Tuần 24. Từ ấy

Chia sẻ bởi Minh Giang | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Từ ấy thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TỪ ẤY
TỐ HỮU
TRẦN THỊ VÂN ANH 02
NGUYỄN MINH GIANG 09
VŨ VĨNH HUY KHOA 17
NGUYỄN TRẦN BẢO TRÂN 34

























I/TÁC GIẢ
- TỐ HỮU (1920 – 2002) TÊN THẬT LÀ NGUYỄN KIM THÀNH
- QUÊ QUÁN: QUẢNG ĐIỀN – THỪA THIÊN HUẾ.
- LÀ NHÀ THƠ CỦA LÝ TƯỞNG CỘNG SẢN, CÓ KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC TRỮ TÌNH CHÍNH TRỊ.
- THƠ TỐ HỮU GẮN BÓ CHẶT CHẼ VÀ LÀ MỘT PHẦN KHÔNG THỂ TÁCH RỜI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG VÀ THỂ HIỆN SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TƯ TƯỞNG LẪN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ THƠ.
- GIỌNG THƠ TỐ HỮU TÂM TÌNH, NGỌT NGÀO, THA THIẾT.
- THƠ TỐ HỮU ĐẬM ĐÀ TÍNH DÂN TỘC TRONG CẢ ND VÀ NT
BIỄU HIỆN
- NĂM 1996, ÔNG ĐƯỢC TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỌC – NGHỆ THUẬT.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
_2 câu đầu :
+ Nôi dung : niềm say mê háo hức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Cách mạng .
+Nghệ thuật : hình ảnh ẩn dụ “ Bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “ chói qua tim “ => Thấy được niềm vui sướng trước ánh sáng huy hoàng của chân lí.
=> Ca ngợi lí tưởng Cách Mạng : Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành, đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tưởng Cách Mạng cao đẹp, bởi lí tưởng ấy đã chiếu vào tim : nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lý và ý thức trí tuệ.
_ 2 câu sau
+ Nội dung: sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách Mạng đem lại.
+ Nghệ thuật: hình ảnh so sánh: “Hồn tôi”-”vườn hoa lá”: tâm hồn đón nhận lí tưởng cao đẹp như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời ; sự hòa quyện giữa hiện thực và lãng mạn => tạo nên cái gợi cảm, sức sống cho câu thơ.
Lí tưởng Cách Mạng làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời, mang đến sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho tất cả mọi người.
=> Bốn câu thơ mở đầu với những hình ảnh thơ mới lạ, sáng tạo, thể hiện cảm giác reo vui khi lí tưởng Đảng soi rọi vào tâm hồn mình, khi tâm hồn mình được hồi sinh dưới ánh sáng chân lí Đảng.
Khổ 1: NIỀM VUI SƯỚNG KHI GẶP LÍ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
“TỪ ẤY TRONG TÔI BỪNG NẮNG HẠ
MẶT TRỜI CHÂN LÝ CHÓI QUA TIM
HỒN TÔI LÀ MỘT VƯỜN HOA LÁ
RẤT ĐẬM HƯƠNG VÀ RỘN TIẾNG CHIM”
(1) TỪ THÁNG 7/1938 KHI ĐƯỢC KẾT NẠP ĐẢNG.
(2). “NẮNG HẠ”, “MẶT TRỜI CHÂN LÝ” ẨN DỤ HÌNH ẢNH LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG.
(3) ĐỘNG TỪ MẠNH ”BỪNG”,”CHÓI”ẢNH HƯỞNG LỚN LAO CỦA LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG – NGUỒN SÁNG CHÂN LÝ CHÓI LÒA XUA TAN SƯƠNG MÙ TRONG Ý THỨC TIỂU TƯ SẢN; MỞ RA TRONG TÁC GIẢ CHÂN TRỜI MỚI
BÚT PHÁP LÃNG MẠN + BIỆN PHÁP SO SÁNH
CUỘC ĐỜI CHỈ THẬT SỰ Ý NGHĨA KHI CON NGƯỜI TA BIẾT KHÁM PHÁ RA CÁI ĐẸP VÀ BIẾT CÁCH TẬN HƯỞNG NÓ. LỐI SỐNG ĐÍCH THỰC LÀ TÌM ĐƯỢC LÝ TƯỞNG SỐNG ĐÚNG ĐẮN ĐỂ TA BIẾT CỐ GẮNG HƠN TRONG CUỘC SỐNG HIỆN TẠI







2. Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng 




Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân

















thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó vớI mọi người
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khặp muôn nơi 
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm
mạnh khối đời"
- Động từ "buộc", "trang trải": những hành động có tính tự nguyện
"Buộc" và "trang trải"là hai khái niệm

















hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. "Buộc" là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam
-"Lòng tôi ","tình ","hồn tôi"gắn liền với "mọi người ","trăm nơi","bao hồn khổ" , sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi riêng và cái ta chung ,giữa tấm lòng nhà thơ với khối đời chung của nhân dân.


"Để tình trang trải với trăm nơi" 
Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, "trang trải"-"trăm nơi" biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.Nhà thơ muốn được như Mác: "Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống - Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng"., mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần



chúng cách mạng.Từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh:
-"Bao hồn khổ": tầng lớp đáng thương nhất trong xã hội đương thời, "để" gợi lên ý thơ chủ động sự gắn kết lòng mình với mọi người hòa làm một, chứa đựng nỗi thương xót tột cùng và sự đồng cảm sâu sắc đối với "đại gia đình" đang trong cảnh lầm than.
-"Khối đời": danh từ trừu tượng, thể hiện một khái niệm cuộc



sống bao quát, gộp chung, không thể nhìn, cân đong đo đếm, nhưng lại gói ghém thành một sức mạnh phi thường, cụ thể hóa phi vật thể.
=> Nhấn mạnh lần nữa mối ân tình giữa tác giả với muôn dân, khẳng định cuộc sống bản thân nhà thơ không có sự riêng biệt, mà chỉ là một phần tử nhỏ chan hòa và giao cảm với những mảnh đời còn lại.
KHỔ 3: SỰ CHUYỂN BIẾN SÂU SẮC TRONG TÂM HỒN NHÀ THƠ
- “Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
-Nhà thơ tự nhận mình “là con của vạn nhà” trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất; là”em của vạn kiếp phôi pha” gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, mòn mỏi, đáng thương ; là “anh của vạn đầu em nhỏ” “cù bất cù bơ”. Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp cống hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước – giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội đen tối dưới gót quân thù.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Minh Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)