Tuần 24. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Thủy | Ngày 09/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
(Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)
Tìm hiểu chung.
Truyền kì:
Thế kỉ XV- XVI ở Việt Nam là thời kì đột khởi của văn tự sự - thế kỉ của truyện truyền kì. Văn xuôi tự sự đã thoát khỏi mối ràng buộc của văn học dân gian, tự sáng tạo ra loại truyện mới vừa mang đậm sắc thái dân gian và phản ánh hiện thực đương thời. 
Một trong những thành tựu chính là: "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ - áng thiên cổ kì bút, tác phẩm đã lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh.
Tìm hiểu chung.
Tác giả: NGUYỄN DỮ
Nguyễn Dữ (?-?) sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Tương truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đỗ tiến sĩ vào năm 1496. Thi đỗ hương tiến và ra làm quan ở huyện Thanh Tuyền chư­a được một năm thì ông từ quan về phụng dưỡng mẹ già. 
Là một danh sĩ thời Lê sơ, thời nhà Mạc và là tác giả sách Truyền Kỳ Mạn Lục.
Tìm hiểu chung.
2. Tác phẩm:
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một truyện đặc sắc trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. 
Với “Truyền kì mạn lục”, Nguyễn Dữ được xem như một tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam trung đại nói chung, văn xuôi tự sự chữ Hán Việt Nam nói riêng. 
“Truyền kì mạn lục” gồm 20 truyện. Cốt truyện hầu hết ở thời Lý - Trần, Hồ và Lê sơ hoặc từ văn học dân gian.
Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về văn hiến Đại Việt, đề cao đạo đức, lòng nhân hậu thuỷ chung và đã được Vũ Khâm Lân (Thế kỉ XVII) khen tặng là Thiên cổ kì bút, được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Tìm hiểu chung.
3. Thể loại:
Thể loại: Truyền kì. 
Truyền kì là thể văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Đặc điểm nổi bật của thể loại này là sự kết hợp giữa bút pháp kì ảo và hiện thực.
Truyện truyền kì Việt Nam thường sử dụng truyện dân gian hoặc các mô-típ truyện dân gian để xây dựng thành truyện mới. Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất yếu tố hiện thực và chất nhân văn.
II. Đọc – hiểu văn bản.
Tóm tắt:
Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.

II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Cốt truyện:
Cốt truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” nhuốm màu truyện dân gian với các yếu tố kì ảo, kết thúc có hậu,... bên cạnh đó điểm xuyết những chi tiết mang tính chất lịch sử như “cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang xâm lược”,... đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.
Câu chuyện kể về một đoạn đời của nhân vật Ngô Tử Văn khi đốt đền tên bại tướng họ Thôi và cùng hắn đối chất ở âm cung. Tác giả chọn thời điểm có ý nghĩa nổi bật nhất để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn.

=> Chú trọng vào việc hơn là chú trọng người, lấy việc mà biểu hiện người, răn người.
II. Đọc – hiểu văn bản.
2. Nhân vật:
Nhân vật Ngô Tử Văn-hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực:
Giới thiệu nhân vật:
“Ngô Tử Văn tên là Soạn … người cương trực”
Lai lịch: Tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang, là một trí thức nước Việt.
Tính cách: Khảng khái, nóng nảy, thấy gian tà là không chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.

=> Sự xuất hiện của nhân vật gắn liền với hành trạng nhân vật.
II. Đọc – hiểu văn bản.
2. Nhân vật:
Hành động thể hiện tính cách nhân vật:
Tức giận trước việc “ hưng yêu tác quái” của tên Bách hộ họ Thôi, nên đã đốt đền trừ hại cho dân.
Diễn biến: Không thể nhắm mắt làm ngơ, Ngô Tử Văn tắm gội sjach sẽ, khấn trời và châm lửa đốt đền.

=> Cẩn trọng, công khai, đàng hoàng, quyết liệt.
II. Đọc – hiểu văn bản.
2. Nhân vật:
Ý nghĩa của hành động đốt đền
Thể hiện tính khảng khái, cương trực, dũng cảm của kẻ sĩ vì dân trừ hại. Đồng thời tỏ rõ quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng nhân dân.
Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên tướng giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt.
II. Đọc – hiểu văn bản.
2. Nhân vật:
Ý nghĩa của hành động đốt đền
Khi tên hại tướng họ Thôi xuất hiện, nặng lời trách móc, đe dọa, Tử Văn vẫn ngồi ngạo nghễ, không hề nao núng.
=> Sự dũng cảm, tự tin của con người có bản lĩnh, sự quyết tâm diệt trừ cái ác, bảo vệ nhân dân.
II. Đọc – hiểu văn bản.
2. Nhân vật:
Ý nghĩa của hành động đốt đền:
- Khi thổ thần xuất hiện kể về việc bị hồn ma phương Bắc gieo giắt tai vạ chiếm giữ mất đền, Tử Văn hỏi: “Hắn có thực sự là tay hung hẵn có thê rgieo vạ cho tôi không?
=> Sự tính toán khôn ngoan, muốn biết địch biết ta để chiến đấu và chiến thắng.
II. Đọc – hiểu văn bản.
2. Nhân vật:
Ý nghĩa của hành động đốt đền:
-Khi bị bị quỷ dữ bắt trói, bị vu oan sỉ nhục là “tội ác sâu nặng”, bị Diêm Vương phán quyết bất công, Tử Văn vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu khẳng định “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” và dũng cảm vạch mặt tên tướng gian tà.
Giữa chốn công đường âm phủ, tính cách Tử Văn vẫn bộc trực, khảng khái và sắt đá.
Chiến nghĩa đã thắng gian tà. Tên Bách Hộ họ thôi bị bắt giam xuống cửu u.
II. Đọc – hiểu văn bản.
2. Nhân vật:
Ý nghĩa của hành động đốt đền:
Chiến thắng của Tử Văn rất vẻ vang, chàng đã trừ gian diệt ác, đem lại bình yên cho nhân dân, quét sạch tàn dư của bọn xâm lược, làm cho công lí không chỉ chiếu sáng cõi trần mà còn rọi cả cõi âm.
Chi tiết cuối cùng, hình ảnh Tử Văn xuất hiện oai phong lẫm liệt với xe ngựa ầm ầm rồi cưỡi gió đi là cách tác giả bất tử hóa vẻ đẹp của người trí thức nước Nam.
II. Đọc – hiểu văn bản.
2. Nhân vật:
b) Tên bách hộ họ Thôi – hiện thân của cái xấu, cái ác:
Giới thiệu về nhân vật:
“Cuối đời nhà Hồ … trong dân gian”
Khi sống hắn là kẻ cướp nước; lúc chết hắn là quân cướp nhà.
Xuất hiện theo hành trạng nhân vật.
II. Đọc – hiểu văn bản.
2. Nhân vật:
Hình ảnh viên bại tướng họ Thôi – hiện thân của cái xấu cái ác:
Sống, hắn đã gieo rắc bao tội ác, chết hắn còn làm yêu làm quái trong dân gian.
Từ hình ảnh tên tướng bại trận, tác giả đã tố cáo xã hội và vạch trần bộ mặt của những kẻ tham quan, gian tà.
=> Đây là một cách thanh nghị xã hội của nhà Nho.
Đem tên bại tướng giặc làm đối tượng tố cáo, tác giả thể hiện sâu sắc tinh thần tự hào dân tộc cũng là lời răn đe đối với những tên xâm lược.
II. Đọc – hiểu văn bản.
2. Nhân vật:
Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Có tính chất tượng trưng đậm nét.
Phân tuyến thiện – ác, tốt – xấu.
Tính cách nhân vật là tính cách động.
II. Đọc – hiểu văn bản.
Câu chuyện khép lại với thắng lợi của Ngô Tử Văn. Kết thúc có hậu thể hiện truyền thống nhân đạo và yêu nước của tác giả.
Qua câu chuyện, triết lí mang tư tưởng lập danh của nhà Nho được thể hiện sâu sắc “Người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau”.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
Sử dụng kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo:
Tác giả sử dụng kết hợp thành công bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo:
+Cách dẫn người, dẫn việc cụ thể, xác đáng.
+Câu chuyện đầy tính li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung, với những bóng quỷ, hồn ma, những cảnh vật khác thường, chuyện người chết đi sống lại, cưỡi gió bay về trời,...
Tác giả đã lấy cái “kì” để nói cái “thực” như một phương thức phản ánh đời sống.
=> Qua hình ảnh hồn ma tên tướng bại trận họ Thôi để vạch tràn, tố cáo bộ mặt của những tên tham quan, những kẻ xảo trá trong xã hội. Hơn nữa còn răn đe những quân cướp nước. 
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
Sử dụng kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo:
Tác giả sống và viết truyện này vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, câu chuyện liên hệ với bối cảnh xã hội đương thời: nhà Lê suy thoái, chính quyền chuyển sang tay nhà Mạc.
Bản thân các nội dung khẳng định tính chính nghĩa, cái thiện, ca ngợi người cương trực, ngay thẳng, lên án gian tà,… cũng là những nội dung giàu ý nghĩa hiện thực.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
b) Lời văn:
Câu chuyện có kết cấu chặt chẽ bằng cách xây dựng liên kết tình huống dẫn đến xung đột gay gắt.
Lời văn chủ yếu là của người kể chuyện. Lời thoại của nhân vật bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất của nhân vật. Lối tự sự lôi cuốn, hấp dẫn
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
c) Nghệ thuật kể chuyện:
Kết cấu truyện giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn.
Tạo tình huống truyện với mở đầu-thắt nút-phát triển-cao trào-mở nút-kết thúc.
Xây dựng thành công tính cách nhân vật, tác giả chọn chi tiết tiêu biểu để bộc lộ rõ nét nhất tính cách nhân vật.
Không gian, thời gian nghệ thuật đan xen vừa hiện thực, vừa kì ảo
III. Tổng kết.
Nghệ thuật:
Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ. Dẫn dắt khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn. Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn. Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang nét hiện thực. Sử dụng kiểu kết thúc có hậu, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của văn học dân gian
=> Là một tác phẩm tiêu biểu theo đặc trưng thể loại truyện “truyền kì”
Như vậy có thể thấy rằng:
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một truyện ngắn mang đậm màu sắc dân gian dân tộc, ở đó con người có niềm tin vào thần thánh và những điều kì diệu. Truyện đạt tới trình độ xuất sắc về nội dung và nghệ thuật.
III. Tổng kết.
2. Ý nghĩa:
Ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt.
Bài học nhân sinh về chính - tà, thiện – ác.
Củng cố bài học
Câu 1
Đặc điểm nổi bật của truyền kì?
CỐT TRUYỆN MANG MÀU SẮC DÂN GIAN HOẶC DÃ SỬ.
 NHÂN VẬT XUẤT HIỆN THEO HÀNG TRẠNG NHÂN VẬT.
SỰ KẾT HỢP GIỮA YẾU TỐ KÌ VÀ YẾU TỐ THỰC.
LỜI VĂN ĐAN XEN GIỮA VĂN XUÔI VÀ THƠ.
=>
Câu 2
“TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” CỦA NGUYỄN DỮ GỒM BAO NHIÊU TRUYỆN?
12
18
20
22
=> C
Câu 3
TÊN PHIÊN ÂM CỦA “CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN”?
 TẢN VIÊN TỪ PHÁN SỰ LỤC.
 TẢN VIÊN PHÁN SỰ LỤC TỪ.
CHUYỆN PHÁN SỰ TỪ TẢN VIÊN.
TẢN VIÊN TỪ PHÁN SỰ.
=> A
Câu 4
NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYỆN “CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN”?  
CA NGỢI TINH THẦN KHẢNG KHÁI, CƯƠNG TRỰC, DÁM ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI CÁI ÁC TRỪ HẠI CHO DÂN.
 ĐỀ CAO VAI TRÒ CỦA THẦN LINH TRONG VIỆC CỨU GIÚP CON NGƯỜI.
BÀI HỌC NHÂN SINH VỀ CHÍNH - TÀ, THIỆN – ÁC.
CẢ A VÀ C ĐỀU ĐÚNG.
=> D
ĐỀN TẢN VIÊN
Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh là khu di tích lịch sử bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì - được tương truyền là ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.
Đây là nơi thờ chính và gắn liền với những di tích huyền thoại về Đức Thánh Tản (nhân gian thường gọi là Sơn Tinh) - một trong “tứ bất tử” Việt Nam.


CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)