Tuần 24. Thực hành về hàm ý

Chia sẻ bởi Võ Thị Kim Thạnh | Ngày 09/05/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Thực hành về hàm ý thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

DỰ THI BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ 2008
GIÁO VIÊN: VÕ THỊ KIM THẠNH
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT GÒ CÔNG ĐÔNG
TIẾNG VIỆT:
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
1.a)Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì lời đáp đó:
(1) Thiếu thông tin cần thiết về việc mất bò và số lượng bò bị mất.
(2) Thừa thông tin: dự định lấy súng đi bắn hổ
(3) Hàm ý: Công nhận việc để hổ bắt mất bò
Khôn khéo: hứa hẹn lấy công chuộc tội ( bắt hổ có thể có lợi hơn nhiều so với con bò bị mất)
1.b)- Hàm ý là phần thông tin không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ những từ ngữ ấy
- A Phủ đã cố ý vi phạm phương châm về lượng: vừa thiếu lượng thông tin cần thiết, vừa thừa lượng thông tin so với yêu cầu của câu hỏi.
Qua bài tập 1, em hãy nhắc lại khái niệm về hàm ý ?

I.KHÁI NIỆM:
Hàm ý là phần thông tin không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ những từ ngữ ấy.

Qua câu trả lời của A Phủ, em rút ra
được cách tạo hàm ý như thế nào?
II. CÁCH TẠO HÀM Ý:
Cố ý vi phạm phương châm về lượng: thừa hoặc thiếu thông tin so với yêu cầu của câu hỏi.
2.Cố ý vi phạm phương châm cách thức nói: nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng rành mạch.
3. Dùng hành động nói gián tiếp.
Qua bài tập 2, ta có thể rút
ra cách tạo hàm ý khác
nữa là gì?
Qua câu nói của bà Đồ ở bài tập 3,ta có 1 cách tạo hàm ý nữa là gì?
III. TÁC DỤNG CỦA HÀM Ý:
-Đạt sự tế nhị trong giao tiếp.
Gây ấn tượng mạnh.
-Làm cho lời nói ý vị, hàm súc.
-Người nói có thể không có trách nhiệm về lời nói.
Cách nói của bà Đồ có tác dụng gì?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Kim Thạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)