Tuần 24. Đọc thêm: Tương tư
Chia sẻ bởi hoàng thư |
Ngày 10/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Đọc thêm: Tương tư thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI GiẢNG
CỦA CHÚNG EM
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
I. TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả:
a. Cuộc đời
- Tên thật: Nguyễn Trọng Bính ( 1918 – 1966).
Quê quán: Nam Định
Trước Cách mạng tháng Tám: Ông lưu lạc nhiều nơi, vừa dạy học, vừa làm thơ.
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
a. Cuộc đời
Năm 1945: Tham gia kháng chiến, làm tuyên huấn hoạt động văn nghệ ở Nam Bộ.
- Năm 1954: Tập kết ra Bắc.
Năm 2000: Được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Sự nghiệp văn chương:
- Nguyễn Bính làm thơ từ năm mười ba tuổi.
- Năm 1937: được giải thưởng của Tự lực văn đoàn.
a/ Tác phẩm tiêu biểu: Lỡ bước sang ngang(1940), Mười hai bến nước(1942), Gửi người vợ miền Nam(1955),…
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
b/ Phong cách thơ
- Thơ mang đậm hồn quê- ấy là sự hòa điệu giữa giọng điệu quê với lối nói quê và lời quê.
- Nguyễn Bính thành công ở thể thơ lục bát. Thơ NB vừa hiện đại vừa thể hiện được cái hồn của ca dao ở giọng điệu, cách ví von, cách lựa chọn và tổ chức lời thơ
=> Thuộc thế hệ các nhà Thơ mới nhưng không ảnh hưởng của thơ phương Tây, Nguyễn Bính tìm về với chất dân gian bao đời của dân tộc.
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
c/ Quan điểm nghệ thuật:
Thể hiện nỗi bất an sâu sắc trước những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ mai một.
Thể hiện vẻ đẹp chân quê, thấm đượm tình quê, duyên quê và phảng phất hồn xưa đất nước.
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
3. Bài thơ “Tương tư”:
a/ Xuất xứ:
- Viết năm 1939, in trong tập “Lỡ bước sang ngang”, xuất bản tại Hà Nội năm 1940.
- Mạch cảm xúc: Nỗi tương tư trong bài thơ được diễn biến qua các sắc thái cảm xúc chính: nhớ nhung băn khoăn, hờn dỗi trách móc ước vọng xa xôi.
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
b/ Bố cục:
- Phần 1: 4 câu thơ đầu – Tâm trạng nhớ nhung
- Phần 2: 4 câu thơ tiếp – Băn khoăn hờn dỗi
- Phần 3: 4 câu thơ tiếp – Hờn trách
- Phần 4: còn lại – ước vọng tình yêu hoà hợp- khát vọng nên duyên
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai hỏi, ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu.
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Tương Tư
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Nhan đề bài thơ
Tâm trạng của chàng trai
3. Tứ thơ
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Thế nào là tương tư?
1. Nhan đề bài thơ.
Tương tư là nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa. Tương tư thường được dùng để diễn tả nỗi nhớ đơn phương. Tâm trạng tương tư nảy sinh khi có sự xa cách về không gian và thời gian, thể hiện khao khát được gần kề, được chung tình.
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. Tâm trạng của chàng trai:
a/ Tâm trạng nhớ nhung:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
Hoán dụ+ nhân hóa: Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông -> chỉ hai người, tình yêu kín đáo, giữ khoảng cách.
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
- Cách tổ chức lời thơ độc đáo, khéo léo:
+“Một người” đặt đầu và cuối câu thơ.
+ Thành ngữ “chín nhớ mười mong” giữa câu.
-> diễn tả sự xa cách trong tình yêu sinh ra bệnh tương tư, bệnh nhớ thương của một người dành cho một người.
- Hình ảnh liên tưởng độc đáo:
+ Gió mưa- Tương tư : hiện tượng tất yếu của thiên nhiên- nối nhớ là quy luật tất yếu của tình yêu-> Khẳng định tình yêu, nỗi nhớ thường trực.
=> Chàng trai khéo léo bộc lộ, giãi bày nỗi nhớ nhung, tình yêu thầm kín mà sâu sắc giành cho cô gái.
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
b/ Tâm trạng băn khoăn than thở:
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
- Số từ: Hai- một: Khoảng cách gần gũi về địa lí lẫn tình cảm.
- Câu hỏi tu từ: Cớ sao / chẳng sang: băn khoăn đi tìm lí do.
Dùng từ phiếm chỉ: Bên ấy / bên này: lời trách móc vu vơ.
Điệp từ, h/ảnh đối lập: ngày, qua, lá xanh - lá vàng: Thời gian tâm lí, chờ đợi mỏi mòn.
=> Nỗi băn khoăn, chờ đợi của một kẻ yêu đơn phương.
000
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Những từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ: “bảo rằng”, “ không”, “là chẳng”,“đã đành”-> tính cách chân thật của chàng trai thôn quê.
Kiểu câu đối lập: Bảo rằng…đã đành>< Nhưng đây…-> tự lí giải để an ủi mình, cũng là để chất vấn đối phương.
Phép đối lập: có xa xôi mấy >< tình xa xôi-> giận hờn, trách móc nhẹ nhàng.
=> Lời hờn trách bóng gió, xa xôi, vì nhân vật trữ tình chưa chắc chắn về tình cảm của đối phương nên đâu thể trách hờn.
c/ Tâm trạng trách móc
d/ Ước vọng tình yêu hòa hợp- khát vọng nên duyên
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai hỏi, ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu.
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Câu cảm thán, câu hỏi tu từ: Tương tư…cho!-> Mong đối phương hiểu được tình yêu, nỗi nhớ của mình.
Hình ảnh ước lệ: Bến, đò, hoa khuê các, bướm giang hồ+điệp từ gặp-> khát vọng tình yêu hòa hợp.
- Hình ảnh thơ rất độc đáo, đầy ẩn ý:
Thôn Đoài - Thôn Đông.
Một người - một người.
Tôi - nàng.
Bên ấy - bên này.
Hai thôn - một làng.
Bến - đò.
Hoa khuê các- bướm giang hồ
Nhà em - nhà anh.
Giầu - cau
-> Hình ảnh sóng đôi, ước lệ từ xa đến gần, cuối cùng dừng ở cặp đôi “giầu - cau”-> Sau nỗi tương tư là niềm khao khát được gần kề, khao khát chung tình , khao khát nhân duyên.
Tâm trạng tương tư
3. Tứ thơ
Hai thôn- một làng
Lá xanh - lá vàng
Dũ giang.. d?u dỡnh
C?nh quờ -
Hờn dỗi – hoài nghi
Bến đò- hoa bướm
Nhớ nhung
Khát khao gặp gỡ
Tình quê, cảnh quê hòa quyện -> “ Hồn quê”
Tâm trạng phức hợp với nhiều cảm xúc đan xen-> “ Thơ Mới”
Giàn trầu- hàng cau
Nhà em- nhà anh
Khát vọng sánh duyên
Trách móc
Thôn Đoài- thôn Đông
Than thở -mong đợi
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
Tâm trạng tương tư là sự phức hợp với những chuyển biến tinh tế của những cung bậc cảm xúc: nhớ nhung Băn khoăn, than thở trách móc, hờn dỗihy vọng mong ước xa xôi.
2. Nghệ thuật:
Dùng hình thức thơ ca dân gian để chuyển tải nội dung thẩm mỹ của thơ mới: Chân quê mà lãng mạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: hoàng thư
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)