Tuần 24. Đọc thêm: Tương tư

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thanh Thảo | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Đọc thêm: Tương tư thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT QUỐC HỌC
------------------------
BÀI ĐỌC THÊM:
( NGUYỄN BÍNH)






I.Vài nét về tác giả và bài thơ
Tác giả:
Nguyễn Bính (1918-1966) xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, quê ở tỉnh Nam Định.
Trong phần lớn các thi sĩ cùng thời chịu ảnh hưởng của thơ P.Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về hồn thơ dân tộc. Ông được coi là “thi sĩ của đồng quê” mà đặc biệt là hồn quê.
Ông được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (năm 2000)
Bài thơ “Tương Tư” được rút trong tập “Lỡ bước sang ngang” (1940) tiêu biểu cho phong cách chân quê của Nguyễn Bính.
II. Đọc hiểu văn bản

 Nỗi nhớ mong, mơ tưởng, ước vọng xa xôi của chàng trai
Nhớ nhung da diết
Thành ngữ “chín nhớ mười thương”: sự nhớ nhung rất nhiều
Kể lể , trách móc bộc lộ nỗi tương tư của mình
Biểu hiện qua các câu hỏi tu từ:
- Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
- Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?
Tâm trạng chờ đợi mòn mỏi, sốt ruột:
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuôm đã thành cây lá vàng
Sự chờ đợi vô vọng, chán ngán. Thời gian chờ đợi dài theo nỗi tương tư nên héo mòn, võ vàng, vô vọng.
Mơ tưởng, ước vọng xa xôi
-Trong ao ước đã có mầm vô vọng:
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Ở đây h/ả bến, hoa (cố định) – đò, bướm (di chuyển) thật khó mà “gặp” được nhau.
Chàng trai quê sống trong nỗi tương tư nhưng vẫn gửi theo gió nỗi niềm ước vọng xa xôi.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Cấu trúc bỏ lửng, nói thực ra để khẳng định, khẳng định tế nhị, vì hình ảnh trầu cau là một ẩn dụ của chuyện hôn nhân hạnh phúc lứa đôi, là khao khát hạnh phúc hài hoà

Tình cảm của chàng trai là tình yêu đơn phương không được đền đáp. Nam nhi mà thụ động ngồi chờ đợi, tương tư thành bệnh là đều hiếm gặp trong thơ cũ.

Nguyễn Bính đã giãi bày nỗi rất riêng tư trong tình yêu đôi lứa. Đây chính là cái mới trong thơ lãng mạn nói chung: con người đc tự do thể hiện đời sống tình cảm, không cần giấu giếm.
III, Tổng kết
 Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ thơ dung dị hồn nhiên,dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn thơ mộng.Giọng nhẹ nhàng, tha thiết, chân thành.
- Sử dụng hệ thống ẩn dụ-hoán dụ-ước lệ một cách đặc sắc và sáng tạo.
- Sử dụng nhiều điệp từ,điệp ngữ
- Sử dụng nhiều cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi.
- Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn. Cách bày tỏ tự nhiên, kín đáo, có ý vị chân thành, mộc mạc
Nội dung:

Bài thơ thể hiện một tình cảm thiết tha,rạo rực, chân thành của chàng trai với cô gái nhưng tình yêu đơn phương thầm kín đó cô gái không thể cảm nhận và không thể đáp lại nỗi mong mỏi khát khao của chàng trai.
Cho đến cuối bài thơ dù đã ước ao và khát vọng sum họp nhưng niềm hạnh phúc ấy chỉ là trong ý nghĩ của chàng trai tự an ủi mình mà thôi.Nhưng điều đáng trân trọng là dù cô gái không đáp lại tình cảm của minh nhưng chàng trai vẫn dành cho cô gái những tình cảm tốt đẹp như ngày nào.



Nhận xét chung:
Giữa phong trào thơ mới rộn ràng, Nguyễn Bính giữ riêng cho mình một lối thơ không tàu mà cũng không Tây, hồn hậu dân tộc, mộc mạc quê hương, đó là tất cả cái đặc sắc của thơ Nguyễn Bính.Và có thể xem “Tương tư” của Nguyễn Bính là một trong số những bài hay nhất của ca dao nói về tình yêu. Bởi vậy giá trị của nó vẫn sống mãi cho đến ngày nay.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thanh Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)