấm lòng đồng cảm sâu xa và tình thương yêu con người của nhà thơ.




- Sự chuyển biến về tình cảm: là biểu hiện sự giác ngộ lý tưởng cách mạng. Nhà thơ cảm nhận sâu sắc mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ -> tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng sự giao cảm của những trái tim.
- Từ ấy ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu.
- Tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng + tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ: gắn bó sâu sắc cuộc đời, sự nghiệp của mình với quần chúng, với nhân loại.
- Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ gợi cảm (ẩn dụ, so sánh) và ngôn ngữ giàu nhạc điệu
Ảnh từ trái sang: Ngô Tất Tố, Nguyễn Xuân Sanh, Tố Hữu,Xuân Diệu,Thế Lữ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân



















“Tôi đã là con của vạn nhà…”

III. Luyện tập
Bài tập SGK

BT 1. Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ của anh (chị) về khổ thơ mà mình cho là hay nhất trong bài Từ ấy
BT 2. Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại…” (Lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
“thi pháp”: là phương thức biểu hiện, như dùng thể thơ truyền thống (thể thơ 7 chữ/ câu, 4 câu/ khổ) hình ảnh, nhịp điệu (nhịp thơ thay đổi theo cảm xúc từng câu, từng khổ: 2/2/3, 4/3, 2/3/2, 3/4, 4/3, 2/5, 2/5, 3/4…
“tuyên ngôn”: là quan điểm nhận thức thể hiện tư tưởng sáng tác của nhà thơ: gắn bó cuộc đời và sự nghiệp thơ ca với quần chúng lao khổ, phấn đấu vì hạnh phúc của đồng bào, nhân loại
Tư liệu tham khảo
Thi pháp thơ Tố Hữu
(Trần Đình Sử)


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Mỹ Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)