Tuần 24. Đọc thêm: Chiều xuân

Chia sẻ bởi Trịnh Thị Hồng Nhung | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Đọc thêm: Chiều xuân thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHIỀU XUÂN
- Anh Thơ -
? Nơ?i dung ba`i ho?c:
I/ Tiểu dẫn:
II/ Đọc – Hiểu văn bản:
III/ Tổng Kết:
1) Tác giả:
2) Tác Phẩm:
+ Tác phẩm:
+ Phân Tích:
“Chiều Xuân”
Vui một tí
Ta?c gia? Anh Tho:
Anh Thơ









Sinh 25 tháng 1 năm 1921
thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Mất 14 tháng 3 năm 2005
Hà Nội
Nghề nghiệp Nhà thơ
Tác phẩm chính Bức tranh quê
I/ Tiểu dẫn:
1) Tác giả:
- Anh Thơ, tên thật là Vương Kiều Ân, (25 tháng 1 năm 1921 - 14 tháng 3 năm 2005) là một nhà thơ nữ Việt Nam.
Anh Thơ sinh tại thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; quê quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Cha bà là một nhà nho đậu tú tài và ra làm công chức cho Pháp nên phải thuyên chuyển nhiều nơi, Anh Thơ cũng phải đổi trường học từ Hải Dương sang Thái Bình rồi về lại Bắc Giang mà vẫn chưa qua bậc tiểu học. Ban đầu, bà lấy bút danh Hồng Anh, sau mới đổi thành Anh Thơ.
Anh Thơ sáng tác từ sớm, năm 17 tuổi với tập Bức tranh quê bà được nhận giải khuyến thích của Tự Lực Văn Đoàn. Sau đó bà tham gia viết bài cho báo Đông Tây và một vài báo khác.
Anh Thơ tham gia Việt Minh từ năm 1945, từng là Bí thư huyện Hội phụ nữ 4 huyện thời đó: Việt Yên, Lục Ngạn, Bắc Sơn, Hữu Lũng (tỉnh Bắc Giang), ủy viên thường vụ Tỉnh Hội phụ nữ hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn.
Bà là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 1 và 2).
Từ năm 1971 đến năm 1975 bà làm biên tập viên tạp chí Tác phẩm mới. Bà cũng là ủy viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Bà mất tại Hà Nội do bệnh ung thư phổi.
Anh Thơ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2007.





ﺨ Tác phẩm chính :

Bức tranh quê (thơ, 1941)
Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986)
Xưa (thơ, in chung, 1942)
Răng đen (tiểu thuyết, 1943)
Hương xuân (thơ, in chung, 1944)
Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ, 1957)
Theo cánh chim câu (thơ, 1960)
Ðảo ngọc (thơ, 1964)
Hoa dứa trắng (thơ, 1967)
Quê chồng (thơ, 1979)
Lệ sương (thơ, 1995)
Hồi ký Anh Thơ (hồi ký, 2002, gồm 3 tập: Từ bến sông Thương, Tiếng chim tu hú, Bên dòng sông chia cắt)

>Back


2) Tác phẩm:
- Bài Chiều Xuân được rút từ Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.
>Back
Chiều Xuân

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Ðò biếng lười nằm mặc nước sông trôi ;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Ðàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

(Bức tranh quê, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995)
- Anh Thơ -
>Back
II/ Đọc – Hiểu văn bản:

ﺨ 1) Khổ một:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Ðò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

“Mưa đổ bụi”: mưa phùn ở miền Bắc, mưa nhỏ khi trời ẩm ướt sau hơn 3 tháng đông rét muốt.
Trên bến vắng, con đò “biếng lười nằm mặc nước sông trôi”: giửa tiết xuân mát mẻ, con đò cũng khoan thai mặc mình trôi theo dòng nước của sông Cái, dù bị sóng dập nó cũng không thèm cưỡng lại.
“Hoa xoan tím thơm ngào ngạt” , “ rụng tơi bời” : tác giả không nói suông mà “ tơi bời” và cơn mưa tối qua làm cho hoa rụng quanh góc, vương vãi khắp nơi, mưa làm cho cánh hoa bết vào nhau.
* Các từ láy : “êm êm, im lìm, vắng lặng, tơi bời” khung cảnh thôn quê Việt Nam bình dị, đẹp nhưng lại tĩnh lặng đếng bất ngờ.





ﺨ 2) Khổ hai:
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Ðàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

“Cỏ non tràn biếc cỏ”: cỏ non một màu xanh biếc, chúng đua nhau chen nhau tràn ra khắp bờ đê -> sức sống mạnh mẽ.
“Đàn sáo đen” mổ vu vơ; “bướm rập rờn” bay lượn, “trâu bò” thong thả gặm cỏ trong làn mưa phùn mà ngỡ “ăn mưa”.
Tất cả sự vật hiện lên rất đỗi mộc mạc, chân quê,, đây cũng là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
-> Bức tranh chiều xuân có phần lặng lẽ, dường nhu không có tiếng động, nhịp sống êm ả ởnông thôn nhưng lại thấm đượm tình cảm của một người con đối với quê hương mình.

ﺨ 3) Khổ ba:
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

Trong khung cảnh tươi vui của mùa xuân; cảnh vật trong khổ này được ghi lại sống động, với hàng loạt hình ảnh động: “lũ cò…bay ra” , “giật mình… yếm thắm” , “cúi cuốc … ra hoa”.
 Cách cảm nhận một cách sâu sắc và tinh tế của tác giả về mùa xuân, dù lặng im, cái nhịp sống ít xáo trộn ở làng quê nghèo đầy chất Bắc Bộ làm cho bài thơ đặc sắc và vẫn có nét riêng không lẫn vào đâu được.

>Back
III/ Tổng kết:
- Với 3 khổ thơ, 12 giòng, 96 chữ, Nữ sỹ Anh Thơ đã miêu tả - vẽ Bức Tranh Quê Việt Nam như bức tranh Thủy mạc diệu kỳ. Người đọc Việt Nam ở bất cứ đâu, của bất cứ thời đại nào - cũng đầy cảm xúc về Mùa Xuân Quê Hương!
>Back
Chiều Xuân
- Anh Thơ -
+ Tìm những lỗi sai trong bài thơ?!
Gợi ý: Có tất cả 5 lỗi. Good luck!

Mưa đổ bụi êm đềm trên bến vắng,
Ðò biếng lười nằm mặc nước sông trôi ;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn cỏ biếc,
Ðàn sáo đen xà xuống mổ vu vơ ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

(Bức tranh quê, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999)

Cám ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe phần trình bày của tổ một !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thị Hồng Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)