Tuần 24. Thực hành về hàm ý
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thuỷ |
Ngày 09/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Thực hành về hàm ý thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
LỚP 12A9 TRÂN TRỌNG CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ TIẾT HỌC .
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, em hãy nêu cảm nhận của mình về cuộc đời của người đàn bà làng chài ? Theo em, nguyên nhân chính gây ra nỗi khổ đau của gia đình này là gì ?
-Em có đồng ý với anh Đẩu trong cách giải quyết bi kịch gia đình vợ chồng người đàn bà làng chài không ?
Câu 2: Nêu nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong lời anh Đẩu nói với người đàn bà làng chài khi anh gọi chị đến toà án huyện lần thứ hai :
-Ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng.Cả nước không có một người chồng nào như hắn.Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu ! Chị nghĩ thế nào ?
(Chiếc thuyền ngoài xa-trang 74)
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
TIẾNG VIỆT 12
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT :
Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố và nâng cao những kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo lập hàm ý,tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ .
Về kĩ năng: Biết lĩnh hội và phân tích được hàm ý (trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hằng ngày). Biết dùng câu có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết.
Về thái độ: Có ý thức sử dụng hàm ý trong lời nói hằng ngày và viết văn.
Câu hỏi và phương án trả lời đúng bài tập 1:
a.(1)Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?
(2) Lời đáp đó thừa thông tin gì so với yêu cầu của câu hỏi?
(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý gì và thể hiện sự khôn khéo như thế nào?
Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.
Lời đáp thừa thông tin về việc lấy súng đi bắn hổ.
Công nhận mình có lỗi nhưng lại lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội, hé mở hi vọng con hổ giá trị hơn nhiều so với bò bị mất.
b/Từ sự phân tích trên, hãy nhớ lại kiến thức đã học ở THCS :
Thế nào là hàm ý ?
Căn cứ vào phương châm hội thoại đã được học ở THCS, ở đoạn trích trên ,ta thấy A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng(lượng tin ) khi giao tiếp như thế nào ?
Hàm ý những nội dung, ý nghĩa mà người nói muốn truyền đến người nghe, nhưng không nói trực tiếp qua câu chữ mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra gián tiếp từ nghĩa tường minh.
A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng tin trong giao tiếp: nói vừa thiếu vừa thừa lượng tin một chiến lược giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp.
Để tạo ra hàm ý, người nói phải cố ý vi phạm một trong những phương châm hội thoại: phương châm về lượng (nói thừa hoặc thiếu thông tin).
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
Bài tập 2:
a/. Câu hỏi của bá Kiến “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý gì? Cách nói ấy có đảm bảo phương châm cách thức (cần nói rõ ràng, mạch lạc) không?
b/. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có những dạng câu hỏi. Những câu hỏi đó thực hiện hành động nói gì? Chúng có hàm ý như thế nào?
c/. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hóa (được nói rõ ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và phương châm cách thức như thế nào?
Câu hỏi và phương án trả lời đúng bài tập 2:
a./ Câu nói của bá Kiến “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý gì? Cách nói ấy có đảm bảo phương châm cách thức (cần nói rõ ràng, mạch lạc) không?
Câu nói của bá Kiến có hàm ý rằng: “Tôi không có nhiều tiền của để lúc nào cũng có thể cho anh”. Bá Kiến đã vi phạm phương châm cách thức vì đã nói không rõ ràng, mạch lạc mà thông qua hình ảnh “cái kho” để nói bóng gió đến tiền của.
=> Bá Kiến đã dùng hành động nói gián tiếp (hành động hỏi nhưng không nhằm mục đích hỏi) để tạo ra hàm ý cho câu nói.
2. Bài tập 2:
b/. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có những dạng câu hỏi. Những câu hỏi đó thực hiện hành động nói gì? Chúng có hàm ý như thế nào?
Câu hỏi của Bá Kiến:
Không dùng để hỏi
- “Chí Phèo đấy hả?”
- “Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?”.
Mục đích hô gọi, hướng lời nói đến người nghe.
Mục đích cảnh báo, sai khiến: thúc giục Chí phải làm mà ăn chứ không thể đến xin tiền mãi.
c/. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hóa (được nói rõ) ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và phương châm cách thức như thế nào?
* Tại hai lượt lời đầu của Chí Phèo, Chí đều không nói hết ý (đến đây để làm gì?). Phần hàm ý được tường minh hóa ở lượt lời thứ ba của Chí (Tao muốn làm người lương thiện).
Câu hỏi và phương án trả lời đúng bài tập 2:
- Cách nói của Chí ở hai lượt lời đầu đã vi phạm phương châm về lượng (nói không đủ thông tin cần thiết so với yêu cầu ở thời điểm nói) và vi phạm cả phương châm cách thức (nói không rõ ràng).
=> Chí Phèo đã dùng cách cố ý vi phạm phương châm về lượng và phương châm cách thức trong giao tiếp để tạo ra hàm ý.
Bên cạnh dùng cách cố ý vi phạm phương châm về lượng, người nói còn có thể dùng dùng cách cố ý vi phạm phương châm cách thức (nói không rõ ràng, mạch lạc) và hành động nói gián tiếp tạo hàm ý cho câu nói.
BÀI TẬP 3/(Trang 80)
a/Lượt lời thứ 1 của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói gì ? Ở lượt lời đó, bà đồ tỏ ý “khen tài văn chương” của ông đồ hay thực chất đánh giá như thế nào về văn chương của ông đồ ?
b/Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như thế ?
Phương án trả lời đúng bài tập 3:
a/ Lượt lời thứ nhất của bà đồ: Hình thức là câu hỏi nhưng thực hiện hành động khuyên ông đồ viết bằng giấy khổ to hơn.
- Lượt lời thứ hai làm rõ hàm ý của lượt lời thứ nhất của bà đồ không tin tưởng hoàn toàn vào tài năng văn chương của ông đồ, ông viết nhưng có thể bị loại bỏ vì văn kém( không phải như ông đồ nghĩ về văn chương của mình.)
=> Bà đồ tạo ra hàm ý bằng cách phối hợp lời nói trước sau của mình.
b/. Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?
-Vì bà còn nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông, và cũng không muốn chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói.
KL 3: - Người ta còn có thể phối hợp lời nói trước và lời nói sau trong một hội thoại để tạo nên hàm ý trong lời nói của mình.
- Hàm ý làm cho lời nói sâu sắc, tạo ra những chiến lược giao tiếp hiệu qủa.
1/ Hàm ý là gì ?
2. Hàm ý có thể được tạo ra bằng những cách nào?(BT 4- trang 81)
Thực hành về hàm ý
3.Tác dụng của hàm ý trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ?
c. Có hoàn cảnh giao tiếp thì người nói mới có thể tạo lập được hàm ý; người đọc, người nghe cũng phải hiểu và căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp thì mới có thể hiểu được hàm ý.
1/. Hàm ý là những nội dung, ý nghĩa mà người nói muốn truyền báo đến người nghe, nhưng không nói trực tiếp, tường minh qua câu chữ mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra. Hàm ý góp phần tạo nên chiến lược giao tiếp hiệu quả.
2/. Hàm ý có thể được tạo ra bằng nhiều cách:
(Cố ý vi phạm những phương châm hội thoại, đặc biệt là phương châm về lượng (nói thừa hoặc thiếu thông tin) và phương châm cách thức (nói không rõ ràng, mạch lạc).
Tuỳ ngữ cảnh mà sử dụng và phối hợp các cách thức trên .
- Sử dụng các hành động nói gián tiếp, đặc biệt thường dùng dưới dạng câu hỏi.)
3/Tác dụng của hàm ý trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ :
Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp.
Thể hiện sự khéo léo,tế nhị, lịch sự.
Tạo lời nói hàm súc, nhiều ý nghĩa.
V. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: (2phút)
1. Làm bài tập 3, 4 trong SBT (tr.36).
2. Đọc và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn đọc thêm của văn bản “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng.
Em hãy tạo lập một đoạn hội thoại có sử dụng hàm ý. Chỉ ra câu nói có hàm ý và giải thích tác dụng của hàm ý ấy.
Câu 3: (Câu hỏi vận dụng, HS thực hiện ở nhà.)
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý (TIẾT 2)
BT1(Trang 99):
a/Bác Phô gái (Lạy thầy,…. đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội ) hành động van xin, cầu khẩn .
Ông lí đáp lại (Ồ, VIỆC QUAN KHÔNG PHẢI THỨ CHUYỆN ĐÀN BÀ CỦA CÁC CHỊ) hành động nói ?
Từ chối lời van xin của bác Phô gái bằng lời mỉa mai với thái độ hách dịch, thể hiện quyền uy.
b/ Đáp án D.
Bài tập 2/trang 99:
a/Câu hỏi đầu tiên của Từ (Có lẽ hôm nay ….mình nhỉ ?)hỏi về thời gian hay có hàm ý gì khác ?
-Hỏi về thời gian hàm ý nhắc Hộ : đã đến ngày nhận tiền lương hằng tháng .
b/Câu nhắc khéo ở lượt lời thứ 2 của Từ có hàm ý ?
Nhắc Hộ đi nhận tiền về trả nợ tiền nhà (gián tiếp thực hiện qua hành động thông báo việc “người thu tiền nhà sáng nay đã đến”)
Bài tập 5/trang 100
A/ Rất thích .
B/ Ai mà chẳng thích ?
C/ Hàng chất lượng cao đấy !
D/ Thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam.
E/ Xưa cũ như trái đất rồi !
F/ Ví đem vào tập đoạn trường
Thì treo giải nhất chi nhường cho ai ?
ĐÁP ÁN CÓ HÀM Ý : B,C,E,F.
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, em hãy nêu cảm nhận của mình về cuộc đời của người đàn bà làng chài ? Theo em, nguyên nhân chính gây ra nỗi khổ đau của gia đình này là gì ?
-Em có đồng ý với anh Đẩu trong cách giải quyết bi kịch gia đình vợ chồng người đàn bà làng chài không ?
Câu 2: Nêu nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong lời anh Đẩu nói với người đàn bà làng chài khi anh gọi chị đến toà án huyện lần thứ hai :
-Ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng.Cả nước không có một người chồng nào như hắn.Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu ! Chị nghĩ thế nào ?
(Chiếc thuyền ngoài xa-trang 74)
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
TIẾNG VIỆT 12
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT :
Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố và nâng cao những kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo lập hàm ý,tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ .
Về kĩ năng: Biết lĩnh hội và phân tích được hàm ý (trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hằng ngày). Biết dùng câu có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết.
Về thái độ: Có ý thức sử dụng hàm ý trong lời nói hằng ngày và viết văn.
Câu hỏi và phương án trả lời đúng bài tập 1:
a.(1)Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?
(2) Lời đáp đó thừa thông tin gì so với yêu cầu của câu hỏi?
(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý gì và thể hiện sự khôn khéo như thế nào?
Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.
Lời đáp thừa thông tin về việc lấy súng đi bắn hổ.
Công nhận mình có lỗi nhưng lại lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội, hé mở hi vọng con hổ giá trị hơn nhiều so với bò bị mất.
b/Từ sự phân tích trên, hãy nhớ lại kiến thức đã học ở THCS :
Thế nào là hàm ý ?
Căn cứ vào phương châm hội thoại đã được học ở THCS, ở đoạn trích trên ,ta thấy A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng(lượng tin ) khi giao tiếp như thế nào ?
Hàm ý những nội dung, ý nghĩa mà người nói muốn truyền đến người nghe, nhưng không nói trực tiếp qua câu chữ mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra gián tiếp từ nghĩa tường minh.
A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng tin trong giao tiếp: nói vừa thiếu vừa thừa lượng tin một chiến lược giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp.
Để tạo ra hàm ý, người nói phải cố ý vi phạm một trong những phương châm hội thoại: phương châm về lượng (nói thừa hoặc thiếu thông tin).
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
Bài tập 2:
a/. Câu hỏi của bá Kiến “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý gì? Cách nói ấy có đảm bảo phương châm cách thức (cần nói rõ ràng, mạch lạc) không?
b/. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có những dạng câu hỏi. Những câu hỏi đó thực hiện hành động nói gì? Chúng có hàm ý như thế nào?
c/. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hóa (được nói rõ ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và phương châm cách thức như thế nào?
Câu hỏi và phương án trả lời đúng bài tập 2:
a./ Câu nói của bá Kiến “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý gì? Cách nói ấy có đảm bảo phương châm cách thức (cần nói rõ ràng, mạch lạc) không?
Câu nói của bá Kiến có hàm ý rằng: “Tôi không có nhiều tiền của để lúc nào cũng có thể cho anh”. Bá Kiến đã vi phạm phương châm cách thức vì đã nói không rõ ràng, mạch lạc mà thông qua hình ảnh “cái kho” để nói bóng gió đến tiền của.
=> Bá Kiến đã dùng hành động nói gián tiếp (hành động hỏi nhưng không nhằm mục đích hỏi) để tạo ra hàm ý cho câu nói.
2. Bài tập 2:
b/. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có những dạng câu hỏi. Những câu hỏi đó thực hiện hành động nói gì? Chúng có hàm ý như thế nào?
Câu hỏi của Bá Kiến:
Không dùng để hỏi
- “Chí Phèo đấy hả?”
- “Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?”.
Mục đích hô gọi, hướng lời nói đến người nghe.
Mục đích cảnh báo, sai khiến: thúc giục Chí phải làm mà ăn chứ không thể đến xin tiền mãi.
c/. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hóa (được nói rõ) ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và phương châm cách thức như thế nào?
* Tại hai lượt lời đầu của Chí Phèo, Chí đều không nói hết ý (đến đây để làm gì?). Phần hàm ý được tường minh hóa ở lượt lời thứ ba của Chí (Tao muốn làm người lương thiện).
Câu hỏi và phương án trả lời đúng bài tập 2:
- Cách nói của Chí ở hai lượt lời đầu đã vi phạm phương châm về lượng (nói không đủ thông tin cần thiết so với yêu cầu ở thời điểm nói) và vi phạm cả phương châm cách thức (nói không rõ ràng).
=> Chí Phèo đã dùng cách cố ý vi phạm phương châm về lượng và phương châm cách thức trong giao tiếp để tạo ra hàm ý.
Bên cạnh dùng cách cố ý vi phạm phương châm về lượng, người nói còn có thể dùng dùng cách cố ý vi phạm phương châm cách thức (nói không rõ ràng, mạch lạc) và hành động nói gián tiếp tạo hàm ý cho câu nói.
BÀI TẬP 3/(Trang 80)
a/Lượt lời thứ 1 của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói gì ? Ở lượt lời đó, bà đồ tỏ ý “khen tài văn chương” của ông đồ hay thực chất đánh giá như thế nào về văn chương của ông đồ ?
b/Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như thế ?
Phương án trả lời đúng bài tập 3:
a/ Lượt lời thứ nhất của bà đồ: Hình thức là câu hỏi nhưng thực hiện hành động khuyên ông đồ viết bằng giấy khổ to hơn.
- Lượt lời thứ hai làm rõ hàm ý của lượt lời thứ nhất của bà đồ không tin tưởng hoàn toàn vào tài năng văn chương của ông đồ, ông viết nhưng có thể bị loại bỏ vì văn kém( không phải như ông đồ nghĩ về văn chương của mình.)
=> Bà đồ tạo ra hàm ý bằng cách phối hợp lời nói trước sau của mình.
b/. Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?
-Vì bà còn nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông, và cũng không muốn chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói.
KL 3: - Người ta còn có thể phối hợp lời nói trước và lời nói sau trong một hội thoại để tạo nên hàm ý trong lời nói của mình.
- Hàm ý làm cho lời nói sâu sắc, tạo ra những chiến lược giao tiếp hiệu qủa.
1/ Hàm ý là gì ?
2. Hàm ý có thể được tạo ra bằng những cách nào?(BT 4- trang 81)
Thực hành về hàm ý
3.Tác dụng của hàm ý trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ?
c. Có hoàn cảnh giao tiếp thì người nói mới có thể tạo lập được hàm ý; người đọc, người nghe cũng phải hiểu và căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp thì mới có thể hiểu được hàm ý.
1/. Hàm ý là những nội dung, ý nghĩa mà người nói muốn truyền báo đến người nghe, nhưng không nói trực tiếp, tường minh qua câu chữ mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra. Hàm ý góp phần tạo nên chiến lược giao tiếp hiệu quả.
2/. Hàm ý có thể được tạo ra bằng nhiều cách:
(Cố ý vi phạm những phương châm hội thoại, đặc biệt là phương châm về lượng (nói thừa hoặc thiếu thông tin) và phương châm cách thức (nói không rõ ràng, mạch lạc).
Tuỳ ngữ cảnh mà sử dụng và phối hợp các cách thức trên .
- Sử dụng các hành động nói gián tiếp, đặc biệt thường dùng dưới dạng câu hỏi.)
3/Tác dụng của hàm ý trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ :
Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp.
Thể hiện sự khéo léo,tế nhị, lịch sự.
Tạo lời nói hàm súc, nhiều ý nghĩa.
V. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: (2phút)
1. Làm bài tập 3, 4 trong SBT (tr.36).
2. Đọc và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn đọc thêm của văn bản “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng.
Em hãy tạo lập một đoạn hội thoại có sử dụng hàm ý. Chỉ ra câu nói có hàm ý và giải thích tác dụng của hàm ý ấy.
Câu 3: (Câu hỏi vận dụng, HS thực hiện ở nhà.)
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý (TIẾT 2)
BT1(Trang 99):
a/Bác Phô gái (Lạy thầy,…. đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội ) hành động van xin, cầu khẩn .
Ông lí đáp lại (Ồ, VIỆC QUAN KHÔNG PHẢI THỨ CHUYỆN ĐÀN BÀ CỦA CÁC CHỊ) hành động nói ?
Từ chối lời van xin của bác Phô gái bằng lời mỉa mai với thái độ hách dịch, thể hiện quyền uy.
b/ Đáp án D.
Bài tập 2/trang 99:
a/Câu hỏi đầu tiên của Từ (Có lẽ hôm nay ….mình nhỉ ?)hỏi về thời gian hay có hàm ý gì khác ?
-Hỏi về thời gian hàm ý nhắc Hộ : đã đến ngày nhận tiền lương hằng tháng .
b/Câu nhắc khéo ở lượt lời thứ 2 của Từ có hàm ý ?
Nhắc Hộ đi nhận tiền về trả nợ tiền nhà (gián tiếp thực hiện qua hành động thông báo việc “người thu tiền nhà sáng nay đã đến”)
Bài tập 5/trang 100
A/ Rất thích .
B/ Ai mà chẳng thích ?
C/ Hàng chất lượng cao đấy !
D/ Thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam.
E/ Xưa cũ như trái đất rồi !
F/ Ví đem vào tập đoạn trường
Thì treo giải nhất chi nhường cho ai ?
ĐÁP ÁN CÓ HÀM Ý : B,C,E,F.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)