Tuần 24. Thực hành về hàm ý

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hạnh | Ngày 09/05/2019 | 221

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Thực hành về hàm ý thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TIẾT 74
THỰC HÀNH
VỀ HÀM Ý
I- Ôn tập kiến thức
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu1. Nghĩa tường minh là phần thông báo:
Được suy ra từ hàm ý
B. Được hiểu trên cơ sở của hoàn cảnh giao tiếp
C. Được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
TIẾT 74 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
?
1/ Bài tập
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
TIẾT 74 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
?
Câu 2. Hàm ý là phần thông báo:
A. Trái ngược với nghĩa tường minh.
B. Cùng nội dung với nghĩa tường minh.
C. Không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ấy.
D. Không thể thiếu trong các hoạt động giao tiếp.
I- Ôn tập kiến thức
1/ Bài tập
TIẾT 74 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
?
I- Ôn tập kiến thức
Tìm hàm ý trong bài ca dao sau:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
- Mận ( ẩn dụ cho chàng trai); đào ( cô gái )
Lời tỏ tình của chàng trai và lời đáp lại của cô gái.
Cách hỏi và trả lời của cả 2 hết sức khéo léo, kín đáo và tế nhị.
1/ Bài tập
I- Ôn tập kiến thức
TIẾT 74 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
1/ Bài tập
2/ Kết luận
“-Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
- Để sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện sau đây:
+ Người nói (người viết) ý thức được vào hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý ”
< SGK ngữ văn 9, tập 2 trang 75>
Nghĩa tường minh là gì?
Hàm ý là gì?
Để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào?
1. Lượng:
     a. Hãy nói sao cho có nội dung đáng nói.
    b. Đừng nói nhiều hơn cái nội dung đáng nói.
 
2. Chất:
    c. Hãy nói đúng sự thật.
    d. Đừng nói điều gì mình biết là không đúng.
 
3. Quan hệ:
    e. Hãy nói vào đề.
 
4. Cách thức:
    f. Hãy nói cho rõ, tránh cách nói rối rắm hay mơ hồ.
 
Trong hàm ý quy tắc cộng tác hội thoại gồm bốn phạm trù lượng, chất, quan hệ, và cách thức. Cụ thể như sau:
CÁCH TẠO HÀM Ý : chủ ý vi phạm một số phương châm hội thoại nào đó :
Phương châm về lượng (thiếu hoặc thừa thông tin khi giao tiếp).
Phương châm cách thức (nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng, rành mạch)
Sử dụng hình thức nói gián tiếp.
Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau:
Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm.
Pá Tra hất tay, nói:
- Quân ăn cướp làm mất bò tao. A Sử! Đem súng đi lấy con hổ về.
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
Nhóm 1: Lời đáp thiếu thông tin gì?
- Nhóm 2: Lời đáp thừa thông tin gì?
Nhóm 3: A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng ntn?
Nhóm 4: Hàm ý và sự khôn khéo của A Phủ?
Thảo luận nhóm:
Câu hỏi: Căn cứ vào lời đáp của A Phủ (Tôi về lấy súng thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm) đối với câu hỏi của Pá Tra (Mất mấy con bò?) thì:
Bài tập 1:
Lời đáp thiếu thông tin:
số lượng bò bị mất
- Lời đáp thừa thông tin:
việc lấy súng đi bắn con hổ.
- A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm:
lượng tin
- Hàm ý, sự khôn khéo của A Phủ:
+ Ý định lấy công chuộc tội
+ Công nhận mình có lỗi
+ Hé mở hi vọng con hổ giá trị hơn con bò bị mất.
Bài tập 1: Đáp án
Những lúc như thế, thì một người dẫu không ngoan cũng không bình tĩnh được. Nhất là khi trông thấy một thằng chỉ đến vòi tiền uống rượu như Chí Phèo. Tuy vậy, cụ cũng móc sẵn năm hào. Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng. Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người:
- Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa chứ, tôi không phải là cái kho.
Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:
- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?
Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau:
Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:
- Tao không đến đây xin năm hào.
Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:
- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.
Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:
- Tao đã bảo tao không đòi tiền.
- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?
Hắn dõng dạc:
- Tao muốn làm người lương thiện
(Nam Cao, Chí Phèo)
Nhóm 1: Câu nói của BK “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý gì? Cách nói như thế có đảm bảo phương châm cách thức không?
Nhóm 2: Trong hai lượt lời đầu của BK có những câu dạng câu hỏi nhưng thực hiện hành động nói gì? Chúng có hàm ý như thế nào?
Nhóm 3: Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, CP đều không nói hết ý? Phần hàm ý được tường minh hoá ở lượt lời nào?
Nhóm 4: Cách nói ở hai lượt lời đầu của CP không đảm bảo phương châm về lượng và phương châm cách thức như thế nào?
Thảo luận nhóm
-“Tôi không phải là cái kho.”
-Tôi không có nhiều tiền để lúc nào cũng có thể cho anh
Vi phạm PC
cách thức
(không rõ ràng)
-“Chí Phèo đấy hở ?”;
-“Rồi làm mà ăn chứ
cứ bào người ta mãi à?”
- Hô gọi, hướng đến người nghe
- Cảnh báo, sai khiến
- Hành động nói gián tiếp
-“Tao không đến đây xin năm hào.”, “Tao đã bảo tao không đòi tiền.”
Chí Phèo muốn làm người lương thiện
- Vi phạm PC: về lượng (thiếu lượng tin), cách thức (không rõ ràng)
Đáp án
VĂN HAY
Một ông đồ ngồi cặm cụi viết. Bà vợ đến bên cạnh bảo:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
Thầy đồ lấy làm đắc chí cho là vợ khen tài văn chương của mình, ý văn dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép. Nhưng thầy cũng hỏi lại:
- Bà nói vậy là thế nào?
Bà vợ thong thả nói:
- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chứ giấy khổ nhỏ thì làm gì được.
(TheoTruyện cười những chàng ngốc, NXB Văn hoá Hà Nội, 1993)
Bài tập 3: Đọc truyện cười sau:
Câu hỏi 1: Lượt lời thứ nhất của bà đồ “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?” có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động nói gì?
B: Khuyên
A: Ngăn cản
D: Khen
C: Đề nghị
Câu hỏi 2: Ở lượt lời thứ nhất, bà đồ đánh giá như thế nào về văn chương của ông đồ?
A: Khen tài văn chương của ông đồ
B: Đánh cao tài văn chương của ông đồ
C: Đánh giá thấp tài văn chương của ông đồ
D: Không hiểu gì về tài văn chương của ông đồ
Bài tập 3: Chọn phương án đúng nhất.
Câu hỏi 3: Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?
A: Vì còn nể trọng ông đồ
B: Vì muốn giữ thể diện cho ông đồ
C: Vì muốn không phải chịu trách nhiệm về hàm ý
của câu nói
D: Cả A, B và C
Câu 1: Qua các bài tập trên anh chị hãy xác định: Để nói một câu có hàm ý người ta dùng những cách thức nào? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.
A. Chú ý vi phạm phương châm về lượng trong giao tiếp
B. Chú ý vi phạm phương châm cách thức
C. Sử dụng các hành động nói gián tiếp
D. Tùy ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các hình thức trên
Câu hỏi 2: Qua các bài tập thực hành về hàm ý, anh (chị) thấy cách nói có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết mang lại tác dụng gì đối với hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ.
A. Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh.
B. Thể hiện được sự tế nhị khéo léo và tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, giữ được thể diện của các nhân vật giao tiếp.
C. Tạo ra những lời nói hàm súc, nói được nhiều hơn những điều mà từ ngữ thể hiện, hơn nữa người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về lời nói, vì hàm ý là do người nghe suy ra.
D. Tùy từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng đó.
TIẾT 74 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
I- Ôn tập kiến thức
II- Thực hành
III-Củng cố nội dung
Câu hỏi 3: Hàm ý là phần thông báo:

Trái ngược với nghĩa tường minh

B. Cùng nội dung với nghĩa tường minh

C. Không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ấy.

D. Không thể thiếu trong các hoạt động giao tiếp.
TIẾT 74 : THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
1. Tùy ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các hình thức: Chủ ý vi phạm phương châm về lượng trong giao tiếp, chủ ý vi phạm phương châm cách thức, sử dụng các hành động nói gián tiếp.
2. Tùy từng ngữ cảnh mà hàm ý có một hay một số tác dụng: Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh, thể hiện được sự tế nhị khéo léo và tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, giữ được thể diện của các nhân vật giao tiếp, tạo ra những lời nói hàm súc, nói được nhiều hơn những điều mà từ ngữ thể hiện, hơn nữa người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình, vì hàm ý là do người nghe suy ra.
KẾT LUẬN
Nối các cách nói có hàm ngôn ở cột trái với tác dụng của cách nói đó ở cột bên phải sao cho phù hợp.
TÌNH HUỐNG
Một buổi tối Lan phải ngồi tiếp chuyện với một bạn trai khác lớp đến nhà chơi. Thời gian đã khá muộn mà Lan lại chưa làm xong bài tập về nhà cho buổi học hôm sau.
Nếu em là Lan, em sẽ nói điều gì mang hàm ý để mời bạn trai về nhà mà không gây sự mất lòng cho bạn?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)