Tuần 24. Tiểu sử tóm tắt

Chia sẻ bởi huóng thị hà | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Tiểu sử tóm tắt thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các em đến với tiết học hôm nay

SVTH: Hướng Thị Hà, Lớp Sư phạm Ngữ văn k37, Trường Đại học Quy Nhơn.
11B2

Các em hãy quan sát những hình ảnh sau và giới thiệu vài nét về nhân vật đó?
KHỞI ĐỘNG
Chủ tịch Hồ Chí Minh
(1890- 1969)
Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu.
Sinh ngày 02 -2 -1916
Quê quán: Can Lộc –Hà Tĩnh.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc, thư kí tòa soạn Tạp chí Tiên phong. Năm 1948 là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệViệt Nam. .
Ông được công nhận là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức.
Năm 1985, Xuân Diệu lâm trọng bệnh và qua đời.
Xuân Diệu để lại một di sản văn học đồ sộ với nhiều thể loại
Họ và tên: TRẦN ĐẠI QUANG.
Ngày sinh: 12/10/1956
Quê quán: tỉnh Ninh Bình
Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tiến sĩ Luật học,
Học vị: Tiến sĩ; Học hàm: Giáo sư
Đại biểu Quốc hội Khóa XIII
Tóm tắt quá trình công tác
- Từ tháng 7/1972 đến tháng 3/2016: giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và Nhà nước Việt Nam
- Ngày 2/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam



Tiếng Việt: Tiết 104
TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
CẤU TRÚC BÀI HỌC
TIỂU SỬ TÓM TẮT


II/
Cách viết tiểu sử tóm tắt

I/
Khái niệm,
mục đích,
yêu cầu
III/
Luyện tập

TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
Khái niệm, mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
1. Khái niệm:
Là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của 1 cá nhân.

Tiểu sử tóm tắt là gì?
2. Mục đích:
Viết tiểu sử tóm tắt nhằm mục đích gì?
TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
Mục đích
Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và cống hiến của 1 người nào đó.
Trong công việc : giúp các nhà quản lí tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp, phân công công việc hợp lí, hiệu quả.
Trong cuộc sống : giúp lựa chọn bạn và giới thiệu cán bộ lãnh đạo…
Trong học tập : tiểu sử của tác giả là cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm.
TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
Khái niệm, mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
1. Khái niệm:

2. Mục đích:
3. Yêu cầu:
Tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng những yêu cầu gì?
TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
Yêu cầu
Thông tin phải khách quan, chính xác.
Nội dung và độ dài văn bản phải phù hợp với mục đích.
Văn phong phải cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
Khái niệm, mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
Cách viết tiểu sử tóm tắt.
1. Xét ví dụ:
Đọc ví dụ trang 54 sgk và trả lời các câu hỏi sau:
1.Văn bản gồm mấy phần? Đó là những phần nào ?
2. Các tài liệu được lựa chọn trong tiểu sử tóm tắt của Lương Thế Vinh là những tài liệu như thế nào?
3. Tác giả đã đánh giá về Lương Thế Vinh như thế nào?
TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
- Bản tiểu sử tóm tắt gồm 4 phần:
+ Nhân thân:
+ Các hoạt động chính:
+ Những đóng góp chủ yếu:
+ Đánh giá chung:
- Các tài liệu được lựa chọn: cụ thể, chính xác, chân thực, tiêu biểu.
- Đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan:
+ So sánh với các sĩ phu đương thời.
+ Dựa vào lời đánh giá của Lê Quý Đôn
1. Xét ví dụ
TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
Khái niệm, mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
Cách viết tiểu sử tóm tắt.
1. Xét ví dụ:
2. Nhận xét:
Em hãy cho biết tiểu sử tóm tắt thường gồm có mấy phần?
TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
2. Nhận xét
Các phần của tiểu sử tóm tắt: 4 phần
1. Giới thiệu khái quát về nhân thân.
2. Giới thiệu ngắn gọn lĩnh vực hoạt động xã hội.
3. Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu.
4. Đánh giá chung.
TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
2. Nhận xét
- Các bước viết tiểu sử tóm tắt:
1. Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng...
2. Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu.
3. Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản.
4. Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đã viết.
Nêu các bước viết tiểu sử tóm tắt ?
TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
Khái niệm, mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
Cách viết tiểu sử tóm tắt.
1. Xét ví dụ:
2. Nhận xét:
Ghi nhớ trang 55 sgk.
III. Luyện tập
TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
III. Luyện tập
Bài 1: Hãy viết tiểu sử tóm tắt của nhà thơ Hàn Mặc Tử?
Bài 2: Viết tiểu sử của 1 đoàn viên ưu tú để giới thiệu vào Ban chấp hành Đoàn trường THPT Phan Bội Châu.


Hàn Mặc Tử (1912 -1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Sinh tại huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình) trong một gia đình viên chức nghèo.
Ông học trung học tại Huế, sau đó làm công chức Sở Đạc Điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936, mắc bệnh phong, ông trở về Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa.
Hàn Mặc Tử làm thơ từ rất sớm 14,15 tuổi với các bút danh Phong Trần, Lệ Thanh... Bắt đầu bằng thơ Đường luật sau chuyển sang khuynh hướng thơ lãng mạn. Tác phẩm tiêu biểu: tập Gái quê (1936); tập Thơ Điên 1938 (sau đổi thành Đau thương)…
Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ Mới.
Nhân thân
Sự nghiệp
Đánh giá chung
Hoạt động
BÀI TẬP 1
III. Luyện tập
Bài 2
Thưa các bạn !
Trong đại hội Đoàn thanh niên của trường THPT Phan Bội Châu sắp tới, tôi xin giới thiệu bạn……vào danh sách đề cử của ban chấp hành nhiệm kì mới.
Bạn …sinh ngày…tháng…năm…, tại…hiện đang là học sinh…
Suốt ba năm học bạn …đều là….. bạn không chỉ học giỏi mà còn là người có năng lực tổ chức và điều hành các hoạt động tập thể một cách có hiệu quả…
Với uy tín và kinh nghiệm công tác của bạn …tôi tin là…sẽ có những đóng góp tích cực cho phong trào thanh niên của trường. Vì vậy tôi xin trân trọng giới thiệu bạn …vào danh sách đề cử.
Rất mong các bạn đồng tình, ủng hộ ý kiến của tôi và tập trung phiếu bầu cho bạn…
Xin chân thành cảm ơn!
TIỂU SỬ TÓM TẮT.
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
III. Luyện tập:
Bài 3: Hãy cho biết những điểm khác và giống nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với văn bản khác:
điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.
Bài 3:
Tiểu sử tóm tắt
Điếu văn
Sơ yếu
lí lịch
Thuyết minh
Đều viết về một nhân vật nào đó
Do người khác viết,
ngắn gọn, không sử dụng
biện pháp tu từ.
Thể hiện lòng tiếc thương,
chia buồn.
Sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm.
Do bản thân viết,
theo mẫu cố định,
có xác nhân của địa phương.
Đối tượng rộng hơn, có sử dụng biện pháp tu từ.



Củng cố và dặn dò


1. Củng cố:
2. Dặn dò học sinh:
- Học bài cũ.
- Soạn, tìm hiểu bài mới “ Người trong bao”
Hướng dẫn:
- Trình bày những nét chính về tác giả Sê - khốp?
- Xác định hoàn cảnh sáng tác của văn bản? bố cục văn bản?
- Phân tích nhân vật Bê- li- Cốp. Từ đó đưa ra nhận xét về lối sống của Bê – li- Cốp. Rút ra bài học cho bản thân.
Xin chân thành cảm ơn cô và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: huóng thị hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)