Tuần 24. Tiểu sử tóm tắt

Chia sẻ bởi Hoàng Vũ Kha | Ngày 10/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Tiểu sử tóm tắt thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TIỂU SỬ TÓM TẮT
TIẾT 90

Ông Nguyễn Tấn Dũng
Họ và tên thường gọi: Nguyễn Tấn Dũng, Ba Dũng
Ngày sinh: 17/11/1949
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không có
Quê quán: Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Nơi cư trú (nơi ở hiện nay): 55 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
Trình độ học vấn: Cử nhân luật
Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị - BCH TW Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng thường trực Chính phủ
Nơi làm việc: Văn phòng Chính phủ
Ngày vào Đảng: 10/06/1967 Ngày chính thức: 10/03/1968
Ông Nguyễn Minh Triết
Họ và tên thường gọi: Sáu Phong
Ngày sinh: 08/10/1942
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Phú An,
huyện Bến Cát,
Tỉnh Bình Dương
Nơi cư trú (nơi ở hiện nay): 21 Kỳ Đồng, P9, Q3, TP Hồ Chí Minh
Trình độ học vấn: Đại học Toán
Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh
Nơi làm việc: Thành ủy TP Hồ Chí Minh
Ngày vào Đảng: 30/03/1965
Địa chỉ liên hệ: 127 Trương Định, Quận 3

Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh (1442-?) tự Cảnh Nghi, hiệu Thụy Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường; quê ở Nam Định.
Là người thông minh, thi đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi (1463); được vua giao soạn thảo các văn từ và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Đại thành toán pháp là cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên của nước ta do ông soạn.
Về văn chương nghệ thuật, ông được vua phong chức Sái phu trong Hội Tao đàn. Cuốn Hí phường phả lục của ông được Quách Hữu Nghiên đánh giá là “một tác phẩm lí luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền”
Lương Thế Vinh là người có thực học, không thích văn chương phù phiếm mà nghĩ đến mở mang dân trí, phát triển kinh tế. Nhà bác học Lê Quý Đôn đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế, con người “tài hoa, danh vọng vượt bậc”.
*Bản tiểu sử tóm tắt thường có các phần:
- Khái quát về nhân thân.
- Hoạt động xã hội.
- Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu.
- Đánh giá chung.

Mẫu văn bản tiểu sử tóm tắt :

H? v� tên:.........
Ng�y sinh: ........
Dân t?c:.........
Tôn giáo: ........
Quê quán:........
Nơi cu trú :.......
Trình d? học v?n:.......
Ngh? nghi?p:.......
Chức vụ:.........
Nơi l�m vi?c:.......
Thành tựu:........
Đánh giá:........
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912-1940) sinh tại Lệ Mỹ, tỉnh Đồng Hới.
Ông học trung học tại Huế (1928-1930), sau đó làm viên chức Sở Đạc Điền Qui Nhơn (1932-1933). 1934, ông vào Sài Gòn làm báo rồi lại trở ra Qui Nhơn 1935.
Ông mắc bệnh phong 1937 và 1940 thì mất.
Hàn Mặc Tử làm thơ rất sớm với thể thơ Đường Luật và các bút danh Minh Duệ Thị, Phong Trần. 1935 ông đổi bút hiệu thành Lệ Thanh rồi Hàn Mạc Tử .
Tác phẩm tiêu biểu: thi tập Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản khi ông còn sinh tiền), Thơ Điên (Đau Thương), Thượng Thanh Khí, Cẩm Châu Duyên và Chơi Giữa Mùa Trăng.
Hàn Mặc Tử đem đến cho Thơ Mới một phong cách độc đáo và sáng tạo: bên cạnh những tác phẩm bình dị, trong trẻo và chan chứa tình quê là những tác phẩm đầy những cảm hứng lạ lùng và huyền bí.
TỐ HỮU
Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quang Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.Thưở nhỏ, ông học Trường Quốc học Huế. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản.
Từ đó, sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặn đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Ngày được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu viết “Từ ấy”. Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng”.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Vũ Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)