Tuần 24. Từ ấy
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Thanh |
Ngày 10/05/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Từ ấy thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Sở GD&ĐT Bắc Giang
Trường THPT Tư Thục Việt Yên
======= ﻊﻊﻻﻻ =======
Tiết: 86: Văn học
- Tố Hữu -
Lớp dạy: 11A2
Ngày dạy: 26/02/2009
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Trang
Trường THPT Tư Thục Việt Yên - Bắc Giang
Chân dung Tố Hữu
I – Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
SGK đã giới thiệu cho chúng ta những thông tin gì về tác giả Tố Hữu?
(1920 – 2002)
Quê hương: Thừa Thiên - Huế
Mảnh đất rất giàu truyền thống văn hoá
với những làn điệu dân ca, những điệu
hò mái nhì,mái đẩy, nhạc cung đình.
Gia đình: sinh ra và lớn lên trong một
gia đình nhà Nho nghèo, nhưng cha
và mẹ Tố Hữu rất say mê việc sưu
tầm ca dao, tục ngữ và các làn điệu
dân ca.
Có ảnh hưởng tới hồn thơ Tố Hữu.
I – Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Bản thân:
+ Cuộc đời: 1937 được giác ngộ cách mạng
1938 được kết nạp Đảng. Từ đó sự nghiệp thơ ca luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
+ Sự nghiệp: (-) Tác phẩm: Các tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta.
(-) Nội dung: Trữ tình chính trị
Thơ Tố Hữu bám sát các chặng đường cách mạng để phản ánh. Vì vậy thơ ông luôn hiện lên lẽ sống lớn, tình cảm lớn của người công dân, chiến sĩ, cán bộ cách mạng đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, với Bác Hồ. (-) Cảm hứng (tình cảm chủ yếu) của Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn kết hợp với khuynh hương sử thi.
I – Tìm hiểu chung
1. Tác giả 2. Bài thơ: “Từ ấy”
Đọc bài
Vị trí: Nằm trong phần Màu lửa của tập thơ “Từ ấy”
Hoàn cảnh ra đời: (SGK)
Bố cục: 3 đoạn theo 3 khổ thơ
+ Khổ 1: Niềm say mê, náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng + Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống + Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.
- Chủ đề: Bài thơ bộc lộ niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng Đảng của Tố Hữu; đồng thời là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước khi giác ngộ lí tưởng cộng sản.
II - Đọc - hiểu
1. Khổ 1: Niềm say mê, náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng.
“Từ ấy” là khi nào? Thời điểm đó có ý nghĩa gì đối với nhà thơ?
Bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu: “Từ ấy” là thời điểm người thanh niên trường Quốc học Huế được giác ngộ cách mạng, giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đây là thời điểm đánh dấu một bước ngoặt đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời Tố Hữu.
Khổ thơ diễn tả tâm trạng gì của người thanh niên Tố Hữu?
Tâm trạng đó được diễn tả qua những hình ảnh thơ nào?
Câu thơ diễn tả niềm hạnh phúc và sung sướng vô biên của nhà thơ khi gặp lí tưởng cách mạng. Được diễn tả qua hai hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. + “Nắng hạ” -> ẩn dụ cho ánh sáng mạnh mẽ của lí tưởng cộng sản. + “Mặt trời chân lí” -> ẩn dụ cho lí tưởng của Đảng luôn chói lọi, ấm áp, vĩnh viễn, cần thiết và đúng đắn.
+ Sự kết hợp các động từ mạnh:
Từ “bừng” kết hợp với hình ảnh “nắng hạ” chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ, đột ngột
Từ “chói” kết hợp với hình ảnh” mặt trời chân lí” tạo sự chiếu sáng mạng mẽ, xuyên thấu.
=> Đây là những hình ảnh ẩn dụ mang tính tượng trưng, khẳng định lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới soi sáng tâm hồn nhà thơ, chỉ đường cho tâm hồn người thanh niên thoát khỏi những nhận thức mời tối, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới.
II - Đọc - hiểu
1. Khổ 1: Niềm say mê, náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng.
Sự đón nhận lí tưởng Đảng bằng trái tim rạo sực, say mê, sôi nổi:
+ Thể hiện bằng hình ảnh so sánh: “Hồn tôi” – “vườn hoa lá; rất đậm hương và rộn tiếng chim”
+ Tác dụng: Thấy được một tâm hồn cũng đang tràn ngập sức sống, tràn ngập niềm vui, niềm say mê, náo nức, sôi nổi cùng cảm hứng lãng mạn tràn đầy trong buổi đầu tiếp nhận lí tưởng cộng sản.
=> Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng cộng sản đã đem lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho con người.
Điều này được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau?
II - Đọc - hiểu
1. Khổ 1: Niềm say mê, náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng.
II - Đọc - hiểu
1.Khổ 1: Niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng của Đảng 2. Khổ 2: Nhận thức mới của nhà thơ về lẽ sống.
Tố Hữu đã nhận thức như thế nào về lẽ sống của mình?
- Khi thực sự được giác ngộ lí tưởng cách mạng của giai cấp vô sản, Tố Hữu biểu hiện và khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là:
+ Sự gắn bó cái tôi cá nhân với cái ta chung, với quần chúng nhân dân: Tôi buộc lòng tôi với mọi người.
+ Sự gắn bó hoàn toàn có tính tự nguyện, vượt qua giới hạn của cái tôi để chan hoà với mọi người.
-> Từ ngữ diễn tả khả năng đồng cảm sâu sa của tấm lòng nhà thơ.
Tình yêu thương con người của nhà thơ là thứ tình cảm cụ thể, tình yêu thương hướng tới giai cấp cụ thể. Đó là những con người nghèo khổ.
Hai tiếng “hồn khổ” giúp người đọc liên tưởng tới tầng lớp những con người nghèo khổ.
Giác ngộ lí tưởng cộng sản, với Tố Hữu nghĩa là giác ngộ lập trường giai cấp, từ bỏ cái tôi cá nhân của giai cấp tiểu tư sản để hoà nhập với khối đời chung của nhân dân lao khổ.
=> Nhà thơ đồng cảm với nỗi cơ cực, đắng cay của quần chúng lao khổ, trải rộng tình cảm với đời, gắn bó với giai cấp cần lao, tìm thấy niềm vui và sức mạnh ngay trong cuộc đời.
II - Đọc - hiểu
Khổ 1: Niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng của Đảng 2. Khổ 2: Nhận thức mới của nhà thơ về lẽ sống.
3. Khổ 3.
Nội dung của khổ 3 là gì? Biểu hiện?
Khổ thơ thứ 3 thể hiện sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. - Tố Hữu đã khẳng định mình là con người gần gũi, thân thiết, là thành viên của đại gia đình lao khổ.
Đối tượng để nhà thơ gắn bó là những đối tượng nào?
Đối tượng để nhà thơ gắn bó là: +”Vạn nhà” -> lực lượng đông đảo quần chúng lao khổ + “vạn kiếp phôi pha”-> những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; những con người sống cơ cực, dãi dầu sương gió. + “vạn đầu em nhỏ” sống lang thang, đói khổ
Tố Hữu khẳng định mình là con của đại gia đình Việt Nam. Nhà thơ đồng cảm, yêu thương với những con người lao khổ. Và càng yêu thương, đồng cảm với những con người lao khổ bao nhiêu, nhà thơ càn căm giận trước những bất công, ngang trái của cuộc đời bấy nhiêu. Càng yêu thương và căm giận, nhà thơ càng hăng say hoạt động cách mạng.
II - Đọc - hiểu
III - Tổng kết
Nội dung.
2. Nghệ thuật.
III - Tổng kết
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: “Từ ấy nói về giai đoạn nào trong cuộc đời của nhà thơ:
Khi mới chào đời
b. Khi bắt đầu làm thơ.
c. Khi tác giả bắt gặp lí tưởng cách mạng
d. Khi bài thơ đầu tiên được đăng báo.
Câu 2: Hai câu :
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
Chủ yếu thể hiện điều gì?
a. Lí tưởng cách mạng là nguồn ánh sáng mới bừng chiếu tâm hồn nhà thơ.
b. Sự lôi cuốn của lí tưởng cách mạng đối với mọi người
c. Tình yêu thiên nhiên của tác giả.
d. Tình yêu cuộc sống của tác giả.
IV - Củng cố
1. Bài tập về nhà:
Phân tích đề, lập dàn ý cho đề bài sau:
Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
2. Chuẩn bị bài : “Tiểu sử tóm tắt”
Trường THPT Tư Thục Việt Yên
======= ﻊﻊﻻﻻ =======
Tiết: 86: Văn học
- Tố Hữu -
Lớp dạy: 11A2
Ngày dạy: 26/02/2009
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Trang
Trường THPT Tư Thục Việt Yên - Bắc Giang
Chân dung Tố Hữu
I – Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
SGK đã giới thiệu cho chúng ta những thông tin gì về tác giả Tố Hữu?
(1920 – 2002)
Quê hương: Thừa Thiên - Huế
Mảnh đất rất giàu truyền thống văn hoá
với những làn điệu dân ca, những điệu
hò mái nhì,mái đẩy, nhạc cung đình.
Gia đình: sinh ra và lớn lên trong một
gia đình nhà Nho nghèo, nhưng cha
và mẹ Tố Hữu rất say mê việc sưu
tầm ca dao, tục ngữ và các làn điệu
dân ca.
Có ảnh hưởng tới hồn thơ Tố Hữu.
I – Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Bản thân:
+ Cuộc đời: 1937 được giác ngộ cách mạng
1938 được kết nạp Đảng. Từ đó sự nghiệp thơ ca luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
+ Sự nghiệp: (-) Tác phẩm: Các tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta.
(-) Nội dung: Trữ tình chính trị
Thơ Tố Hữu bám sát các chặng đường cách mạng để phản ánh. Vì vậy thơ ông luôn hiện lên lẽ sống lớn, tình cảm lớn của người công dân, chiến sĩ, cán bộ cách mạng đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, với Bác Hồ. (-) Cảm hứng (tình cảm chủ yếu) của Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn kết hợp với khuynh hương sử thi.
I – Tìm hiểu chung
1. Tác giả 2. Bài thơ: “Từ ấy”
Đọc bài
Vị trí: Nằm trong phần Màu lửa của tập thơ “Từ ấy”
Hoàn cảnh ra đời: (SGK)
Bố cục: 3 đoạn theo 3 khổ thơ
+ Khổ 1: Niềm say mê, náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng + Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống + Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.
- Chủ đề: Bài thơ bộc lộ niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng Đảng của Tố Hữu; đồng thời là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước khi giác ngộ lí tưởng cộng sản.
II - Đọc - hiểu
1. Khổ 1: Niềm say mê, náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng.
“Từ ấy” là khi nào? Thời điểm đó có ý nghĩa gì đối với nhà thơ?
Bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu: “Từ ấy” là thời điểm người thanh niên trường Quốc học Huế được giác ngộ cách mạng, giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đây là thời điểm đánh dấu một bước ngoặt đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời Tố Hữu.
Khổ thơ diễn tả tâm trạng gì của người thanh niên Tố Hữu?
Tâm trạng đó được diễn tả qua những hình ảnh thơ nào?
Câu thơ diễn tả niềm hạnh phúc và sung sướng vô biên của nhà thơ khi gặp lí tưởng cách mạng. Được diễn tả qua hai hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. + “Nắng hạ” -> ẩn dụ cho ánh sáng mạnh mẽ của lí tưởng cộng sản. + “Mặt trời chân lí” -> ẩn dụ cho lí tưởng của Đảng luôn chói lọi, ấm áp, vĩnh viễn, cần thiết và đúng đắn.
+ Sự kết hợp các động từ mạnh:
Từ “bừng” kết hợp với hình ảnh “nắng hạ” chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ, đột ngột
Từ “chói” kết hợp với hình ảnh” mặt trời chân lí” tạo sự chiếu sáng mạng mẽ, xuyên thấu.
=> Đây là những hình ảnh ẩn dụ mang tính tượng trưng, khẳng định lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới soi sáng tâm hồn nhà thơ, chỉ đường cho tâm hồn người thanh niên thoát khỏi những nhận thức mời tối, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới.
II - Đọc - hiểu
1. Khổ 1: Niềm say mê, náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng.
Sự đón nhận lí tưởng Đảng bằng trái tim rạo sực, say mê, sôi nổi:
+ Thể hiện bằng hình ảnh so sánh: “Hồn tôi” – “vườn hoa lá; rất đậm hương và rộn tiếng chim”
+ Tác dụng: Thấy được một tâm hồn cũng đang tràn ngập sức sống, tràn ngập niềm vui, niềm say mê, náo nức, sôi nổi cùng cảm hứng lãng mạn tràn đầy trong buổi đầu tiếp nhận lí tưởng cộng sản.
=> Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng cộng sản đã đem lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho con người.
Điều này được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau?
II - Đọc - hiểu
1. Khổ 1: Niềm say mê, náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng.
II - Đọc - hiểu
1.Khổ 1: Niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng của Đảng 2. Khổ 2: Nhận thức mới của nhà thơ về lẽ sống.
Tố Hữu đã nhận thức như thế nào về lẽ sống của mình?
- Khi thực sự được giác ngộ lí tưởng cách mạng của giai cấp vô sản, Tố Hữu biểu hiện và khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là:
+ Sự gắn bó cái tôi cá nhân với cái ta chung, với quần chúng nhân dân: Tôi buộc lòng tôi với mọi người.
+ Sự gắn bó hoàn toàn có tính tự nguyện, vượt qua giới hạn của cái tôi để chan hoà với mọi người.
-> Từ ngữ diễn tả khả năng đồng cảm sâu sa của tấm lòng nhà thơ.
Tình yêu thương con người của nhà thơ là thứ tình cảm cụ thể, tình yêu thương hướng tới giai cấp cụ thể. Đó là những con người nghèo khổ.
Hai tiếng “hồn khổ” giúp người đọc liên tưởng tới tầng lớp những con người nghèo khổ.
Giác ngộ lí tưởng cộng sản, với Tố Hữu nghĩa là giác ngộ lập trường giai cấp, từ bỏ cái tôi cá nhân của giai cấp tiểu tư sản để hoà nhập với khối đời chung của nhân dân lao khổ.
=> Nhà thơ đồng cảm với nỗi cơ cực, đắng cay của quần chúng lao khổ, trải rộng tình cảm với đời, gắn bó với giai cấp cần lao, tìm thấy niềm vui và sức mạnh ngay trong cuộc đời.
II - Đọc - hiểu
Khổ 1: Niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng của Đảng 2. Khổ 2: Nhận thức mới của nhà thơ về lẽ sống.
3. Khổ 3.
Nội dung của khổ 3 là gì? Biểu hiện?
Khổ thơ thứ 3 thể hiện sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. - Tố Hữu đã khẳng định mình là con người gần gũi, thân thiết, là thành viên của đại gia đình lao khổ.
Đối tượng để nhà thơ gắn bó là những đối tượng nào?
Đối tượng để nhà thơ gắn bó là: +”Vạn nhà” -> lực lượng đông đảo quần chúng lao khổ + “vạn kiếp phôi pha”-> những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; những con người sống cơ cực, dãi dầu sương gió. + “vạn đầu em nhỏ” sống lang thang, đói khổ
Tố Hữu khẳng định mình là con của đại gia đình Việt Nam. Nhà thơ đồng cảm, yêu thương với những con người lao khổ. Và càng yêu thương, đồng cảm với những con người lao khổ bao nhiêu, nhà thơ càn căm giận trước những bất công, ngang trái của cuộc đời bấy nhiêu. Càng yêu thương và căm giận, nhà thơ càng hăng say hoạt động cách mạng.
II - Đọc - hiểu
III - Tổng kết
Nội dung.
2. Nghệ thuật.
III - Tổng kết
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: “Từ ấy nói về giai đoạn nào trong cuộc đời của nhà thơ:
Khi mới chào đời
b. Khi bắt đầu làm thơ.
c. Khi tác giả bắt gặp lí tưởng cách mạng
d. Khi bài thơ đầu tiên được đăng báo.
Câu 2: Hai câu :
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
Chủ yếu thể hiện điều gì?
a. Lí tưởng cách mạng là nguồn ánh sáng mới bừng chiếu tâm hồn nhà thơ.
b. Sự lôi cuốn của lí tưởng cách mạng đối với mọi người
c. Tình yêu thiên nhiên của tác giả.
d. Tình yêu cuộc sống của tác giả.
IV - Củng cố
1. Bài tập về nhà:
Phân tích đề, lập dàn ý cho đề bài sau:
Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
2. Chuẩn bị bài : “Tiểu sử tóm tắt”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)