Tuần 24. Thực hành về hàm ý

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hưng | Ngày 09/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Thực hành về hàm ý thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Thực hành
về hàm ý
Tiết 72: Tiếng Việt
GV: NguyÔn Ngäc H­ng
THPT Yªn L¹c
I. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
1.1. Đọc đoạn trích sau và tìm hiểu các câu hỏi:
Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò ?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm.
Pá Tra hất tay, nói:
- Quân ăn cướp làm mất bò tao. A Sử ! Đem súng đi lấy con hổ về
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
I. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
1.2.Phân tích ngữ liệu:
Căn cứ vào lời đáp của A Phủ với câu hỏi của Pá Tra thì:
- Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin cần thiết nhất với yêu cầu của câu hỏi: Số lượng bò bị mất (mất mấy con bò?). A Phủ đã lờ đi yêu cầu này của Pá Tra.
- Lời đáp thừa thông tin so với yêu cầu của câu hỏi: A Phủ nói đến công việc dự định và niềm tin của mình (Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm.)
- Cách trả lời của A Phủ có độ khôn khéo: Không trả lời thẳng, gián tiếp công nhận việc để mất bò bằng cách nói ra dư định "lấy công chuộc tội" (bắn hổ chuộc tội mất bò, bò có giá trị hơn hổ); cách nói làm giảm cơn giận dữ của Pá Tra, A Phủ cũng giữ được thể diện cho mình.

Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
I. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
1. Tìm hiểu ngữ liệu
2. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
2.1. Khái niệm:
- Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe
(Khác với nghĩa tường minh: Nghĩa thể hiện ở câu chữ)
- Người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh, ngữ cảnh, phương châm hội thoại để hiểu được ý của người nói.
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
Từ phân tích trên, dựa vào kiến thức đã học ở THCS, nhắc lại khái niệm về hàm ý
I. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
1. Tìm hiểu ngữ liệu
2. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
2.1. Khái niệm:
2.2. Cách thức tạo câu có hàm ý
- Cách nói chủ ý vi phạm một (hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó:
+ Chủ ý vi phạm phương châm về lượng: nói thừa hoặc thiếu thông tin mà đề tài yêu cầu.
+ Chủ ý vi phạm phương châm quan hệ: đi chệch đề tài cuộc giao tiếp.
+ Chủ ý vi phạm cách thức: nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng, rành mạch.
- Sử dụng các hành động nói gián tiếp
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
Để tạo câu có hàm ý, người ta thường dùng các cách thức nào
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
I. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
1. Tìm hiểu ngữ liệu
2. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
2.1. Khái niệm:
2.2. Cách thức tạo câu có hàm ý
A Phủ đã nói vừa thiếu lượng tin cần thiết vừa thừa lượng tin so với yêu cầu trong câu hỏi của Pá Tra, tức là chủ ý vi phạm phương châm về lượng để tạo ra hàm ý: công nhận việc để mất bò nhưng muốn lấy công chuộc tội.
A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng tin khi giao tiếp như thế nào
I. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
1. Tìm hiểu ngữ liệu
2. Hệ thống hóa kiến thức về hàm ý
2.1. Khái niêm:
2.2. Cách thức tạo hàm ý
3. Tác dụng của hàm ý:
- Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói thông thường (nói tường minh)
- Giữ được tính lịch sự và thể diện cho người nói, người nghe.
- Làm cho lời nói hàm súc.
- Người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý.
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
Tác dụng của hàm ý
I. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
II. Thực hành về hàm ý
1. Bài tập 1:
2. Bài tập 2:
a) Câu nói của Bá Kiến: "Tôi không phải là cái kho" có hàm ý: Tôi không có nhiều tiền của để lúc nào cũng có thể cho anh.
Đây là cách nói chủ ý vi phạm phương châm cách thức: nói không rõ ràng, rành mạch (Bá Kiến không nói trực tiếp mà thông qua biểu tượng: cái kho - biểu tượng của người lắm tiền nhiều của).
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
I. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
II. Thực hành về hàm ý
2. Bài tập 2:
b) Tại lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có dùng những câu hỏi nhưng không thực hiện hành động hỏi mà nhằm mục đích hướng lời nói tới người nghe (Chí Phèo đấy hở ?) và cảnh báo, sai khiến, thúc giục Chí Phèo làm ăn chứ không thể đến xin tiền mãi (Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à ?)
Đó là cách dùng hành động nói gián tiếp, một cách thức tạo hàm ý.
c) Tại hai lựơt lời đầu, Chí Phèo đều không nói hết ý (đến đây để làm gì), phần hàm ý được tường minh hoá ở lượt lời thứ ba của Chí: Tao muốn làm người lương thiện.
Cách nói của Chí không đảm bảo phương châm về lượng (không đủ thông tin cần thiết so với yêu cầu) và phương châm về cách thức (nói không rõ ràng)
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
I. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
II. Thực hành về hàm ý
3. Bài tập 3:
Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi.
Văn hay
Một ông đồ ngồi cặm cụi viết. Bà vợ đến bên cạnh bảo:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không ?
Thầy đồ lấy làm đắc chí cho là vợ khen tài văn chương của mình, ý văn dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép. Nhưng thầy cũng hỏi lại:
- Bà nói vậy là thế nào ?
Bà vợ thong thả nói:
- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì làm gì được.
(Theo Truyện cười những chàng ngốc, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1993)
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
I. Hệ thống hoá kiến thức về hàm ý
II. Thực hành về hàm ý
3.Bài tập 3:
a) Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng không phải để hỏi mà thực hiện hành động khuyên: khuyên ông đồ viết bằng giấy khổ to.
Căn cứ lời thứ hai của bà đồ ta thấy lựơt lời thứ nhất có hàm ý: bà đồ không tin tưởng vào tài năng văn chương của ông đồ nên khuyên viết giấy khổ to để nếu có bỏ đi thì còn có thể tận dụng để gói hàng được (Không giống với suy nghĩ đắc chí của ông đồ)
Bà đồ không nói thẳng vì nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông và muốn không phải chịu trách nhiệm về câu nói của mình.
Đê nói một câu có hàm ý, người ta dùng những cách thức nào? Chon câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.
Incorrect - Click anywhere to continue
You answered this correctly!
Your answer:
The correct answer is:
You must answer the question before continuing
Correct - Click anywhere to continue
You did not answer this question completely
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
Củng cố
Để nói một câu có hàm ý, người ta thường dùng những cách thức nào ? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.
A. Chủ ý vi phạm phương châm về lượng trong giao tiếp (nói thừa lượng thông tin cần thiết hoặc nói thiếu thông tin so với yêu cầu của cuộc giao tiếp)
B. Chủ ý vi phạm phương châm cách thức (nói mập mờ, vòng vo không rõ ràng, rành mạch)
C. Sử dụng các hành động nói gián tiếp
D. Tuỳ ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các cách thức trên.
D
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
Củng cố


Lấy một số ví dụ trong giao tiếp hàng ngày có sử dụng hàm ý
Bài tập củng cố: Thực hành về hàm ý:
“ Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ mới trả lời: Cả họ mày thơm”
Chỉ ra chỗ tạo hàm ý trong câu trên? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách tạo hàm ý đó?
Trả lời:
- Chỗ tạo hàm ý: “Cả họ mày thơm”
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Tạo ra tình huống nực cười : chuột chù lại “chê khỉ rằng hôi”. Đáp lại lời chê của chuột chù, khỉ trả lời: “Cả họ mày thơm”. Khỉ đã vi phạm phương châm về lượng và cách thức khi nói, “nói không đúng sự thật” (ai cũng biết khỉ và chuột chù cả hai đều hôi, thậm chí chuột chù còn hôi hơn khỉ) để thực hiện hàm ý là mỉa mai, châm biếm chuột chù.
+ Hàm ý sâu xa hơn, đó là châm biếm những người không thấy cái xấu của mình mà lại hay bới móc khuyết điểm của kẻ khác
=> Bài học về cách sống: hãy nhìn lại bản thân mình trước khi đánh giá người khác.
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
Dặn dò
1. Tìm thêm những ví dụ về hàm ý trong cuộc sống và trong văn học
2. Chuẩn bị bài tiếp theo:
Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn (trích) của Ma Văn Kháng
hãy biết yêu quý và
giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt !
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng :"Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."
Tiết 72: Tiếng Việt
Thực hành về hàm ý
Bài học kết thúc
xin chào và cảm ơn các thầy cô giáo cùng toàn thể các em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)