Tuần 24. Đọc thêm: Tương tư

Chia sẻ bởi Đặng Công Danh | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Đọc thêm: Tương tư thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TƯƠNG TƯ
ĐỌC THÊM
Nguyễn Bính
Vài hình ảnh về tác giả Nguyễn Bính
Chân dung Nguyễn Bính
Nguyễn Bính và Đoàn Giỏi (giả gái)
Nguyễn Bính và các bạn thơ
I. Giới thiệu chung.
Tác giả: SGK/49
Tác phẩm:
_ Trong tác phẩm “Lỡ bước sang ngang”
_ Viết về mối tình của nhà thơ với cô gái ở làng Hoàng Mai (1939)
_ Thể loại: Thơ lục bát dân gian.
_ Nội dung: Tình cảm thiết tha, rạo rực, chân thành của chàng trai đối với cô gái nhưng tình yêu đơn phương thầm kín.
Bố cục:
_ 4 câu đầu: nỗi tương tư của cháng trai
_ 12 câu tiếp: tâm trạng người tương tư
_ 4 câu cuối: ước vọng tình yêu hòa hợp
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nỗi tương tư của nhà thơ (4 câu đầu)
_ Mở đầu bài thơ bằng hình ảnh hoán dụ “thôn Đoài, thôn Đông”
Ám chỉ đôi trai gái, hình ảnh mang dáng dấp đồng quê mộc mạc.
“ Một người chín nhớ mười thương một người”
_ Điệp ngữ “một người” đứng ở hai đầu câu thơ, diễn tả sự xa cách, nhớ mong
_Thành ngữ “chín nhớ mười mong”
 Sự mong nhớ da diết, bệnh nhớ thương của một người dành cho một người
_Tâm trạng của người tình đơn phương cũng được mở ra với trời đất:
“Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
_Sự liên tưởng độc đáo, bất ngờ. Nhà thơ sử dụng những hiện tượng vốn có của thiên nhiên để nói lên quy luật tất yếu của tình yêu.
2. Tâm trạng người tương tư:
“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”.
_ Từ ngữ chỉ số đếm “hai, một”
_ “Hai thôn – một làng”, “bên ấy – bên này”: tuy hai mà một, tuy riêng mà chung, tuy xa mà lại gần.
 Câu hỏi tu từ như lời trách móc nhẹ nhàng  tình cảm nồng thắm của chàng trai dành cho cô gái.
“Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”.
_ Lối láy chữ “ngày qua ngày lại…” như là âm hưởng của luyến láy trong âm nhạc dân gian.
_ Tâm trạng chờ đợi của tác giả: “lá xanh  lá vàng” diễn tả sự trôi mau của thời gian
_ Từ “nhuộm” diễn tả sự chờ đợi dài dằng dặc.







Nhân vật trữ tình tự trách móc, tự khổ đau:
“Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành”.
_ Hình ảnh “cách trở đò giang”  tự lí giải, tự an ủi mình.
_ Hình ảnh “Cách một đầu đình” >< “tình xa xôi”  tâm trạng giận hờn, trách móc, đau khổ.

“Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?”
_ Hình ảnh ẩn dụ, đối lập “hoa khuê các”><“bướm giang hồ” tình yêu mang đậm màu sắc lãng mạn.
_ Ngôn ngữ đậm chất văn chương bác học, không còn là ngôn ngữ ca dao.
 Tất cả đều là vu vơ. Chỉ có một cái thật đó là nỗi buồn da diết của người tương tư.

2. Tâm trạng người tương tư:
“Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng”.

_ Hình ảnh: “trầu – cau”  biểu tượng cưới hỏi, biểu hiện kết thúc đẹp nhất của tình yêu hôn nhân.
_ “Cau” nhớ “giàu”. Trong nỗi nhớ ấy là ước mơ muôn thuở của tình yêu. Mơ ước được hợp nhất với người mình yêu.
_ Ở đây, tác giả đã thay đổi hoàn toàn cách xưng hô “anh – em”
III. Tổng kết

Bài thơ mới mang đậm đà phong vị ca dao (lục bát dân gian). Mối duyên quê quyện chặt với cảnh quê. Khẳng định chất truyền thông, chất chân quê thấm sâu vào hồn thơ Nguyễn Bính.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Công Danh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)