Tuần 24. Từ ấy

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Thùy | Ngày 10/05/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Từ ấy thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TẬP THỂ LỚP 11A3
XIN CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ !!
www.themegallery.com
1
2
KHỞI ĐỘNG
?
Em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây
www.themegallery.com
1
2
Bức tranh và những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến bài thơ nào? Của ai?
Khi con tu hú của Tố Hữu
ĐÁP ÁN:
Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
www.themegallery.com
Em biết những câu thơ nào của Tố Hữu nói về việc đi tìm lí tưởng?
- Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
( Nhớ đồng )
- Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi?
( Dậy lên thanh niên )
ĐÁP ÁN:
1
2
www.themegallery.com

TI?T 87 - D?c van:
www.themegallery.com
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả
Căn cứ vào phần tiểu dẫn của SGK, em hãy nêu một số nét chính về nhà thơ Tố Hữu?
www.themegallery.com
- Vị trí: Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, luôn được xem là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng”
- Đặc điểm: Những chặng đường thơ Tố Hữu song hành với những chặng đường cách mạng.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả
1920 - 2002
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, thơ ông là sản phẩm của cuộc đời, của cuộc đấu tranh và phục vụ cách mạng.
SGK / 43
www.themegallery.com
2. Bài thơ “Từ ấy”:
….Vào một đêm mưa lâm thâm người ta hẹn tôi ra cầu nhà máy điện. Khi tôi đến, một người bước lại và nói “Hôm nay tôi kết nạp đồng chí vào Đảng cộng sản Đông Dương. Mong đồng chí luôn luôn trung thành với Đảng, đặt lợi ích và lí tưởng của Đảng lên trên lợi ích và tính mạng của mình. Trong mọi hoàn cảnh đồng chí hãy chiến đấu kiên cường dũng cảm với tinh thần của một người chiến sĩ cộng sản…”. Tôi cảm thấy những lời đó thật thiêng liêng, và nhận rõ ngay mình đang bước vào một cuộc đời mới...
(Trích hồi kí Nhớ lại một thời )
I. TÌM HIỂU CHUNG
Bài thơ được viết vào tháng 7 năm 1938 sau khi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng.
Nằm trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy.
a. Hoàn cảnh sáng tác:
b. Xuất xứ:
Tập thơ Từ ấy:
Có 3 phần: Máu lửa,
Xiềng xích
Giải phóng.
c. Vị trí bài thơ:
Mở đầu cho cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ ca của nhà thơ
d. Bố cục:
3 đoạn
Đoạn 1( Khổ 1): Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
Đoạn 2 ( Khổ 2): Nhận thức mới về lẽ sống
Đoạn 3 (Khổ 3): Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.
 

 
 
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Từ ấy”?
Xuất xứ của bài thơ “Từ ấy”? Em biết gì về tập thơ “Từ ấy”?
Vị trí của bài thơ “Từ ấy”?
Bố cục của bài thơ “Từ ấy”?
www.themegallery.com
i. TìM HIểU CHUNG
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lý tưởng của Đảng, của Cách mạng.
Hai câu đầu
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”

- “từ ấy” : trạng từ chỉ thời gian đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời: Tháng 7/ 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng.
Lặp nhan đề  Nhấn mạnh thời điểm, cảm xúc
Nhan đề bài thơ được lặp lại ngay ở khổ thơ đầu, vậy em hiểu như thế nào về từ “từ ấy”? Và việc lặp lại nhan đề đó có tác dụng gì?
www.themegallery.com
Hình ảnh ẩn dụ
Nắng hạ
Mặt trời chân lý
Ẩn dụ:Ánh sáng của Đảng
Động từ mạnh
Bừng
Chói
Sức mạnh của Đảng, Cách mạng
Cảm xúc của Tố Hữu khi bắt gặp lí tưởng cách mạng được diễn tả qua những hình ảnh, từ ngữ nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?


Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ.
 
www.themegallery.com
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Tây tiến – Quang Dũng
www.themegallery.com
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
b. Hai câu sau:
Hồn tôi
=
Vườn hoa lá
Đậm hương
Rộn tiếng chim
Bút pháp lãng mạn + hình ảnh so sánh  diễn tả niềm vui sướng, say mê, hạnh phúc ngập tràn khi bắt gặp lí tưởng của Đảng
Hãy nêu biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ đã sử dụng ở hai câu thơ này? Hình ảnh ấy gợi lên điều gì?
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
www.themegallery.com
 Bằng bút pháp tự sự + bút pháp trữ tình lãng mạn, tác giả đã diễn tả lại niềm vui sướng vô hạn của mình trong buổi đầu đến với Cách mạng
Khổ thơ đầu có ý nghĩa gỉ?
www.themegallery.com
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
2. Nhận thức mới về lẽ sống
“Tôi buộc lòng tôi với người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
www.themegallery.com
THẢO LUẬN:(3phút)
1. Lẽ sống mới của Tố Hữu được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh ấy?

2. Khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, Tố Hữu đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?
www.themegallery.com
“buộc”
Động từ
Hình ảnh ẩn dụ
“khối đời”

Nhận thức mới về lẽ sống: gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người.
Từ láy
“trang trải”
“gần gũi”
Lặp từ
“để”
“với”
www.themegallery.com
Lòng tôi ……………………..mọi người
Tình (tôi)……………………..trăm nơi
Hồn tôi ……………………..bao hồn khổ
buộc
trang trải
với
Cá nhân
HOÀ VÀO

Cộng đồng
CÁI “TÔI” HÒA VÀO VỚI CÁI “TA”
“MẠNH KHỐI ĐỜI”
www.themegallery.com
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.
www.themegallery.com
- Từ xưng hô: “con, em, anh”
- Điệp từ: “là, của, vạn”
- Số từ ước lệ: “vạn”
=> Tình cảm gia đình nồng ấm thân thiết. Nhà thơ cảm nhận mình đã là thành viên của đại gia đình quần chúng.
- Điệp cấu trúc: Tôi đã là…
Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua cấu trúc thơ nào ?
Tác dụng của viêc lặp cấu trúc ấy?
khẳng định ý thức tự giác,
chắc chắn của tác giả.
Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ này? Tác dụng của nó?
www.themegallery.com
Từ ngữ biểu cảm: “kiếp phôi pha”
“cù bất cù bơ” (thành ngữ)
=> Tấm lòng xót thương của nhà thơ trước những kiếp đời bất hạnh và lòng căm giận trước những oan trái kẻ thù gây ra.

Tố Hữu đã có sự chuyển biến lớn về tình cảm: vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình cảm gắn bó ruột thịt với quần chúng lao khổ.
Có sự chuyển biến tình cảm ở khổ thơ 3 so với khổ 2. Vậy sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ có thể khái quát như thể nào?
www.themegallery.com
III. TỔNG KẾT:
Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng.
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
-Hình ảnh ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.
Ngôn ngữ gợi cảm
Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu hăm hở…
Từ ấy đến nay, bằng chính đời mình và thơ mình, Tố Hữu đã luôn sống đúng như niềm tâm niệm đầu đời đó.
(Phong Lan và Mai Hương)
Tổng kết về nội dung và nghệ thuật?
www.themegallery.com
* Luyện tập
Em hãy so sánh sự khác nhau về biểu hiện của cái tôi trong Vội vàng của Xuân Diệu và trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu?
Nghiêng về thể hiện cái tôi cá nhân
Cái tôi cá nhân đã hòa vào cái chung với mọi người.
Tôi muốn tắt nắng đi
…Tôi muốn buộc gió lại
…Ta muốn ôm…
-Tôi buộc lòng tôi với mọi người
…Tôi đã là con của vạn nhà …
www.themegallery.com
*Phần vận dụng, mở rộng, bổ sung (ở lớp, về nhà):
Viết tiếp đoạn văn còn dang dở để trả lời các câu hỏi: Bài thơ giúp cho em hiểu gì về việc xác định lí tưởng? Lí tưởng của em hiện nay là gì? Em sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng đó?
Hành trình của một đời người là hành trình của sự lựa chọn. Tố Hữu đã rất đúng khi chọn cho mình con đường đi theo Đảng, suốt đời chiến đấu phục vụ cách mạng và đất nước. Vì thế mà, chúng ta.....................
......................................................................................................................................
Bài thơ giúp cho em hiểu gì về việc xác định lí tưởng? Lí tưởng của em hiện nay là gì? Em sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng đó?
XIN KÍNH CHÀO
VÀ HẸN GẶP LẠI
QUÝ THẦY CÔ !!
www.themegallery.com
Cấu trúc: Tôi (chủ ngữ)+ buộc (vị ngữ)+ lòng tôi...khối đời (bổ ngữ)
 một kiểu cấu trúc chặt chẽ của tư duy để nhấn mạnh sự thay đổi trong nhận thức
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
2. Khổ 2:

-Từ ngữ:
+ buộc: động từ khẳng định ý thức tự nguyện và quyết tâm cao.
+ khối đời: hình ảnh ẩn dụ  khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ đoàn kết chặt chẽ vì một mục đích chung.
 Nhận thức mới về lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người.
www.themegallery.com
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
3. Khổ 3:
Nhóm 2.Em hãy phân tích cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong khổ 3?
Nhóm 4. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong khổ 3?
Nhóm 3. Kể tên một số bài thơ trong tập Từ ấy của Tố Hữu viết về những con người lao khổ?
Nhóm 1.Em có nhận xét gì về trình tự chuyển biến trong cảm xúc của Tố Hữu từ khổ 1 đến khổ 3?
Thảo luận
www.themegallery.com
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
3. Khổ 3:
+ Điệp từ: là, của, vạn  tạo nên nhịp điệu dồn dập, hăm hở nhấn mạnh sự gắn bó, hòa nhập
- Hình ảnh gợi cảm:kiếp phôi pha, cù bất cù bơ  đồng cảm với những kiếp người bất hạnh, lang thang cơ nhỡ.
Tố Hữu đã có sự chuyển biến lớn về tình cảm: vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình gắn bó ruột thịt với quần chúng lao khổ
- Từ ngữ:
+ Từ xưng hô: con, em, anh tự nhận mình là thành viên trong gia đình
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
www.themegallery.com
www.themegallery.com
DẶN DÒ:
Học thuộc bài thơ Từ ấy
Nắm nội dung bài học
Soạn: Đọc thêm: Tương tư (Nguyễn Bính)
Câu hỏi:
Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ
2. Tìm đọc các bài thơ khác của Nguyễn Bính, và những bài thơ viết về nỗi nhớ.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Thùy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)