Tuần 24. Tiểu sử tóm tắt
Chia sẻ bởi Lê Quang Tuấn |
Ngày 10/05/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Tiểu sử tóm tắt thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC EM
Giáo viên : Võ Thị Hằng
Lớp 11 A5 Tiết PPCT:87
Tổ : Văn
Trường THPT Cẩm Bình
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
TIỂU SỬ TÓM TẮT
Hồ Chí Minh, sinh ngày 19/5/1890, mất ngày 2/9/1969. Người sinh ra tại làng Kìm Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là một vùng quê hiếu học và có tinh thần yêu nước. Được lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho học. Bố mẹ, anh chị đều là những người nổi tiếng về học vấn và có tinh thần đấu tranh cho độc lập của dân tộc.
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Người đã tự trang bị cho mình một vốn văn hóa phương Đông bền vững và những tri thức phương Tây rộng rãi. Người đã từng học ở trường Quốc học Huế.
Từ năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước và đi theo con đường cách mạng vô sản. Là con đường đúng đắn giải phóng dân tộc. Năm 1930, người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1942 – 1943 sáng tác tập Nhật kí trong tù. Năm 1945, đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Người làm Chủ tịch nước từ năm 1945 đến năm 1969.
Người là vị lãnh tụ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giành độc lập cho dân tộc thoát khỏi ách đô hộ, xóa bỏ chế độ phong kiến; đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kì tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc và xây dựng một xã hội mới đi theo chủ nghĩa xã hội.
Người được nhân dân Việt Nam tôn thờ là vị cha già dân tộc, gọi một cách thân mật, trìu mến “Bác Hồ”; được thế giới công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc. Người đã để lại cho thế hệ sau những di sản quý báu về các lĩnh vực như chính trị, quân sự, ngoại giao, văn học, đạo đức…
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt :
* Khái niệm: TSTT là một văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp một cá nhân.
1. Mục đích:
+ Giới thiệu cho người đọc, người nghe hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người đang được nói tới
+ Những hiểu biết đó giúp những người có trách nhiệm làm công tác tổ chức phân công công việc hợp lí
+ Giúp chúng ta trong việc chọn bạn hoặc giới thiệu vào các chức vụ của lớp, trường
2. Yêu cầu cơ bản :
- Thông tin khách quan, chính xác
- Nội dung và độ dài văn bản phù hợp mục đích viết
- Văn bản cô đọng, trong sáng, không sử dụng biện pháp tu từ.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
1. Chọn tài liệu để viết TSTT
* Cần sưu tập tài liệu qua sách, báo, qua tìm hiểu; yêu cầu tài liệu phải chính xác, chân thực, đầy đủ.
- Ví dụ: Viết tiểu sử tóm tắt về nhà bác học Lương Thế Vinh chúng ta cần sưu tập những tài liệu, sách báo:
+ Từ điển văn học
+ Từ điển Tiếng Việt.
+ Lịch sử các nhân vật Việt Nam
+ Các bài báo nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của ông qua tạp chí khoa học lịch sử, Internet…
Đề bài 1: Viết văn bản tóm tắt tiểu sử nhà văn Nam Cao ?
Đề bài 2: Tóm tắt tiểu sử nhà bác học Lương Thế Vinh ?
Câu hỏi: Để viết được văn bản tiểu sử tóm tắt chúng cần sưu tập tài liệu như thế nào ?
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
2. Viết tiểu sử tóm tắt
Nguyễn Trãi (1380 -1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại ( Chí Linh, Hải Dương) sau về Nhị Khê.
Sinh ra trong gia đình khoa bảng, yêu nước và tài văn chương. Cha là Nguyễn Phi Khanh, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán.
Thuở ấu thơ chịu nhiều mất mát đau thương, mất mẹ, ông ngoại khi còn nhỏ. Năm 1407 giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, cha bị giặc đưa sang Trung Quốc. Khắc lời cha dạy Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh và giành chiến thắng vẻ vang, đưa lại nền độc lập cho dân tộc. Trong thời gian này, ông đã viêt “Bình Ngô đại cáo”, được xem là bản “Tuyên ngôn độc lập” thứ hai của dân tộc.
Đầu năm 1428, đất nước thái bình, ông hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước nhưng lại bị một số tên gian thần ghen ghét công lao, tìm cách gièm pha. Ông đã xin về ở ẩn Côn Sơn vào năm 1439 nhưng đến 1440 ông lại được Lê Thái Tông mời ra giúp nước vì thấy ông rất cần cho đất nước. Năm 1442, bị án oan Lệ Chi viên khép vào tội “Tru di tam tộc”. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông.
Câu hỏi: Muốn viết được văn bản tiểu sử tóm tắt cần phải viết về những nội dung nào?
Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới. Là một con người chịu nhiều oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
2. Viết tiểu sử tóm tắt
Văn bản gồm các nội dung
+ Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ tên, năm sinh, quê quán…)
+ Hoạt động xã hội của nhân vật.
+ Đóng góp tiêu biểu của nhân vật
+ Đánh giá chung
Lưu ý:
+ Bố cục: rõ ràng, hợp lí.
+ Đánh giá chính xác, chân thực, không nên thái quá ( đề cao hoặc chê bai quá mức)
III. Luyện tập:
Nương tử ơi ! Chướng căn ấy bởi vì đâu ? Oan thác ấy bởi vì đâu ? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm !
Lại có điều đau đớn thế ! Nhà huyên ví năm có bảy, mà riêng một mình nàng đeo phận bạc, thì lửa nguội nước vơi còn có lẽ.
Thương hại thay ! Hoa có một cành, tuyết có một điểm, nguyệt có một vầng, mây có một đóa.
Thân là thân hiếm hoi chừng ấy, nỡ nào lấy đôi mươi năm làm một kiếp, mà ngơm ngớp chốn non Bồng nước Nhược, đỉnh gì không đoái cõi phù sinh
( trích VĂN TẾ TRƯƠNG QUỲNH NHƯ - Phạm Thái, SGK văn 10, NXB Giáo dục 2000)
Ba Sô là một thi sĩ - người hành hương danh tiếng sống ở Nhật vào thế kỉ XVII.
Ba Sô là bút danh. Trong thực tế đây là bút danh thứ ba của ông. Dưới những vần thơ đầu tiên ông ký Mu – nê – phu – sa. Mười năm sau, ông chọn cái tên Tô sây, có nghĩa là “Đào xanh” để tỏ lòng ngưỡng mộ nhà thơ Trung Hoa, đời Đường danh tiếng Lý Bạch (705 – 762).
Vì hai chữ “Lý Bạch” vốn có nghĩa là “mận trắng” mãi cho đến năm 36 tuổi, khi đã là một nhà thơ có uy tín và nhiều người theo ông, ông mới đổi bút danh là Ba Sô
(Viết về thi sĩ Ba Sô “con đường hẹp thiên lí” Báo Vietnamnet - 20/11/2005)
III. Luyện tập:
Câu 2:
+ Giống: các văn bản đều viết và cố gắng làm rõ về một con người nào đó.
+ Khác:
- TSTT khác điếu văn ở mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. điếu văn viết để đọc trong lễ truy điệu (ngoài tiểu sử còn có khóc thương và chia buồn)
- TSTT khác sơ yếu lý lịch: sơ yếu lý lịch do bản thân viết và là văn bản hành chính theo mẫu.
- TSTT khác văn bản thuyết minh: văn bản thuyết minh đối tượng rộng hơn (người, cảnh), có thể nhấn mạnh những nội dung khác nhau tùy thuộc mục đích; hành văn diễn đạt phong phú, giàu biểu cảm.
Câu 3: Viết TSTT. Nhà thơ Xuân Diệu:
Xuân Diệu (1916 – 1985) bút danh Trảo Nha,
tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Quê cha: Hà Tĩnh,
quê mẹ: Bình Định .
Sau khi tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu dạy học tư,
làm viên chức ở Mỹ Tho, sau đó ra Hà Nội làm nghề
viết văn. Ông là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn ,
tham gia mặt trận Việt Minh trước 1945. Cả cuộc
đời gắn bó với nền văn học dân tộc. Năm 1983 ông
được bầu làm viện sĩ thông tấn viện hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức.
Trước 1945, là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Xuân Diệu đem đến cho độc giả một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết với những tập “Thơ thơ”,“Gửi hương cho gió”. Sau 45, ông say sưa viết về toàn quốc, nhdân, Đảng, Bác Hồ… với một tinh thần lạc quan sôi nổi: “Riêng chung”, “Hai đợt sóng” lần lượt ra đời
Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, sức sáng tạo dồi dào, đóng góp nhiều mặt cho nền văn học dân tộc (thơ, văn xuôi, phê bình).
Ở lĩnh vực nào cũng in đậm hình ảnh một Xuân Diệu – nhà thơ của tuổi trẻ, mùa xuân, sôi nổi tình yêu, dạt dào tình đời.
Giáo viên : Võ Thị Hằng
Lớp 11 A5 Tiết PPCT:87
Tổ : Văn
Trường THPT Cẩm Bình
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
TIỂU SỬ TÓM TẮT
Hồ Chí Minh, sinh ngày 19/5/1890, mất ngày 2/9/1969. Người sinh ra tại làng Kìm Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là một vùng quê hiếu học và có tinh thần yêu nước. Được lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho học. Bố mẹ, anh chị đều là những người nổi tiếng về học vấn và có tinh thần đấu tranh cho độc lập của dân tộc.
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Người đã tự trang bị cho mình một vốn văn hóa phương Đông bền vững và những tri thức phương Tây rộng rãi. Người đã từng học ở trường Quốc học Huế.
Từ năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước và đi theo con đường cách mạng vô sản. Là con đường đúng đắn giải phóng dân tộc. Năm 1930, người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1942 – 1943 sáng tác tập Nhật kí trong tù. Năm 1945, đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Người làm Chủ tịch nước từ năm 1945 đến năm 1969.
Người là vị lãnh tụ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giành độc lập cho dân tộc thoát khỏi ách đô hộ, xóa bỏ chế độ phong kiến; đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kì tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc và xây dựng một xã hội mới đi theo chủ nghĩa xã hội.
Người được nhân dân Việt Nam tôn thờ là vị cha già dân tộc, gọi một cách thân mật, trìu mến “Bác Hồ”; được thế giới công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc. Người đã để lại cho thế hệ sau những di sản quý báu về các lĩnh vực như chính trị, quân sự, ngoại giao, văn học, đạo đức…
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt :
* Khái niệm: TSTT là một văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp một cá nhân.
1. Mục đích:
+ Giới thiệu cho người đọc, người nghe hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người đang được nói tới
+ Những hiểu biết đó giúp những người có trách nhiệm làm công tác tổ chức phân công công việc hợp lí
+ Giúp chúng ta trong việc chọn bạn hoặc giới thiệu vào các chức vụ của lớp, trường
2. Yêu cầu cơ bản :
- Thông tin khách quan, chính xác
- Nội dung và độ dài văn bản phù hợp mục đích viết
- Văn bản cô đọng, trong sáng, không sử dụng biện pháp tu từ.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
1. Chọn tài liệu để viết TSTT
* Cần sưu tập tài liệu qua sách, báo, qua tìm hiểu; yêu cầu tài liệu phải chính xác, chân thực, đầy đủ.
- Ví dụ: Viết tiểu sử tóm tắt về nhà bác học Lương Thế Vinh chúng ta cần sưu tập những tài liệu, sách báo:
+ Từ điển văn học
+ Từ điển Tiếng Việt.
+ Lịch sử các nhân vật Việt Nam
+ Các bài báo nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của ông qua tạp chí khoa học lịch sử, Internet…
Đề bài 1: Viết văn bản tóm tắt tiểu sử nhà văn Nam Cao ?
Đề bài 2: Tóm tắt tiểu sử nhà bác học Lương Thế Vinh ?
Câu hỏi: Để viết được văn bản tiểu sử tóm tắt chúng cần sưu tập tài liệu như thế nào ?
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
2. Viết tiểu sử tóm tắt
Nguyễn Trãi (1380 -1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại ( Chí Linh, Hải Dương) sau về Nhị Khê.
Sinh ra trong gia đình khoa bảng, yêu nước và tài văn chương. Cha là Nguyễn Phi Khanh, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán.
Thuở ấu thơ chịu nhiều mất mát đau thương, mất mẹ, ông ngoại khi còn nhỏ. Năm 1407 giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, cha bị giặc đưa sang Trung Quốc. Khắc lời cha dạy Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh và giành chiến thắng vẻ vang, đưa lại nền độc lập cho dân tộc. Trong thời gian này, ông đã viêt “Bình Ngô đại cáo”, được xem là bản “Tuyên ngôn độc lập” thứ hai của dân tộc.
Đầu năm 1428, đất nước thái bình, ông hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước nhưng lại bị một số tên gian thần ghen ghét công lao, tìm cách gièm pha. Ông đã xin về ở ẩn Côn Sơn vào năm 1439 nhưng đến 1440 ông lại được Lê Thái Tông mời ra giúp nước vì thấy ông rất cần cho đất nước. Năm 1442, bị án oan Lệ Chi viên khép vào tội “Tru di tam tộc”. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông.
Câu hỏi: Muốn viết được văn bản tiểu sử tóm tắt cần phải viết về những nội dung nào?
Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới. Là một con người chịu nhiều oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
2. Viết tiểu sử tóm tắt
Văn bản gồm các nội dung
+ Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ tên, năm sinh, quê quán…)
+ Hoạt động xã hội của nhân vật.
+ Đóng góp tiêu biểu của nhân vật
+ Đánh giá chung
Lưu ý:
+ Bố cục: rõ ràng, hợp lí.
+ Đánh giá chính xác, chân thực, không nên thái quá ( đề cao hoặc chê bai quá mức)
III. Luyện tập:
Nương tử ơi ! Chướng căn ấy bởi vì đâu ? Oan thác ấy bởi vì đâu ? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm !
Lại có điều đau đớn thế ! Nhà huyên ví năm có bảy, mà riêng một mình nàng đeo phận bạc, thì lửa nguội nước vơi còn có lẽ.
Thương hại thay ! Hoa có một cành, tuyết có một điểm, nguyệt có một vầng, mây có một đóa.
Thân là thân hiếm hoi chừng ấy, nỡ nào lấy đôi mươi năm làm một kiếp, mà ngơm ngớp chốn non Bồng nước Nhược, đỉnh gì không đoái cõi phù sinh
( trích VĂN TẾ TRƯƠNG QUỲNH NHƯ - Phạm Thái, SGK văn 10, NXB Giáo dục 2000)
Ba Sô là một thi sĩ - người hành hương danh tiếng sống ở Nhật vào thế kỉ XVII.
Ba Sô là bút danh. Trong thực tế đây là bút danh thứ ba của ông. Dưới những vần thơ đầu tiên ông ký Mu – nê – phu – sa. Mười năm sau, ông chọn cái tên Tô sây, có nghĩa là “Đào xanh” để tỏ lòng ngưỡng mộ nhà thơ Trung Hoa, đời Đường danh tiếng Lý Bạch (705 – 762).
Vì hai chữ “Lý Bạch” vốn có nghĩa là “mận trắng” mãi cho đến năm 36 tuổi, khi đã là một nhà thơ có uy tín và nhiều người theo ông, ông mới đổi bút danh là Ba Sô
(Viết về thi sĩ Ba Sô “con đường hẹp thiên lí” Báo Vietnamnet - 20/11/2005)
III. Luyện tập:
Câu 2:
+ Giống: các văn bản đều viết và cố gắng làm rõ về một con người nào đó.
+ Khác:
- TSTT khác điếu văn ở mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. điếu văn viết để đọc trong lễ truy điệu (ngoài tiểu sử còn có khóc thương và chia buồn)
- TSTT khác sơ yếu lý lịch: sơ yếu lý lịch do bản thân viết và là văn bản hành chính theo mẫu.
- TSTT khác văn bản thuyết minh: văn bản thuyết minh đối tượng rộng hơn (người, cảnh), có thể nhấn mạnh những nội dung khác nhau tùy thuộc mục đích; hành văn diễn đạt phong phú, giàu biểu cảm.
Câu 3: Viết TSTT. Nhà thơ Xuân Diệu:
Xuân Diệu (1916 – 1985) bút danh Trảo Nha,
tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Quê cha: Hà Tĩnh,
quê mẹ: Bình Định .
Sau khi tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu dạy học tư,
làm viên chức ở Mỹ Tho, sau đó ra Hà Nội làm nghề
viết văn. Ông là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn ,
tham gia mặt trận Việt Minh trước 1945. Cả cuộc
đời gắn bó với nền văn học dân tộc. Năm 1983 ông
được bầu làm viện sĩ thông tấn viện hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức.
Trước 1945, là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Xuân Diệu đem đến cho độc giả một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết với những tập “Thơ thơ”,“Gửi hương cho gió”. Sau 45, ông say sưa viết về toàn quốc, nhdân, Đảng, Bác Hồ… với một tinh thần lạc quan sôi nổi: “Riêng chung”, “Hai đợt sóng” lần lượt ra đời
Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, sức sáng tạo dồi dào, đóng góp nhiều mặt cho nền văn học dân tộc (thơ, văn xuôi, phê bình).
Ở lĩnh vực nào cũng in đậm hình ảnh một Xuân Diệu – nhà thơ của tuổi trẻ, mùa xuân, sôi nổi tình yêu, dạt dào tình đời.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Quang Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)