Tuần 24. Thực hành về hàm ý

Chia sẻ bởi Ngô Thị Nga | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Thực hành về hàm ý thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:


Tiết 72: Tiếng Việt

THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
1.Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý
Đọc các mẩu chuyện:
1. Thừa một con thì có
Anh chồng đi chăn một đàn bò 10 con. Chiều tối, anh ta cưỡi bò về nhà .Đến cổng , anh chồng dừng lại để đếm xem có đủ 10 con bò hay không. Anh ta đếm đi đếm lại mãi chỉ có 9 con. Hoảng quá anh ta thất thanh gọi vợ. Chị vợ lật đật chạy ra , hỏi: "Ai chọc tiết mình mà kêu khiếp thế ?". Anh chồng mếu máo: "Mình ơi .Thiếu 1 con bò! .. "Chị vợ cười: Tưởng gì ? Thừa 1 con thì có!".

1.Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý
2 . Toàn chó cả
Có nhà nho nọ ghét quan lại tham nhũng. Nhân một hôm có các quan đến chơi , nhà nho cho người nhà làm cơm mời khách. Các quan ngồi ăn thấy nhiều món lạ , ngon miệng mới khề khà hỏi : Đây là đĩa gì ? Kia bát gì ? .Nhà nho chờ được dịp đó, thong thả đáp .

- Đây là chó, kia là chó, bẩm toàn chó cả.
1.Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý
* Tìm câu có hàm ý trong các mẩu chuyện trên, nghĩa hàm ý của câu ?
1 . - Câu nói có hàm ý: Tưởng gì ? Thưa 1 con thì có!
- Hàm ý : " Đồ ngu như bò, còn một con đang cưỡi nữa sao không đếm?
2. - Câu nói có hàm ý: "Đây là chó , kia là chó, bẩm toàn chó cả".
- Hàm ý: Tất cả bọn quan lại đều là chó cả.
=> T­êng minh lµ phÇn th«ng b¸o ®­îc diÔn ®¹t trùc tiÕp b»ng tõ ng÷ trong c©u. Hµm ý lµ phÇn th«ng b¸o tuy kh«ng ®­îc diÔn ®¹t trùc tiÕp b»ng tõ ng÷ trong c©u nh­ng cã thÓ suy ra tõ nh÷ng tõ ng÷ Êy.
- Để sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện sau đây:
+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

1. Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý
2.Phân tích các bài tập
*Bài 1( SGK/79)

Lời đáp của A Phủ
Thiếu thông tin bò bị mất
Thừa thông tin về việc " lấy súng đi bắn con hổ"
Cách trả lời của A Phủ có hàm ý
Công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt
Công nhận mình
có lỗi
ý định lấy công chuộc tội, hơn nữa hé mở con hổ có giá trị hơn nhiều so với con bò bị mất (con hổ này to lắm) .
*Bài 1 ( SGK/79)
b. Kết luận: Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói muốn truyền báo đến người nghe, nhưng không nói trực tiếp, tường minh qua câu chữ, mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra .
->Trong lời hội thoại trên A Phủ chủ ý nói vừa thiếu lượng tin cần thiết, thừa lượng tin so với yêu cầu trong câu hỏi của Pá Tra, tức chủ ý vi phạm về phương châm về lượng tin để tạo ra hàm ý. Đó là công nhận việc để mất bò muốn lấy công chuộc tội (lấy súng bắn hổ).
* Bài tập 2
Câu nói có hàm ý
Hàm ý
Cách thức tạo lập
“Tôi không phải là cái kho”
Tôi không có nhiều tiền đến mức lúc nào cũng có thể cho anh
=> Vi phạm phương châm cách thức (không nói rõ ràng)
“Chí Phèo đấy hở” “Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à”
=> Hô gọi
=> Cảnh báo, thúc giục
Nói gián tiếp
“Tao không đến đây xin năm hào” “Tao đã bảo tao không đòi tiền”
Chí Phèo muốn đòi cái khác
=> Vi phạm phương châm về lượng (lượng tin) và cách thức (không rõ ràng)
* Bài tập 3 (SGK/80)
a. L­ît lêi thø nhÊt cña bµ ®å cã h×nh thøc c©u hái, nh­ng kh«ng ph¶i ®Ó hái, mµ thùc hiÖn hµnh ®éng khuyªn rÊt thùc dông : khuyªn «ng ®å viÕt giÊy khæ to .

- Qua l­ît lêi thø 2 cña bµ ®å ta cßn thÊy l­ît lêi ®Çu cã thªm hµm ý kh¸c ( kh«ng nãi ra) : kh«ng tin t­ëng hoµn toµn vµo tµi v¨n ch­¬ng cña chång , «ng viÕt nh­ng cã thÓ bÞ lo¹i bá v× v¨n kÐm chø kh«ng ph¶i nh­ ®iÒu ®¾c chÝ cña «ng ®å ( ý v¨n dåi dµo).
* Bài tập 3 (SGK/80)
b. Bà đồ không nói thẳng ý mình ra mà chọn cách nói như truyện vì còn nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông , và cũng không phải chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói .
* Bµi tËp 4 (81/SGK)
- Qua bài tập ta nhận định: để tạo ra cách nói có hàm ý , tuỳ thuộc ngữ cảnh mà người nói sử dụng một cách thức hoặc phối hợp một vài cách thức với nhau .
-> Nên ta chọn phương án D.
Một số tác dụng của cách nói hàm ý:
- Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói tường minh;
-Giữ được thể diện của các nhân vật giao tiếp và tính lịch sự trong giao tiếp;
- Làm cho lời nói, câu văn hàm súc, ý vị, hấp dẫn;
- Tạo điều kiện cho người nói có thể tránh được trách nhiệm về hàm ý.
BÀI TẬP BỔ TRỢ
* T×m c©u cã hµm ý trong c¸c mÈu chuyÖn sau, nghÜa hµm ý cña c©u ?


DIÊM VƯƠNG XỬ KIỆN
Trên dương thế, có một con lợn bị đem ra giết thịt. Hồn nó về kêu với Diêm Vương. Diêm Vương hỏi:
- Nỗi oan nhà ngươi như thế nào? Hãy nói rõ đầu đuôi nghe!
- Dạ! Họ bắt tôi làm thịt!
- Được rồi, hãy khai rõ ràng. Họ làm thịt như thế nào?
- Dạ, trước hết, họ trói tôi lại, đè ra chọc tiết. Xong họ đổ nước sôi lên mình tôi, cạo lông.
- Rồi sao nữa?
- Cạo sạch rồi, họ mổ ra, thịt tôi họ xé thành từng mảnh, chặt nhỏ bỏ vào rổ. Thế rồi… họ bắc chảo đổ mỡ vào, phi hành cho thơm, thêm mắm thêm muối xào lên…
- Thôi! Thôi… đừng nói nữa mà tao thèm!
Câu có hàm ý:
1- Thôi! Thôi… đừng nói nữa mà tao thèm!
Hàm ý: Diêm vương cũng là kẻ độc ác như tên đồ tể
TRA CHUÔI VÀO
Một ông thầy cúng đến làm lễ cho nhà chủ tên là: Nguyễn Văn Tròn. Thầy dốt không biết chữ "Tròn" viết thế nào, đành khuyên đại một cái vòng làm dấu. Có người nghịch lấy bút sổ thêm một nét dìa vòng tròn. Đến khi thầy đọc sớ, trông thấy ngờ ngợ như cán gáo nên cứ "Nguyễn Văn Gáo" mà đọc mãi !
Chủ nhà bảo thầy:
- Không phải, tên tôi là Nguyễn Văn Tròn kia thầy !
Thầy cúng ngượng quá, gắt ỏm tỏi :
-Thế đứa thổ tả nào mới tra cái chuôi vào đây hử ? Đồ láo toét!

Câu có hàm ý:
2 -Thế đứa thổ tả nào mới tra cái chuôi vào đây hử? Đồ láo toét!
Hàm ý: Phê phán những kẻ ngu dốt còn đòi làm thầy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)