Tuần 24. Thực hành về hàm ý

Chia sẻ bởi Đỗ Thông | Ngày 09/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Thực hành về hàm ý thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 73, Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
Trường PT cấp 2&3 Võ Thị Sáu
GV thực hiện: Đỗ Thông
Bài tập 1
I. Thực hành về hàm ý
Pá tra hỏi : Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời : Tôi về lấy súng , thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm
Lời đáp của A phủ thiếu thông tin
Gì?, thừa thông tin cần thiết gì?
-Định lấy công chuộc tội nhằm làm giảm cơn thịnh nộ
của Pá Tra
Khôn khéo không trả lời thẳng , gián tiếp công nhận
việc để mất bò , định giết hổ để chuộc tội
Cách trả lời của A Phủ như thế có hàm ý gì ?
Thể hiện sự khôn khéo ở chỗ nào ?
Theo các em, A Phủ đã cố ý vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp như thế nào ?

- Chủ ý vi phạm phương châm về lượng: nói thừa hoặc thiếu thông tin so với yêu cầu.
Thiếu thông tin: số lượng bò mất ( mất mấy con bò )
Thừa thông tin: việc lấy súng đi bắn con hổ

I. Thực hành về hàm ý
Câu nói của Bá Kiến : “ Tôi không phải cái kho”
Có hàm ý gì ?
Hàm ý : Từ chối trước lời đề nghị xin tiền
như mọi khi của Chí Phèo
(Tôi không có tiền )
Chí Phèo đấy hở?
Có nhằm mục đích hỏi không ?
Bá Kiến hỏi nhưng đó là lời chào trịch thượng của
người trên đối với kẻ dưới Hàm ý

Chí không đến đòi tiền mà hàm ý đòi cái khác


Hàm ý :Thăm dò thái độ của Bá Kiến  tạo kịch tính
Cái khác mà Chí đòi đó là gì ?
Bài tập 2
I. Thực hành về hàm ý
Chủ ý vi phạm phương châm cách thức
( nói không rõ ràng rành mạch )
Cụ bảo hắn: “..Rồi làm mà ăn
chứ cứ báo người ta mãi à ?”
có nhằm mục đích hỏi không,
có hàm ý gì ?
-Không nhằm mục đích hỏi, hàm ý bảo: Chí phèo hãy
làm lấy mà ăn
 Chủ ý dùng hành động nói gián tiếp
( nói lệch đề tài )
-Chí Phèo nói: “Tao không đến đây xin năm hào”,
là hàm ý gì ?
 Chủ ý vi phạm phương châm về lượng,
và cả phương châm về cách thức
I. Thực hành về hàm ý
Bài tập 3
Bà giáo bảo: “Ông lấy giấy khổ to
mà viết có hơn không ?
Nhằm thực hiện hành động nói gì ?
Cách nói ấy có hàm ý gì ?
- Hình thức là một câu hỏi, không phải để hỏi; là lời khuyên thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng giấy khổ to.
- Hàm ý khác ( không nói ra ): không tin tài năng văn chương của ông giáo
- Cách nói tế nhị, nể trọng ông đồ, giữ thể diện cho ông
II. Nhắc lại khái niệm hàm ý
Hàm ý là những nội dung , ý nghĩ mà người nói
không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, còn người nghe
phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình
huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng , hiểu
hết ý của người nói
(Ý ẩn đằng sau lời nói )
Thế nào là hàm ý ?
III. Cách thức tạo hàm ý :

c. Chủ ý vi phạm phương châm cách thức
( Nói mập mờ,vòng vo , không rõ ràng,rành mạch)
Để tạo Hàm ý ta thường có cách nói như thế nào?
Để tạo được hàm ý người ta thường dùng
cách nói:
a. Chủ ý vi phạm phương châm về lượng
( Nói thừa hoặc nói thiếu lượng thông
tin so với yêu cầu giao tiếp ).

b. Chủ ý vi phạm phương châm quan hệ
(đi chệch đề tài cuộc giao tiếp).

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

1, Bài vừa học:
+ Khái niệm hàm ý, cách thức tạo câu có hàm ý
+ Sưu tầm những cách nói hàm ý.
2, Bài sắp học:
+ Đọc thêm:
* Mùa lá rụng trong vườn-Ma Văn Kháng
* Một người Hà Nội-Nguyễn Khải
+ Bài thực hành về hàm ý ( tiếp theo )

Hết tiết 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thông
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)