Tuần 24. Tiểu sử tóm tắt

Chia sẻ bởi nguyễn thị trang | Ngày 10/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Tiểu sử tóm tắt thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Xuân Diệu (1916-1985) còn có bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh là Phạm Xuân Diệu. Ông thân sinh ra xuân Diệu là một nhà nho quê ở làng Trảo Nha(nay thuộc xã Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho, sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Llực Văn Đoàn.
Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
Xuân Diệu là cánh diều no gió trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học việt nam hiện đại. Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu là một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn,một nhà văn hóa lớn.
Xuân Diệu để lại một sự nghệp văn học lớn và được rất nhiều độc giả yêu thích, say mê những bài thơ đầy cảm xúc viết về tình yêu của ông.

TIẾT 94 : LÀM VĂN
TIỂU SỬ TÓM TẮT
I.Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
a.Khái niệm
Là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.
VD: Tiểu sử một nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, tiểu sử của một cán bộ giáo viên…
Sách giáo khoa lớp 11: Tiểu sử của Tản Đà trong “Hầu trời”, của Xuân Diệu trong “Vội vàng”.
 
 

Thế nào là tiểu sử tóm tắt?
b.Mục đích.
- Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp của một cá nhân.
- Nó có ý nghĩa:
+ Giúp nhà quản lý tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp, phân công công việc hợp lý, hiệu quả.
+ Giúp lựa chọn bạn bè, giới thiệu cán bộ lãnh đạo.
+ Nắm được tiểu sử nhà văn, nhà thơ, chúng ta sẽ có thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của
Mục đích của tiểu sử tóm tắt là gì ?
c.Yêu cầu.
- Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới.
- Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
- Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.


Em hãy cho biết những yêu cầu nào được đặt ra khi viết tiểu sử tóm tắt?
 
II.Cách viết tiểu sử tóm tắt
1.Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt.
a, Kể lại vắn tắt cuộc đời, sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh?
b, Phân tích tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn?
c, Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt, cần sưu tầm những tài liệu gì? Các tài liệu đó phải đáp ứng những yêu cầu nào?
a. Kể lại vắn tắt cuộc đời, sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh?
-Giới thiệu khái quát
+Nhân thân: Họ tên, tự, hiệu, quê quán
+Các hoạt động chính, các mốc thời gian: từ nhỏ, chưa đầy 20 tuổi, 21 tuổi…
+Những đóng góp chủ yếu: trong văn chương, toán học, nghệ thuật..
-Những đặc điểm nổi bật về con người, sự nghiệp:
Thần đồng, thông ming, tài học…
-Đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan:
Kinh bang tế thế, tài hoa, danh vọng vượt bậc (Lê Quý Đôn)

b. Phân tích tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn?
- Tính chính xác, chân thực: các thông tin được đưa ra với đảm bảo được tính khách quan, những cứ liệu cụ thể bằng những con số: năm sinh, các mốc thời gian trong cuộc đời..lời trích dẫn ý kiến rất rõ ràng của nhà bác học Lê Quý Đôn.
- Tính tiêu biểu: bài viết không rườm rà, những thông tin đưa ra rất rõ ràng và có kết cấu nội dung hợp lý đảm bảo cung cấp thông tin một cách ngắn gọn và căn bản nhất về Lương Thế Vinh.
c. Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt, cần sưu tầm những tài liệu gì? Các tài liệu đó phải đáp ứng những yêu cầu nào?

- Tài liệu viết về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của người được tóm tắt.
- Yêu cầu về tài liệu: chính xác, rõ ràng, có cơ sở, ngắn gọn, đúng mục đích.
2. Viết tiểu sử tóm tắt
-Những nội dung chính:
+ Thân thế.
+ Phẩm chất con người: trí tuệ, tấm lòng với nhân dân, đất nước..
+Đánh giá
-Cách sắp xếp:
Mạch lạc, chặt chẽ, triển khai vấn đề logic.
-Những lưu ý khi viết phần đánh giá về người được viết tiểu sử tóm tắt:
+ Nội dung: ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, tiêu biểu.
+ Mức độ đánh giá: khách quan, đúng mực, có sức thuyết phục.
*Các bước viết tiểu sử tóm tắt.
-Xác định đối tượng và mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
-Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt: cụ thể, chính xác, tiêu biểu
-Viết tiểu sử tóm tắt theo dàn bài:
+Giới thiệu khái quát về nhân thân:họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình...
+Hoạt động xã hội của người được giới thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người..
+Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu.
+ Đánh giá chung.
III.Ghi nhớ
SGK/55
IV.Luyện tập
Bài tập 1
Trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt
b, Tự ứng cử vào một chức vụ nào đó trong cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.
c, Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.
d, Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.
e, Khi một vị lãnh đạo từ trần.
Bài tập 2:



Tiết 100 Làm văn
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
I.Ôn lại kiến thức
-Gồm 4 phần:
+Phần 1: Giới thiệu về nhân thân Lưu Quang Vũ (ngày sinh, ngày mất, quê quán...)
+Phần 2: Nói về sự nghiệp thơ ca của ông (các tập thơ chính, cảm hứng chủ đạo)
+Phần 3: Nói về sự nghiệp sân khấu (các vở kịch tiêu biểu, nội dung chính)
+Phần 4: Đánh giá về sự đóng góp của ông cho sự nghiệp văn học nghệ thuật
Bản tiểu sử tóm tắt gồm mấy phần? Nội dung cụ thể từng phần?

- Văn bản trên là văn bản tiểu sử tóm tắt vì:
+Đây là văn bản giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân (Lưu Quang Vũ)
+Văn bản thuật lại một cách trung thực, khách quan và đầy đủ những nét chính trong cuộc đời của Lưu Quang Vũ
+Văn phong trong sáng, cô đọng.
Vì sao ví dụ trên là một văn bản tiểu sử tóm tắt?
*Khái niệm:
Tiểu sử tóm tắt là văn bản thong tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.
*Mục đích:
Giới thiệu cho người đọc, người nghe về người được nói tới
*Yêu cầu:
-Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới
-Nội dung của văn bản phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt
-Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ

Em hãy nhắc lại khái niệm, mục đích, yêu cầu và nội dung của một bản tiểu sử tóm tắt?
*Cách viết tiểu sử tóm tắt
-Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt: cụ thể, chính xác, chân thực, tiêu biểu
-Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt cần sưu tầm những tài liệu tiêu biểu có liên quan (tài liệu đó phải mang tính cụ thể, chính xác, chân thực, toàn diện)
*Nội dung:
Bản tiểu sử tóm tắt gồm :
-Nhân thân
-Hoạt động xã hội
-Đóng góp, thành tựu tiêu biểu
-Đánh giá chung
II. Luyện tập
Bài tập 1(SGK/63)
Tình huống: Giới thiệu một đoàn viên ưu tú tham gia vào BCH Hội liên hiệp thanh niên của tỉnh.

-Một đoàn viên ưu tú là người có thành tích tốt trong học tập, phong trào, đạo đức sôi nổi, được mọi người yêu mến và ủng hộ.


Tình huống trong đề bài này là gì?
Thế nào là một đoàn viên ưu tú?
-Mục đích:
Giới thiệu một đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào BCH Hội liên hiệp thanh niên của tỉnh
-Yêu cầu:
+ Phải khác quan, chính xác
+ Thành tích đóng góp của đoàn viên phải cụ thể về thời gian và số liệu
+ Bản tiểu sử tóm tắt phải ngắn gọn
+ Văn phong trong sáng, cô đọng, không sử dụng những yếu tố biểu cảm, phép tu từ.


Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt trong tình huống này là gì?
 
Các bước của bản tiểu sử tóm tắt là:
+ Giới thiệu khái quát về nhân thân
+ Các năng lực, thành tích, kết quả học tập của ứng viên đó
+ Đánh giá nhận xét chung về ứng viên đó
-Tìm hiểu người giới thiệu để có những thông tin cần thiết
-Viết tiểu sử tóm tắt

Các bước của bản tiểu sử tóm tắt?
Thưa các bạn!
Trong đại hội Liên hiệp thanh niên của thành phố sắp tới, tôi xin giới thiệu bạn Nguyễn Văn A vào danh sách đề cử của ban chấp hành nhiệm kỳ mới.
Nguyễn Văn A sinh ngày 4 tháng 2 năm 1999, là một trong những học sinh xuất sắc của trường THPT Triệu Sơn 2.
Trong 4 năm THCS, A luôn là học sinh giỏi của trường. Không chỉ học giỏi, A còn rất sôi nổi, năng nổ trong các hoạt động của tập thể.
Tốt nghiệp THCS, với tấm bằng loại giỏi, A tiếp tục theo học ở trường THPT Lê Văn Hưu. Vốn là người thông minh năng nổ hoạt bát nên A tiếp tục dành được nhiều thành tích rất cao: trong học tập luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, trong công tác Đoàn luôn là một bí thư chi đoàn gương mẫu. Những thành tích mà A đạt được là kết quả của một quá trình phấn đấu học tập và rèn luyện không ngừng. Nguyễn Văn A là một tấm gương sang để chúng ta neo theo. Với những thành tích như vậy, A hoàn toàn xứng đáng là ứng cử viên sang giá của Ban chấp hành Hội lien hiệp Thanh niên của tỉnh Thanh Hóa.
Với uy tín và kinh nghiệm của A tôi tin A sẽ có những đóng góp tích cực cho phong trào Thanh niên của tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, tôi xin chân thành giới thiệu bạn Nguyễn Văn A vào danh sách đề cử. Rất mong các bạn đồng tình ủng hộ ý kiến của tôi và tập chung phiếu bầu cho bạn Nguyễn Văn A.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bài tập 2: Viết tiểu sử tóm tắt về tác gia Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê ở Nhị Khuê, Thường Tín, Hà Tây. Cha là Nguyễn Phi Khanh, ông nội là Trần Nguyên Đán (quan tể tướng thời Trần).
Thuở thiếu thời gặp nhiều mất mát đau thương: 5 tuổi mẹ mất. 10 tuổi ông ngoại qua đời. Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới chiều nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc. Cuối năm 1427 đầu 1428 khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” hăm hở xây dựng đất nước. Năm 1439 về ở ẩn tại Côn Sơn, năm 1440 được Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước. Năm 1442 oan án Lệ Chi Viên khép ông vào tội “Tru di tam tộc”. Năm 1464 Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán: “Ức Trai thi tập”, “Bình Ngô đại cáo”, “Quân trung từ mệnh tập”, “Dư địa chí”. Qua đó ta thấy được ông vừa là một nhà chính luận tài ba, lỗi lạc, vừa là nhà thơ trữa tình sâu sắc.
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người chịu nhiều nỗi oan khiên, thảm khốc dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)