Tuần 24. Đọc thêm: Tương tư

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tri | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Đọc thêm: Tương tư thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tương Tư
Nguyễn Bính
Bài Thuyết Trình Của Tổ 3
I. Tìm - hiểu chung
1. Tác giả: Nguyễn Bính
a. Tiểu sử
Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên khai sinh la Nguyễn Trọng Bính, sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo, ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Mồ côi mẹ từ rất sớm,10 tuổi theo anh lên Hà Nội kiếm sống.
Ông biết làm thơ từ khi mới 13 tuổi và năm 19 tuổi (1937) được nhận giải Khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn.
Năm 1943, ông vào Nam Bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tóm Tắt
Sinh 1918, mất 1966, tại Nam Định, tên thật là Nguyễn Trọng Bính.
- Giới thiệu về gia cảnh và tuổi thơ (gia đình nghèo, đã lưu lạc nhiều nơi).
- Những hoạt động trước CMT8- 1945: vừa dạy học, vừa làm thơ.
- Những hoạt động sau CMT8-1945: tham gia kháng chiến.
- Những giải thưởng đạt được (giải thưởng Tự lực văn đoàn 1937, giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000).
b. Sự nghiệp
Hấp dẫn người đọc bằng hồn thơ dân tộc.
Theo lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, đem lại người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm thiết tha.
Ông được gọi là “thi sĩ đồng quê”.
b. Các tác phẩm:
Qua Nhà (Yêu đương 1936)
Tương Tư, Chân Quê (Thơ 1940)
Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940)
Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940)
Hương Cố Nhân (Thơ 1941)
Một Nghìn Cửa Sổ (Thơ 1941)
Người Con Gái Ở Lầu Hoa (Thơ 1942)
Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942)
Mây Tần (Thơ 1942)
Bóng Giai Nhân (Kịch Thơ 1942)
Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
Ông Lão Mài Gươm (Thơ 1947)
Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
Trả Ta Về (Thơ 1955)
Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955)
Trong Bóng Cờ Bay (Truyện Thơ 1957)
Nước Giêng Thơi (Thơ 1957)
Tiếng Trống Đêm Trăng (Truyện Thơ 1958)
Tình Nghĩa Đôi Ta (Thơ 1960)
Cô Son (Chèo cổ 1961)
Đêm Sao Sáng (Thơ 1962)
Người Lái Đò Sông Vỹ (Chèo 1964)
Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số bài thơ viết trong năm 1964, 1965 và 1966 chưa kịp xuất bản.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: “Tương tư” rút từ tập thơ “Lỡ bước sang ngang” XB năm 1940 tiêu biểu cho tập thơ “Chân quê”
- Nhan đề: “Tương tư”: là nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa, có thể chỉ một người yêu đơn phương.
- Mạch cảm xúc: Nỗi tương tư trong bài thơ được diễn biến qua các sắc thái cảm xúc chính: nhớ nhung băn khoăn, hờn dỗi than thở  hờn trách mát mẻ  nôn nao, mơ tưởng  ước vọng xa xôi.
II. Đọc - hiểu văn bản:
Thôn Ðoài ngồi nhớ thôn Ðông,
Một người chín nhớ mười mong một người,
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng,
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này,
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng,
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành,
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi,
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai hỏi ai người biết cho,
Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau,
Nhà em có một giàn trầu,
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng,
Thôn Ðoài thì nhớ thôn Ðông,
Cau thôn Ðoài nhớ trầu không thôn nào.
1. Tựa đề:
Theo Bạn Tương Tư là gì?
Theo từ điển Hán Việt thì tương tư là trai gái thương nhớ nhau
Trong đời sống , tương tư dùng để chỉ nỗi nhớ thương đơn phương ủ kín trong lòng chàng trai, cô gái hoặc một người nào đó.
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.”
2. Người con trai chân thành thú nhận nỗi tương tư:
+ “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” là lời thú nhận rất ướm hỏi rất duyên dáng như trong ca dao “ Đến Đây mận mới hỏi Đào. Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?” mượn chuyện thôn Đoài nhớ thôn Đông để nói một người nhớ 1 người.
+ Cách sử dụng hoán dụ - nhân hoá kết hợp với thành ngữ và nghệ thuật phân hợp số từ - vị ngữ (chín, mười, nhớ mong = chín nhớ mười mong) làm cho lời thơ trở nên bình dị mà hồn nhiên, đằm thắm.
+ Cách so sánh “bệnh giời” với bệnh tương tư “của tôi yêu nàng”, Nguyễn Bính đã diễn tả một cách hồn nhiên, thú vị về nỗi buồn tương tư trong tình yêu là lẽ tự nhiên, là tất yếu.
Tình huống trữ tình hết sức đặc biệt “Cái tôi” của Nguyễn Bính phải mượn đến những thôn Đoài, thôn Đông, những một người và cả mưa nắng của trời đất, thiên nhiên để khắc hoạ nỗi nhớ da diết trong sâu thẳm tâm hồn mình. Đó chính là chất tâm hồn riêng của Nguyễn Bính trong thơ.
3. nhân vật trữ tình kể lể, trách móc, hờn giận vì quá nhớ mong.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
+ Câu hỏi tu từ: “cớ sao”- “chẳng sang”, “có xa xôi mấy… tình xa xôi?”, “biết cho ai, hỏi ai?”, “bao giờ…gặp nhau”…những câu hỏi như xoáy vào lòng người lời trách móc, thở than, mong đợi.
+ Thường thì con trai phải chủ động đi tìm tình yêu đằng này trong đoạn thơ trên, người con trai lại đóng vai chờ đợi “Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?” 1 câu hỏi như đang trách móc, dỗi hờn.
 Là cái cớ để anh chàng bộc bạch tâm tư, tình cảm với nàng và trách là trách yêu, do quá nhớ mong, bị nỗi nhớ giày vò nên hờn trách. Đó cũng là một cách bộc lộ tình yêu.
“Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”
- “Ngày qua ngày lại qua ngày” cách ngắt nhịp 2/2/2 của câu thơ lục bát trở thành 3/1/2 ý và lời vế sau lặp vế trước, cách ngắt nhịp này khiến chữ “lại” trở thành điểm nhấn của ngữ điệu.
- Nó gợi được dòng thời gian cứ trôi qua hết sức chậm chạp, ngày mới chỉ là sự lặp lại ngày cũ một cách chán ngán vô vọng.
- Từ “nhuộm” thể hiện một cách tinh tế thời gian trôi chậm chạp, thời gian càng chậm tâm trạng càng mỏi mòn, nặng nề.
 Người đọc không biết chàng trai chờ đợi người yêu trong bao lâu, chỉ thấy “cây tri kỉ” đã úa vàng vì năm tháng, cách đong đếm thời gian ấy ám ảnh hơn cả nhịp đồng hồ tích tắc hay bước đi của bốn mùa.
- Ở đoạn thơ này cái nổi bật còn là chất liệu dân gian, nó tạo điều kiện cho “cái tôi” ẩn mình một cách tự nhiên: lối nói ước lệ, ẩn dụ trong ca dao “bến”, “đò”, trong thơ văn truyền thống “hoa”, “bướm”, những hình ảnh “bến- đò” “hoa- bướm” ấy lặng lẽ chảy về từ ca dao để nhập vào hồn thơ
vừa da diết, khắc khoải vừa lặng lẽ buồn tủi. chất liệu dân gian còn làm cho nỗi đau của con người tan vào thiên nhiên, hoà vào tâm tình đã có tự ngàn xưa của thế giới “chân lấm tay bùn”, con người hiện diện đó mà dáng hình, cảm xúc trái tim che lấp sau luỹ tre làng, sau mái đình, những tên thôn tên làng…. tan hoà như thế dù có đau khổ đến đâu cũng có nơi chia sẻ.
- Chàng trai ấy thắc mắc, trách móc, hờn tủi, để rồi băn khoăn tự hỏi, tự giày vò mình.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành,
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho,
Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau,
Giá mà xa xôi, cách trở thì chàng trai còn được an ủi phần nào vì dù sao nàng cũng là phận gái nhưng họ lại ở rất gần nhau “cách một đầu đình”, chàng băn khoăn tự hỏi nhưng cũng chỉ hỏi mình, càng hỏi càng cô đơn, lẻ loi, buồn tủi. - Hết trách móc rồi lại trông đợi cầu mong
4. Tiếng nói khát vọng hạnh phúc lứa đôi
Nhà em có một giàn trầu,
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng,
Thôn Ðoài thì nhớ thôn Ðông,
Cau thôn Ðoài nhớ trầu không thôn nào.
- Có một giàn giầu- có một hàng cau…nhà anh- nhà em, tất cả chỉ mới có một nghĩa, còn lẻ loi, đơn chiếc. Anh và em vẫn đôi nơi: anh ở thôn Đoài, em ở thôn Đông, vẫn xa cách quá chừng, vẫn là một trời nhớ mong, thôn Đoài thì nhứ thôn Đông, anh nhớ em tưởng như “Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”
-Hình ảnh ẩn dụ “giầu- cau” bộc lộ niềm mong ước: duyên trầu cau cũng là duyên lứa đôi son sắt, bến chặt. Cấu trúc song hành gợi tả mối quan hệ gắn bó của đôi trai gái trong một tình yêu đẹp: nhà tôi- nhà em, thôn Đoài, thôn Đông. Tình yêu là chuyện muôn đời cuả lứa đôi, của trai gái đã được Nguyễn Bính diễn tả tinh tế, đậm đà nhiều man mác, bâng khuâng. Mơ ước về trái ngọt hạnh phúc, mơ ước về con thuyền tình cập bến hạnh phúc => Mơ ước rất nhân văn.
=> Khát vọng tình yêu gắn liền với nỗi ước vọng về hạnh phúc gia đình. Cái tôi trữ tình của chàng trai đa tình, nỗi buồn tương tư, nỗi khát khao về hạnh phúc trở thành nỗi niềm chung của bao chàng trai cô gái. Vì thế mà đã bao năm qua đi nhưng tiếng thơ của Nguyễn Bính vẫn được bao thế hệ độc giả trân trọng coi nó như tâm hồn, như tiếng lòng mình vậy.
5. Diễn biến tâm trạng của nhân vật:
Nhớ nhung
Băn khoăn
dỗi hờn
Than thở
Khát vọng
mong mỏi
Tâm trạng
tương tư
Tâm trạng rất phong phú, tự nhiên;
sự hoà quyện giữa duyên quê và
cảnh quê
Thể thơ lục bát và giọng điệu,
ngôn ngữ thơ đậm chất quê,
hồn quê
Trong bài thơ “Tương Tư” của Nguyễn Bínhcó những từ ngữ cặp đôi bạn hãy tìm nhữ cặp đôi đó và nhận xét?
Một người - một người
Tôi- nàng
Bên ấy- bên này
Hai thôn- một làng
Bến- đò
Hoa khuê các- bướm giang hồ
Nhà em- nhà anh
Giàn cầu- hàng cau
Thôn Đoài- thôn Đông
Cau- giầu
sự sắp xếp có ý vị , nỗi niềm tương tư của chàng trai. Gắn liền với hạnh phúc gia đình, hôn nhân gia đình. Một tình yêu đứng đắn thuỷ chung. Có sự ẩn dụ đối xứng trầu – cau niềm mong ước trở thành vợ chồng.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Thôn Đoài- thôn Đông
Một người - một người
Nỗi nhớ song hành
Không gian nhớ thương
vời vợi
chín
nhớ
mười
thương
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Băn khoăn, dỗi hờn
Trách móc, than thở
Chàng trai yêu vụng,
nhớ thầm
Đò ngang
Đầu đình
Không gian cảnh vật
cuả miền quê
Lời trách móc không nặng nề, đay nghiến mà là
lời trách yêu.
Mối tương tư
được bày tỏ một cách kín đáo tế nhị. Hai tiếng
xa xôi
như trách cứ nhẹ
nhàng, bên này bên ấy mà sao tình vẫn xa xôi
Đò ngang
Đầu đình
Không gian cảnh vật
cuả miền quê
Lời trách móc không nặng nề, cay nghiến mà là
lời trách yêu.
Mối tương tư
được bày tỏ một cách kín đáo tế nhị. Hai tiếng
xa xôi
như trách cứ nhẹ
nhàng, bên này bên ấy mà sao tình vẫn xa xôi
III. Tổng Kết
1. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ dung dị, hồn nhiên, dân dã pha chất lãng mạn, thơ mộng
- Hệ thống hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ, ước lệ đặc sắc sáng tạo.
- Sử dụng nhiều động từ, điệp ngữ, cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi.
- Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn.
2. Nội dung
Đọc những vần thơ của Nguyễn Bính, người đọc được sống lại trong hơi thở ngập ngừng của tình yêu trong ca dao. Lắng nghe nhịp đập xao xuyến, bồi hồi của tình yêu câm lặng ngày đêm vò võ năm canh tương tư. Bằng tình yêu và lòng gắn bó sâu nặng với truyền thống dân tộc, Nguyễn Bính đã tìm ra tiếng nói riêng cho thơ mình giữa dàn đồng ca thơ mới, tiếng nói đằm thắm của ca dao- dân ca.
The End
Cám ơn các bạn đã chú ý và theo dõi. Hy vông hôm nay chúng ta có một buổi học vui và thú vi. Cám ơn.
Chúc các bạn có một buổi học thật là tốt...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tri
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)