Tuần 24. Đọc thêm: Nhớ đồng

Chia sẻ bởi Đỗ Phương Thanh | Ngày 10/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Đọc thêm: Nhớ đồng thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn
đã đến với giờ học Ngữ văn
By Phuong Thanh
Bài thơ : Nhớ Đồng
--- Tác giả: Tố Hữu ---
I, Tìm hiểu chung:
Tác giả: Tố Hữu
1) Tố Hữu:
- tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 tại làng Phù Lai, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế). Truyền thống văn hóa, văn chương của quê hương và gia đình là những nhân tố quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu. 
I, Tìm hiểu chung:
Tác giả: Tố Hữu
- Năm lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng Cộng sản qua sách báo tiến bộ của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, Goocki... kết hợp với sự vận động, giác ngộ của các Ðảng viên ưu tú bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), người thanh niên Nguyễn Kim Thành sớm nhận ra lý tưởng đúng đắn. Gia nhập Ðoàn thanh niên, hăng hái hoạt động, được kết nạp Ðảng năm 1938. 

- Tháng 4/1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh. 


- Cuối 1941, vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc - Thanh Hóa). Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa của thành phố Huế. Năm 1946, là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, luôn giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và nhà nước (1948 : Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam ; 1963 : Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam ; tại đại hội Ðảng lần II/02-1951 : Ủy viên dự khuyết Trung ương ; 1955 : Ủy viên chính thức ; tại đại hội Ðảng lần III/9-1960 : vào Ban Bí thư ; tại đại hội Ðảng lần IV/1976 : Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương ; từ 1980 : Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; 1981 : Phó Chủ Tịch Hội đồng Bộ Trưởng). 



I, Tìm hiểu chung:
Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà thơ Tố Hữu
2) Thơ Tố Hữu là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị Việt Nam .Có thể tìm thấy ở đó những nét tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng.
- Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học. Với Tố Hữu, thơ là Tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí ; làm cho người ta không còn thấy giới hạn của câu chữ, khi cái tình thật mãnh liệt. Màu sắc dân tộc đậm đà cũng là yêu cầu hàng đầu đối với thơ hay, cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Dân tộc mà hiện đại, hiện đại trên cơ sở dân tộc, truyền thống. 
Tác phẩm : Nhớ Đồng
a. Hoàn cảnh sáng tác :
-Tháng 3/1939, tác giả bị mật thám bắt giam. Bốn tháng sau, Tố Hữu sáng tác bài thơ này .
-Toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài và khát vọng tự do .
-Bài thơ nằm trong phần “xiềng xích”
-“Từ ấy” cùng với “Khi con tu hú” (lớp 9 ).
b. Chủ đề
-Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ quê da diết, qua đó bộc lộ khát khao tự do của tác giả.

c. Bố cục
-Phần 1:Từ đầu … rất thiệt thà! => Gồm 3 nỗi nhớ bắt đầu bằng cấu trúc “Gì đâu bằng” thể hiện nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài.
-Phần 2: Đâu những ngày xưa … ngát trời …. => Nỗi nhớ chính bản thân mình những ngày còn được tự do
-Phần 3: Còn lại => Trở lại thực tại trong trại giam, lòng trĩu nặng nỗi nhớ triền miên
d. Mạch cảm xúc
- Bài thơ lấy cảm hứng từ một tiếng hò thân thuộc của quê hương xứ Huế. Nó đã khơi gợi trong nhà thơ những nỗi nhớ về cảnh sắc, con người, nhớ cả mẹ già đơn chiếc, nhớ chính mình ngày tự do, từ hiện tại trở về quá khứ rồi lại trở về thực tại bị giam cầm, trong lòng vẫn khắc khoải khôn nguôi.
II, Phân tích
1. Phần 1
- Nghệ thuật :
+ Câu hỏi tu từ và biện pháp nghệ thuật liệt kê (những hình ảnh: gió cồn, ruồng tre, ô mạ, nương khoai, con đường, xóm nhà … gần gũi. Con người: lưng cong, bàn tay, dáng hình mẹ già, … ) => Trong một khoảnh khắc, tất cả như 1 đoạn phim quay chậm, mọi thứ ùa về như là kỉ niệm khiến nhà thơ bâng khuâng nhớ một cuộc sống đã từng tự do và đẹp đẽ.

+ Điệp ngữ: Gì đâu bằng => Đây là những câu thơ mang đậm sắc thái nghệ thuật thơ mới, khắc khoải tâm trạng cô đơn tột cùng của người thanh niên chốn ngục tù đế quốc => Lặp lại nhiều lần nhấn mạnh mức độ mãnh liệt của nỗi nhớ thương : không có gì sâu xa hơn là những thương nhớ hết sức bình dị nhưng xa vời đối với mình. Đó là những câu hỏi nhức nhối tâm can không sao trả lời được.
- Nội dung :
+ Nỗi nhớ cảnh (3 khổ thơ) + Nỗi nhớ người (3 khổ) + Nỗi nhớ gia đình và hồi tưởng lại khi được tự do
(3 khổ)
=>Những âm thanh, hình ảnh từ bên ngoài nhà lao hướng đến cuộc sống, tác giả chìm trong nỗi nhớ
=> Người đọc cảm nhận rõ nhất tâm trạng cô đơn, đau khổ của người tù lúc này
2. Phần 2 :
(Nhớ về những ngày đầu giác ngộ lí tưởng Cách Mạng )

- Thời tự do: được ánh sáng Cách Mạng soi chiếu “ Mặt trời chân lí chói qua tim ) => Nhớ lại những ngày tăm tối ấy, nhà thơ cảm nhận rõ hơn niềm hạnh phúc lớn lao với những bước đi đầu tiên trên con đường Cách Mạng
=> nhận thức về cảnh ngộ hiện tại và chợt bừng tỉnh - Mạch cảm xúc được khái quát : đi từ nỗi nhớ da diết => tinh thần mạnh mẽ.


3. Phần 3 ( trở lại thực tại )
Hình ảnh so sánh: cánh chim buồn nhớ gió mây
=> thể hiện nỗi nhớ đồng và thực chất là nỗi nhớ quê hương , đồng bào, đồng chí, cũng là khát vọng tự do mãnh liệt của người chiến sĩ
- Hai câu kết lặp lại hai câu đầu tạo kết cấu vòng tròn. Bài thơ khép lại nhưng cảm xúc thơ vẫn tiếp tục được mở rộng như những đợt sóng đồng tâm, mỗi lúc một lan xa, tỏa rộng ra.
=> Bài thơ mang tên “Nhớ đồng” nhưng cảm xúc và hỉnh ảnh không chỉ dừng lại ở nỗi nhớ đồng mà còn là sự thương nhớ cuộc sống, nỗi lòng khao khát tự do và bất bình với thực tại.
III, Tổng kết
1. Nội dung
- Cảm hứng chủ đạo là tiếng hò xứ Huế, mang âm điệu quê hương, khơi lại trong lòng nhà thơ bao kỉ niệm. - Nỗi nhớ đã thúc giục con người với niềm say mê lí tưởng và khát khao tự do.
2. Nghệ thuật
Những hình ảnh gần gũi quen thuộc
Giọng thơ da diết khắc khoải
Sử dụng các biện pháp tu từ
3. Ý nghĩa
Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cộng sản, nỗi nhớ thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của mình
Cảm ơn sự theo dõi của
thầy, cô và các bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Phương Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)