Tuần 24. Đọc thêm: Tương tư
Chia sẻ bởi Long Dang |
Ngày 10/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Đọc thêm: Tương tư thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
I – Tác Giả & Tác Phẩm
1, Tác giả: a) Cuộc đời
- Nguyễn Bính (1918-1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính
- Quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
- Ông biết làm thơ từ năm 13 tuổi và đến năm 19 tuổi, ông được nhận giải khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn
- Từ năm 1943, Nguyễn Bính tham gia Cách mạng
- Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, sau về Nam Định cho đến lúc mất
b) Sự nghiệp sáng tác
- Thơ Nguyễn Bính có một điệu riêng
- Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ của ông mang lại những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và một tình người đằm thắm, thiết tha Ông được coi là “thi sĩ của đồng quê”
Các tác phẩm tiêu biểu: Qua nhà (Yêu đương 1936), Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937), Cô Hái Mơ (Thơ 1939), Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940),…
- Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000)
Nguyễn Bính và Đoàn Giỏi (giả gái)
Nguyễn Bính và các bạn thơ
Đoạn phim giới thiệu về cuộc đời & sự nghiệp Nguyễn Bính trong chương trình “Sol Vàng – Kỉ Niệm 100 Năm Nguyễn Bính”
2, Tác Phẩm:
Bài thơ “Tương tư” rút trong tập Lỡ bước sang ngang, rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính
Nội dung: Nói lên tâm trạng khắc khoải chờ mong của người đang yêu với tình yêu đơn phương không được đáp đền. Mối tương ấy được đặt vào khung ảnh nông thôn với dáng dánq dấp một mối tình xưa cũ trong ca dao và hương vị đồng quê mộc mạc...
II. Đọc – Hiểu văn bản
1/ Bố cục:
Gồm 3 phần:
- Phần 1: 4 câu đầu: Khơi nguồn tâm trạng
- Phần 2: 12 câu tiếp theo: Giãi bày tâm trạng
- Phần 3: 4 câu còn lại: Khẳng định tình cảm
2/ Nhan đề “Tương tư”:
Tương tư là nỗi nhớ mong trong tình yêu, có khi được dùng để diễn tả nỗi nhớ đơn phương
Phần 1: Khơi nguồn tâm trạng:
"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng."
Nỗi nhớ của tác giả được diễn tả như thế nào?
Nhận xét về cách dùng từ của Nguyễn Bính.
Nỗi nhớ tràn ngập không gian, mong nhớ hết ngày này đến ngày khác
+ Phép hoán dụ tài tình, việc sử dụng áp dụng cách nói cặp đôi được khai thác triệt để trong bài thơ. + Số từ “chín”, “mười”: vừa diễn tả cao độ, vừa diễn tả tính tăng tiến không ngừng xúc cảm.
"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người."
Từ nhớ về những hình ảnh đã qua, thuộc về quá khứ đến mong mỏi về những điều sẽ thuộc về hiện tại hoặc tương lai, để xoa dịu nỗi nhớ. rồi mong nhớ nhớ đến chín nhớ mười mong đã cực tả được cái bồn chồn như ngồi trên lửa đốt của người đang yêu
Sự sắp đặt ẩn ý bằng cách đẩy hai đối tượng “người” vào hai đầu câu thơ – xa cách hay là hai đầu nỗi nhớ xa xôi.
"Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng."
So sánh → Tương tư là quy luật của tự nhiên trong tình yêu .
“Bệnh của tôi” so với “bệnh của trời”
→ Nỗi nhớ nhung da diết, nhớ và mong không ngừng sẽ đưa đến “bệnh tương tư” – Một xúc cảm tự nhiên của con người.
“Tôi yêu nàng” chính là giải thích về căn bệnh tương tư một cách tự nhiên, hóm hỉnh.Phải chăng nhà thơ muốn thể hiện tình cảm với cô gái đó một cách chân thành nhất như tự nhiên
Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình trải suốt bốn câu thơ tạo được cái cớ cho dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ một cách sâu sắc.
“Tôi” → Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính xuất hiện mang màu sắc độc đáo bởi nó tha thiết chân thành, gần gũi với cuộc sống bình dị của người dân quê.
Tính xác định đã thay thế cho sự giả định những phiếm chỉ mơ hồ. Cái tôi ấy có số phận và nỗi niềm riêng. Hình ảnh con người cá nhân không hòa tan và trộn lẫn với cộng đồng bởi đó là một cá tính.
Đây chính là nền tảng xuất hiện cái tôi cá nhân từ thập niên 30 thế kỉ XX
"Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?"
Phần 2: Giải bày tâm trạng
Những hờn ghen, trách móc được tác giả thể hiện như thế nào?
"Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?"
Những lời than thở, trách móc trải qua cung bậc theo hình thức tăng cấp.
Thu hẹp không gian không gian ở hai câu đầu xa, nhưng ở hai câu này lại bị thu hẹp lại.
Câu hỏi tu từ một lời chất vấn “cớ sao” câu hỏi được đưa ra mà không cần câu trả lời, như một lời trách móc, thể hiện nỗi băn khoăn, thắc mắc của chàng trai.
"Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành lá cây vàng."
Nhịp 3/3, 2/1/5
“qua”, “lại qua”: sự nuối tiếc thời gian trôi đi hững hờ. Mang dáng dấp của văn học trung đại, cảm thán về sự tuần hoàn vô tình của thời gian.
Nhịp 2/1/5 là một sự phá vỡ , một cái mới trong thơ Nguyễn Bính. Giọng thơ cất lên tựa như câu hỏi đầy nghi vấn, như chất chứa cảm xúc thi nhân.
"Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi..."
“Điệp từ “ngày”
“Lá xanh” – “lá vàng” Dùng không gian để chỉ thời gian Tác giả dùng sự thay đổi của thời gian đặc tả sự sâu lắng của lòng người. Lá xanh kia đã vàng đi hay là thời gian qua đi mà lòng người vẫn hoài xa cách. Hay ta hiểu cách khác, tác giả sợ hãi thời gian trôi đi và mảnh tình ấy tựa lá vàng tàn phai rồi biến mất.
"Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi..."
Không gian dần thu hẹp lại: “Thôn Đoài - Thôn Đông” sau đó đã hẹp lại “Cách một đầu đình”
“Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…” Câu hỏi tu từ nhưng lại không có dấu chấm hỏi ở cuối câu Trách móc, hờn dỗi. Khoảng cách giữa hai khoảng không xa xôi nhưng trong lòng của nhân vật trữ tình như “cách trở đò ngang”
Phải chăng cô gái cùng chàng trai tựa 2 đường thẳng song song dù chỉ cách nhau một đầu đình nhưng không bao giờ giao nhau gặp gỡ?!
Rồi cảm xúc ấy tăng cấp thành những lời trách cứ dồn dập: “bảo rằng”, “đã đành”, “nhưng đây” rồi thở dài trong hờn giận: ”Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…” ”bệnh tương tư” của tác giả thể hiện qua một chuỗi hy vọng rồi thất vọng.
Biết là những cung bậc nhớ nhung hờn dỗi trách móc thở than vốn từ ca dao nhưng thực chất Tương Tư là một thứ trần tình tự bộc lộ đối thoại đơn phương cái tôi về mối tình nhuốm màu bi kịch.Thật xót thương!
Cách bày tỏ tình cảm của Nguyễn Bính không ồn ào nhưng mộc mạc, chân thành.
"Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!"
Câu hỏi tu từ
Điệp từ “ai –ai”
}
Những lời than thở, não nề
Kể cả khi tình cảm mãnh liệt, tác giả cũng chỉ biết than thở với chính mình, “hỏi ai người biết cho!”; “thức mấy đêm rồi”: cách nói bình dân nhưng lại chứa đựng sự chân thành, thiết tha.
Phần 3: Khẳng định tình cảm:
"Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?"
Trong thơ Nguyễn Bính thực sự có “hồn xưa đất nước”?
Cấu trúc song hành:
+ nhà anh – nhà em; giầu – cau (nhân duyên); thôn Đoài – thôn Đông.
Thay đổi nhân xưng: “tôi” sang “anh” , “nàng” sang “em”
“giàn giầu”, “vườn cau”: Hình ảnh thường xuất hiện trong ca dao, hình ảnh ẩn dụ độc đáo mà dân dã, thường xuất hiện trong tục lệ cưới xin của người Việt Nam.
Câu “Thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?” Tuy có giàn giầu giàn cau đấy, nhưng thân phận chàng trai cô gái đã ở một ngả ba:Tình cảm chàng trai chỉ như con đường một chiều đến cô gái. Và đau đớn thay cô gái ấy vốn đã đặt lòng mình ở một nơi xa xôi khác.
Một nỗi nhớ thương đã không còn địa chỉ nữa, Giọng thơ cứ ngơ ngác, Y như cái giật mình:
“Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”
(Chân quê –Nguyễn Bính)
Bài thơ kết thúc nhưng dư vị xót xa vẫn còn đâu đây, phải chăng đó chính là tính hiện đại trong thơ Nguyễn Bính?
Tình yêu kết thúc nhưng chàng trai vẫn chân thành, chấp nhận, không hậm hực ghen tức, phải chăng đó chính là cái tôi với tình yêu “Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm/ Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em" – Puskin?
Tóm lại đặt vào thời đại ấy, thơ Nguyễn Bính vừa có cái riêng vừa có cái chung. Cái riêng ấy là vốn sống trong vùng dân gian, với ca dao quen thuộc. Còn cái hồn quê thơ ông đã có sự hiện đại hóa, sự hiện đại hóa ở một nhà thơ rất chân quê.
Khổ thơ cuối là sự kết tinh nghệ thuật của toàn bài. Ở khổ thơ này, cái “hồn xưa đất nước” toát lên từ cách dùng hình ảnh, cách bộc lộ tình cảm kín đáo, mộc mạc của tác giả. Thay vì lối diễn đạt trực tiếp ở phần đầu đến khổ thơ cuối, Nguyễn Bính dùng lối diễn đạt gián tiếp rất tinh tế, phảng phất chất hương đồng cỏ nội của ca dao thuần khiết.
Bài thơ là một lời tỏ tình, ước vọng kết đôi nhưng mơ hồ xa xôi, lãng mạn.
Tình quê, hồn quê đậm đà của nhà thơ.
III – Tổng kết
2. Giá trị nghệ thuật:
Dùng hình thức thơ ca dân gian để chuyển tải nội dung thẩm mỹ của thơ mới: Chân quê mà lãng mạn.
Chân quê:
Thể thơ lục bát.
Ngôn ngữ giản dị, hồn nhiên, dân dã.
Cách nói quen thuộc của ca dao: ẩn dụ, so sánh.
Không gian nghệ thuật: làng xóm, quê nhà.
Lãng mạn:
Chất biểu cảm nồng nàn, niềm khao khát tình yêu hạnh phúc.
Cái tôi trữ tình của “tôi yêu nàng”, là cảm xúc của tuổi trẻ.
Trích "Lỡ Bước Sang Ngang" (Diễn Ngâm: Vân Khánh)
HẾT
Nhóm 2: Hoàng Long, Hồng Như, Trọng Danh, Quang Đại, Anh Tú, Ngọc Nga, Quốc Ân, Quang Thông, Thanh Nhã
Xin cám ơn!
Nguyễn Bính
I – Tác Giả & Tác Phẩm
1, Tác giả: a) Cuộc đời
- Nguyễn Bính (1918-1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính
- Quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
- Ông biết làm thơ từ năm 13 tuổi và đến năm 19 tuổi, ông được nhận giải khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn
- Từ năm 1943, Nguyễn Bính tham gia Cách mạng
- Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, sau về Nam Định cho đến lúc mất
b) Sự nghiệp sáng tác
- Thơ Nguyễn Bính có một điệu riêng
- Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ của ông mang lại những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và một tình người đằm thắm, thiết tha Ông được coi là “thi sĩ của đồng quê”
Các tác phẩm tiêu biểu: Qua nhà (Yêu đương 1936), Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937), Cô Hái Mơ (Thơ 1939), Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940),…
- Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000)
Nguyễn Bính và Đoàn Giỏi (giả gái)
Nguyễn Bính và các bạn thơ
Đoạn phim giới thiệu về cuộc đời & sự nghiệp Nguyễn Bính trong chương trình “Sol Vàng – Kỉ Niệm 100 Năm Nguyễn Bính”
2, Tác Phẩm:
Bài thơ “Tương tư” rút trong tập Lỡ bước sang ngang, rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính
Nội dung: Nói lên tâm trạng khắc khoải chờ mong của người đang yêu với tình yêu đơn phương không được đáp đền. Mối tương ấy được đặt vào khung ảnh nông thôn với dáng dánq dấp một mối tình xưa cũ trong ca dao và hương vị đồng quê mộc mạc...
II. Đọc – Hiểu văn bản
1/ Bố cục:
Gồm 3 phần:
- Phần 1: 4 câu đầu: Khơi nguồn tâm trạng
- Phần 2: 12 câu tiếp theo: Giãi bày tâm trạng
- Phần 3: 4 câu còn lại: Khẳng định tình cảm
2/ Nhan đề “Tương tư”:
Tương tư là nỗi nhớ mong trong tình yêu, có khi được dùng để diễn tả nỗi nhớ đơn phương
Phần 1: Khơi nguồn tâm trạng:
"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng."
Nỗi nhớ của tác giả được diễn tả như thế nào?
Nhận xét về cách dùng từ của Nguyễn Bính.
Nỗi nhớ tràn ngập không gian, mong nhớ hết ngày này đến ngày khác
+ Phép hoán dụ tài tình, việc sử dụng áp dụng cách nói cặp đôi được khai thác triệt để trong bài thơ. + Số từ “chín”, “mười”: vừa diễn tả cao độ, vừa diễn tả tính tăng tiến không ngừng xúc cảm.
"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người."
Từ nhớ về những hình ảnh đã qua, thuộc về quá khứ đến mong mỏi về những điều sẽ thuộc về hiện tại hoặc tương lai, để xoa dịu nỗi nhớ. rồi mong nhớ nhớ đến chín nhớ mười mong đã cực tả được cái bồn chồn như ngồi trên lửa đốt của người đang yêu
Sự sắp đặt ẩn ý bằng cách đẩy hai đối tượng “người” vào hai đầu câu thơ – xa cách hay là hai đầu nỗi nhớ xa xôi.
"Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng."
So sánh → Tương tư là quy luật của tự nhiên trong tình yêu .
“Bệnh của tôi” so với “bệnh của trời”
→ Nỗi nhớ nhung da diết, nhớ và mong không ngừng sẽ đưa đến “bệnh tương tư” – Một xúc cảm tự nhiên của con người.
“Tôi yêu nàng” chính là giải thích về căn bệnh tương tư một cách tự nhiên, hóm hỉnh.Phải chăng nhà thơ muốn thể hiện tình cảm với cô gái đó một cách chân thành nhất như tự nhiên
Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình trải suốt bốn câu thơ tạo được cái cớ cho dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ một cách sâu sắc.
“Tôi” → Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính xuất hiện mang màu sắc độc đáo bởi nó tha thiết chân thành, gần gũi với cuộc sống bình dị của người dân quê.
Tính xác định đã thay thế cho sự giả định những phiếm chỉ mơ hồ. Cái tôi ấy có số phận và nỗi niềm riêng. Hình ảnh con người cá nhân không hòa tan và trộn lẫn với cộng đồng bởi đó là một cá tính.
Đây chính là nền tảng xuất hiện cái tôi cá nhân từ thập niên 30 thế kỉ XX
"Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?"
Phần 2: Giải bày tâm trạng
Những hờn ghen, trách móc được tác giả thể hiện như thế nào?
"Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?"
Những lời than thở, trách móc trải qua cung bậc theo hình thức tăng cấp.
Thu hẹp không gian không gian ở hai câu đầu xa, nhưng ở hai câu này lại bị thu hẹp lại.
Câu hỏi tu từ một lời chất vấn “cớ sao” câu hỏi được đưa ra mà không cần câu trả lời, như một lời trách móc, thể hiện nỗi băn khoăn, thắc mắc của chàng trai.
"Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành lá cây vàng."
Nhịp 3/3, 2/1/5
“qua”, “lại qua”: sự nuối tiếc thời gian trôi đi hững hờ. Mang dáng dấp của văn học trung đại, cảm thán về sự tuần hoàn vô tình của thời gian.
Nhịp 2/1/5 là một sự phá vỡ , một cái mới trong thơ Nguyễn Bính. Giọng thơ cất lên tựa như câu hỏi đầy nghi vấn, như chất chứa cảm xúc thi nhân.
"Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi..."
“Điệp từ “ngày”
“Lá xanh” – “lá vàng” Dùng không gian để chỉ thời gian Tác giả dùng sự thay đổi của thời gian đặc tả sự sâu lắng của lòng người. Lá xanh kia đã vàng đi hay là thời gian qua đi mà lòng người vẫn hoài xa cách. Hay ta hiểu cách khác, tác giả sợ hãi thời gian trôi đi và mảnh tình ấy tựa lá vàng tàn phai rồi biến mất.
"Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi..."
Không gian dần thu hẹp lại: “Thôn Đoài - Thôn Đông” sau đó đã hẹp lại “Cách một đầu đình”
“Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…” Câu hỏi tu từ nhưng lại không có dấu chấm hỏi ở cuối câu Trách móc, hờn dỗi. Khoảng cách giữa hai khoảng không xa xôi nhưng trong lòng của nhân vật trữ tình như “cách trở đò ngang”
Phải chăng cô gái cùng chàng trai tựa 2 đường thẳng song song dù chỉ cách nhau một đầu đình nhưng không bao giờ giao nhau gặp gỡ?!
Rồi cảm xúc ấy tăng cấp thành những lời trách cứ dồn dập: “bảo rằng”, “đã đành”, “nhưng đây” rồi thở dài trong hờn giận: ”Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…” ”bệnh tương tư” của tác giả thể hiện qua một chuỗi hy vọng rồi thất vọng.
Biết là những cung bậc nhớ nhung hờn dỗi trách móc thở than vốn từ ca dao nhưng thực chất Tương Tư là một thứ trần tình tự bộc lộ đối thoại đơn phương cái tôi về mối tình nhuốm màu bi kịch.Thật xót thương!
Cách bày tỏ tình cảm của Nguyễn Bính không ồn ào nhưng mộc mạc, chân thành.
"Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!"
Câu hỏi tu từ
Điệp từ “ai –ai”
}
Những lời than thở, não nề
Kể cả khi tình cảm mãnh liệt, tác giả cũng chỉ biết than thở với chính mình, “hỏi ai người biết cho!”; “thức mấy đêm rồi”: cách nói bình dân nhưng lại chứa đựng sự chân thành, thiết tha.
Phần 3: Khẳng định tình cảm:
"Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?"
Trong thơ Nguyễn Bính thực sự có “hồn xưa đất nước”?
Cấu trúc song hành:
+ nhà anh – nhà em; giầu – cau (nhân duyên); thôn Đoài – thôn Đông.
Thay đổi nhân xưng: “tôi” sang “anh” , “nàng” sang “em”
“giàn giầu”, “vườn cau”: Hình ảnh thường xuất hiện trong ca dao, hình ảnh ẩn dụ độc đáo mà dân dã, thường xuất hiện trong tục lệ cưới xin của người Việt Nam.
Câu “Thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?” Tuy có giàn giầu giàn cau đấy, nhưng thân phận chàng trai cô gái đã ở một ngả ba:Tình cảm chàng trai chỉ như con đường một chiều đến cô gái. Và đau đớn thay cô gái ấy vốn đã đặt lòng mình ở một nơi xa xôi khác.
Một nỗi nhớ thương đã không còn địa chỉ nữa, Giọng thơ cứ ngơ ngác, Y như cái giật mình:
“Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”
(Chân quê –Nguyễn Bính)
Bài thơ kết thúc nhưng dư vị xót xa vẫn còn đâu đây, phải chăng đó chính là tính hiện đại trong thơ Nguyễn Bính?
Tình yêu kết thúc nhưng chàng trai vẫn chân thành, chấp nhận, không hậm hực ghen tức, phải chăng đó chính là cái tôi với tình yêu “Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm/ Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em" – Puskin?
Tóm lại đặt vào thời đại ấy, thơ Nguyễn Bính vừa có cái riêng vừa có cái chung. Cái riêng ấy là vốn sống trong vùng dân gian, với ca dao quen thuộc. Còn cái hồn quê thơ ông đã có sự hiện đại hóa, sự hiện đại hóa ở một nhà thơ rất chân quê.
Khổ thơ cuối là sự kết tinh nghệ thuật của toàn bài. Ở khổ thơ này, cái “hồn xưa đất nước” toát lên từ cách dùng hình ảnh, cách bộc lộ tình cảm kín đáo, mộc mạc của tác giả. Thay vì lối diễn đạt trực tiếp ở phần đầu đến khổ thơ cuối, Nguyễn Bính dùng lối diễn đạt gián tiếp rất tinh tế, phảng phất chất hương đồng cỏ nội của ca dao thuần khiết.
Bài thơ là một lời tỏ tình, ước vọng kết đôi nhưng mơ hồ xa xôi, lãng mạn.
Tình quê, hồn quê đậm đà của nhà thơ.
III – Tổng kết
2. Giá trị nghệ thuật:
Dùng hình thức thơ ca dân gian để chuyển tải nội dung thẩm mỹ của thơ mới: Chân quê mà lãng mạn.
Chân quê:
Thể thơ lục bát.
Ngôn ngữ giản dị, hồn nhiên, dân dã.
Cách nói quen thuộc của ca dao: ẩn dụ, so sánh.
Không gian nghệ thuật: làng xóm, quê nhà.
Lãng mạn:
Chất biểu cảm nồng nàn, niềm khao khát tình yêu hạnh phúc.
Cái tôi trữ tình của “tôi yêu nàng”, là cảm xúc của tuổi trẻ.
Trích "Lỡ Bước Sang Ngang" (Diễn Ngâm: Vân Khánh)
HẾT
Nhóm 2: Hoàng Long, Hồng Như, Trọng Danh, Quang Đại, Anh Tú, Ngọc Nga, Quốc Ân, Quang Thông, Thanh Nhã
Xin cám ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Long Dang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)