Tuần 24. Từ ấy

Chia sẻ bởi Trần Quốc Chín | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Từ ấy thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

đọc văn
tiết 88
TỪ ẤY
( Tố Hữu )
I/ TiÓu dÉn :
Tố Hữu
1920 -2002
1/ Tác giả Tố Hữu :
- Tố Hữu tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên - Huế.
Tố Hữu giác ngộ cách mạng năm 1937 trở thành nhà thơ Cộng sản .
Tố Hữu đến với thơ và Cách mạng cùng một lúc  con đường thơ của ông luôn gắn liền và song hành với các chặng đường của Cách mạng Việt Nam.
=>Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc; là “con chim đầu đàn” của thơ ca cách mạng Việt Nam.
2/ Về bài thơ “Từ ấy” :
a. Xuất xứ , hoàn cảnh sáng tác :
- “Từ ấy” là bài thơ mở đầu cho phần thơ “Máu lửa” trong tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu ( sáng tác từ năm 1937 -1946).
- Bài thơ ra đời khi Tố Hữu tìm đến với lý tưởng của Đảng và ánh sáng của cách mạng và thực sự được đứng vào hàng ngũ của Đảng ( lúc nhà thơ 18 tuổi).
b.Thể thơ và bố cục :
- Thể thơ: 7 chữ .
- Bố cục : 2 phần
+ Khổ 1: Niềm vui sướng , say mê khi gặp lý tưởng của Đảng.
+Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống.
+ Khổ 3 : Sự chuyển biến trong tình cảm.
II/ Đọc hiểu
1. Đọc và giải nghĩa từ khó:
- Đọc chính xác, diễn cảm :
+ Gịong đọc phấn khởi, vui tươi, hồ hởi.
+ Nhịp thơ thay đổi theo từng dòng, từng khổ
- Giải nghĩa từ khó :
+ Kiếp phôi pha : kiếp người dãi dầu, sương gió, phai tàn  kiếp sống vất vả, cơ cực, thương tâm.
+ Cù bất cù bơ : bơ vơ, không nơi nương tựa,
2. Phân tích :
a. Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi gặp lý tưởng của Đảng.
* Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã thể hiện niềm vui sướng , say mê khi gặp được lý tưởng của Đảng.
* Cảm xúc ấy được nhà thơ diễn tả chân thành bằng cách:
- Trước hết , ở hai câu đầu: nhà thơ kể lại một kỷ niệm không quên của đời mình
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim.
+ “Từ ấy” là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời Cách mạng của nhà thơ : được giác ngộ Cách mạng và được kết nạp vào Đảng .
+ Những hình ảnh nắng hạ; mặt trời chân lý, chói qua tim : ẩn dụ cho lý tưởng cách mạng như nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
Đọc khổ thơ đầu và trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của nhà thơ khi gặp lý tưởng của Đảng?
* Nét độc đáo trong nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ trong 2 câu thơ :
- Cách dùng hình ảnh ẩn dụ và so sánh trực tiếp : So sánh ánh sáng của lý tưởng Đảng như “nắng hạ” và “mặt trời chân lý”
 thể hiện thái độ thành kính, ân tình, biết ơn của nhà thơ với Đảng :
Chính ánh sáng của lý tưởng Đảng đã xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức , tư tưởng và tình cảm.
-Bút pháp tự sự( trần thuật)  tình cảm chân thành , tha thiết của nhà thơ với Cách mạng.
* Theo em ,cách dùng hình ảnh của nhà thơ trong hai câu thơ có gì mới lạ, độc đáo?
- Ở hai câu sau, nhà thơ tiếp tục bày tỏ niềm vui sướng vô hạn của mình trong buổi đầu đến với Cách mạng bằng một loạt các hình ảnh ẩn dụ và so sánh trực tiếp:
+ Hồn tôi - vườn hoa lá; đậm hương; rộn tiếng chim. Hình ảnh so sánh gợi tả một thế giới tràn đầy sức sống ( có hoa lá, có âm thanh…)
 Tố Hữu đón nhận lý tưởng như cỏ cây hoa lá đón nhận ánh sáng mặt trời:
+ Cỏ cây xanh tươi nhờ ánh nắng mặt trời
+ Nhà thơ thêm yêu đời và thấy cuộc đời có ý nghĩa là nhờ ánh sáng của lý tưởng Đảng.
*Nếu như hai câu đầu tả niềm vui sướng của nhà thơ khi gặp lý tưởng Đảng, thì hai câu sau của khổ thơ tiếp tục thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ sau khi tiếp nhận ánh sáng ấy như thế nào?

Bằng bút pháp tự sự kết hợp với bút pháp trữ tình lãng mạn, đoạn thơ đã thể hiện tình cảm chân thành, trong trẻo và hết sức nồng nhiệt của một thanh niên lần đầu tiên được tiếp nhận lý tưởng của Đảng, tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình..
b. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống .
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
…Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
-Nhà thơ tự nguyện “buộc” lòng mình với mọi người, để hoà nhập cái “tôi” riêng của mình với cái ta chung của toàn dân tộc.
Thể hiện nhận thức về lẽ sống mới của nhà thơ về mối quan hệ giữa cá nhân - bản thân của nhà thơ với mọi người - với nhân dân, đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ.
Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến và sự giao cảm của trái tim mình với mọi người.
 Khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống
( nhất là cuộc sống của nhân dân lao động).

* Từ khi được tiếp nhận lý tưởng của Đảng, Tố Hữu có những nhận thức mới mẻ về lẽ sống. Theo em , nhận thức mới ấy của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ thứ 2của bài thơ?
c. Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ.
- Lý tưởng Cộng sản đã giúp cho nhà thơ không chỉ có lẽ sống mới mà còn vượt qua được những tình cảm ích kỷ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ bằng một yêu thương ruột thịt.
- Những điệp từ là, cùng với các từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn , vừa :
+Nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết.
+Vừa biểu hiện sự đồng cảm, tấm lòng xót thương chân thành của nhà thơ với những kiếp người nghèo khổ.
* Theo em , ở khổ thơ cuối , tác giả đã cụ thể hoá ý thơ của khố và khổ 2 như thế nào?
* Nhận xét về cách biểu đạt của nhà thơ?
* Củng cố
1.Vì sao bài thơ Từ ấy có thể xem là tuyên ngôn về lý tưởng và nghệ thuật của Tố Hữu?
( Bài thơ là lời tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm vui giác ngộ lý tưởng và lẽ sống của nhà thơ).
2. Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
(Gịong điệu cảm xúc nhiệt tình, cách dùng hình ảnh ẩn dụ, so sánh trực tiếp; điệp từ, điệp ngữ giàu sức gợi…)
3.Mạch vận động của tâm trạng trữ tình trong bài thơ diễn ra như thế nào?
(Niềm vui giác ngộ lý tưởng - nhận thức mới về lẽ sống- biến chuyển tình cảm)
III/ GHI NHỚ ( SGK)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Chín
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)