Tuần 24. Đọc thêm: Lai Tân

Chia sẻ bởi Chieu Xuan | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Đọc thêm: Lai Tân thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Hồ Chí Minh
LAI TÂN
ĐỌC THÊM

Phiên âm bài thơ LAI TÂN.
LAI TÂN
Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.

LAI TÂN
Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải;
Huyện trưởng chong đèn làm việc công,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình như xưa.
Dịch nghĩa





LAI TÂN
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
Dịch thơ :

● Quan chức đánh bạc, ăn hối lộ, quan liêu. thái bình  nghịch lí.
● Họ đại diện cho pháp luật nhưng công nhiên vi phạm pháp luật.
-Thực chất  Hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm,tốt lành.
-Thái độ tác giả  Mỉa mai, châm biếm
NHỚ ĐỒNG
Tố Hữu
BÀI THUYẾT TRÌNH “TỔ 2”
TỐ HỮU
*Điệp khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ , Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ “đâu” khơi gợi nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ .
sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ trong hoàn cảnh tù đày
Những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ . Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả?
-Trở về trong tâm tưởng với cảnh quê , Tố Hữu nói về những “xóm nhà tranh “những con người “lưng cong xuống luống cày – Mà bùn hi vọng nức hương ngây” những dáng hình quen thuộc, vậy mà bây giờ “ sao mà cách bịêt , quá xa xôi”.
Lời thơ da diết, giục gọi vừa gợi nổi nhớ thương vừa gợi nổi buồn sâu xa thắm thía
* Niềm yêu quí thiết tha và nổi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương , đồng bào được diễn tả bằng những hình ảnh , từ ngữ, giọng điệu nào ?
- Bài thơ  cảm xúc bức bối trong nhà tù , sự cô đơn bắt gặp tiếng hò quê hương tha thiết khơi nguồn cho bao cảm xúc nhớ thương của nhà thơ về quê hương, về đồng bào  càng dậy lên trong lòng nhà thơ bao niềm khao khát tự do, khao khát hành động, khát khao thực hịên lí tưởng hòng đem lại độc lập cho dân tộc , sự ấm no cho quê hương .
CHỦ ĐỀ BÀI THƠ:
TƯƠNG TƯ
NGUYỄN BÍNH
NGUYỄN BÍNH.
Nỗi nhớ mong, mơ tưởng, ước vọng xa xôi của chàng trai:
Nhớ nhung da diết
. Thành ngữ “chín nhớ mười thương”; câu hỏi tu từ:
Hình ảnh : bến, hoa (cố định) – đò, bướm (di chuyển)  khó mà “gặp” được nhau.
Hình ảnh trầu cau là một ẩn dụ của chuyện hôn nhân hạnh phúc lứa đôi, là khao khát hạnh phúc hài hoà
TỔNG KẾT:
1/CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG:
-Tình yêu đơn phương không được đền đáp. -Nguyễn Bính đã giãi bày nỗi niềm rất riêng tư trong tình yêu đôi lứa cái mới trong thơ lãng mạn : con người được tự do thể hiện đời sống tình cảm, không cần giấu giếm.
2/NGHỆ THUẬT:
- Ngôn ngữ dung dị hồn nhiên,dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn thơ mộng.Giọng nhẹ nhàng, tha thiết, chân thành.
- Sử dụng hệ thống ẩn dụ-hoán dụ-ước lệ một cách đặc sắc và sáng tạo; nhiều điệp từ,điệp ngữ
- Sử dụng nhiều cặp hình ảnh  hạnh phúc lứa đôi.
- Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn. Cách bày tỏ tự nhiên, kín đáo, có ý vị chân thành, mộc mạc
Ta?c gia? Anh Tho:
CHI�`U XU�N
- Anh Thơ -
Chiều Xuân

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Ðò biếng lười nằm mặc nước sông trôi ;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Ðàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

(Bức tranh quê, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995)
- Anh Thơ -
1) Khổ một:
khung cảnh thôn quê Việt Nam bình dị, đẹp nhưng lại tĩnh lặng đến bất ngờ
2)Khổ hai :
-Bức tranh chiều xuân lặng lẽ, dường như không có tiếng động, nhịp sống êm ả ở nông thôn nhưng lại thấm đượm tình cảm của một người con đối với quê hương mình.
3)Khổ ba:
-Cách cảm nhận sâu sắc và tinh tế của tác giả về mùa xuân, dù lặng im, cái nhịp sống ít xáo trộn ở làng quê nghèo đầy chất Bắc Bộ làm cho bài thơ đặc sắc và vẫn có nét riêng không lẫn vào đâu được.

TỔNG KẾT:
Với 3 khổ thơ, Nữ sĩ Anh Thơ đã miêu tả - vẽ Bức Tranh Quê Việt Nam như bức tranh thủy mạc diệu kỳ. Người đọc Việt Nam ở bất cứ đâu, của bất cứ thời đại nào - cũng đầy cảm xúc về Mùa Xuân Quê Hương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chieu Xuan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)