Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa
Chia sẻ bởi Phan Bá Tiến |
Ngày 09/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
Mục tiêu cần đạt:
+ Tri thức: Giúp HS nhận thức được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời :
- Nghệ thuật chân chính luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
- Mỗi người trên cõi đời - nhất là nghệ sĩ và những người có trọng trách - không nên nhìn người, nhìn đời một cách giản đơn, sơ lược, mà cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều và ở bề sâu của nó.
- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: Tình huống truyện độc đáo, chứa đựng ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống ; điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.
+ Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện hiện đại, đặc biệt là những hình ảnh, mâu thuẩn … gợi nhiều tầng ý nghĩa.
+ Giáo dục: Quan niệm đúng về nghệ thuật chân chính; Có cái nhìn sâu sắc, đa diện về con người, cuộc sống.
* Cách thức tiến hành: Tổ chức HS đọc - hiểu theo cốt truyện, đặt nhân vật gắn với các xung đột truyện; từ đó phát hiện ý nghĩa đa chiều của tác phẩm.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA.
HOẠT ĐỘNG HỎI BÀI CŨ:
VÀO BÀI MỚI:
Sau Đại thắng Mùa Xuân 1975, cả dân tộc phấn khởi, náo nức bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Cứ tưởng chiến tranh kết thúc, bao nhiêu xấu xa, đen tối, bụi bặm sẽ cuốn theo chiều gió. Nhưng không dễ dàng như thế. Đằng sau những cuộc duyệt binh hùng tráng là nước mắt của những người vợ, người mẹ; đằng sau những tấm huân chương đỏ chói trên ngực của người lính là những nỗi đời cay cực… ” Bức tranh”, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là những tiếng nói trĩu nặng, da diết, thổn thức về những hiện thực nhức nhối đó.
BÀI MỚI:
I .Vài nét về tác giả và tác phẩm.
Hỏi: Qua phần Tiểu dẫn và những tri thức đã học từ chương trình THCS, anh chị hãy nêu những nét nổi bật về nhà văn NMC, đặc biệt là sáng tác của nhà văn sau chiến tranh ?
+ NMC là nhà văn lớn, có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền VHVN hiện đại.
+ Trước 1975, NMC là ngòi bút sử thi có thiên hướng lãng mạn: nhà văn mải mê tìm kiếm những “hạt ngọc” long lanh trong tâm hồn những con người bình thường…
+ Sau chiến tranh: NMC đã trở thành một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc Đổi mới văn học. Từ cảm hứng sử thi, lãng mạn, ông đã chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề mặn mòi vị chát mặn của cuộc đời và triết lí nhân sinh trĩu nặng lo âu…”Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những TP xuất sắc, tiêu biểu cho cảm hứng thế sự đó của NMC.
NMC trở thành “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” của văn học VN thời kì đổi mới.( Nguyên Ngọc)
II. Đọc - hiểu cốt truyện:
Hỏi: Có bao nhiêu phương pháp tóm tắt cốt truyện ? Ở truyện này, em tóm tắt theo PP nào ? Vì sao ?
Có 2 PP tóm tát cốt truyện chính : + TT theo diễn biến của nhân vật trung tâm ( Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên; Chí Phèo …) + TT theo diễn biến của câu chuyện, của sự kiện, tình huống truyện.
* Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” nên TT theo PP 2. Vì : truyện có nhiều nhân vật có vị trí tương đương: nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, Chánh án toà án huyện Đẩu, người đàn bà thuyền chài.
Hỏi: Anh chị hãy tóm tắt cốt truyện theo PP 2, chú ý làm nổi rõ những xung đột nổi bật của thiên truyện ?
Hỏi: Đ-H cốt truyện bao gồm những bước, nội dung cụ thể nào?
Đ – H cốt truyện bao gồm: * Tóm tắt cốt truyện. * Hiểu(ý thức) được tóm tắt theo PP nào? Nét đặc sắc của cốt truyện. * Ý nghĩa của cốt truyện. ( Những thông điệp nội dung của cốt truyện)
* Sự kiện, xung đột thứ nhất:
- Phùng- nghệ sĩ, dến ven biển miền Trung – nơi anh đã từng chiến đấu - để chụp ảnh lịch. Sau nhiều ngày, anh chụp được một “cảnh đắt trời cho”: Cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương.
- Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh hết sức kinh ngạc: từ chính trong chiếc thuyền, một gã đàn ông vũ phu đã đánh đập người vợ hết sức dã man; đứa con trai, xông vào đánh lại bố.
* Sự kiện, xung đột thứ hai : - Đẩu - bạn chiến đấu của Phùng , nay là Chánh án toà án huyện - và Phùng khuyên bà bỏ người chồng vũ phu, độc ác đó. - Nhưng bất ngờ: người phụ nữ đã từ chối lời khuyên cùng giải pháp của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu.
Nhận thức mới bừng sáng trong Đẩu và Phùng sau câu chuyện. Cách nhìn bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa của Phùng sau chuyến công tác.
Sơ đồ – ý nghĩa của cốt truyện:
Nghệ sĩ
Phùng:
Thoả mãn, say sưa với bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa mờ ảo
Bên trong chiếc thuyền là hiện thực cuộc sống nghiệt ngã, đắng cay.
Nhận thức mới
của NS Phùng
về nghệ thuật,
về cuộc đời …
Chánh án Đẩu
NS Phùng
Vì tình thương, để giải quyết tình cảnh đau thương: khuyên người đàn bà: bỏ người chồng vũ phu
Người đàn bà: - Xin nhất quyết không bỏ chồng. - Tự nói về tình cảnh, những tình cảm của mình với chồng .
Hành động,
cuộc đời, nhận thức
của người đàn bà
đưa đến nhận thức
mới cho
vị Chánh án và NS
Hỏi: Nét đặc sắc của cốt truyện ?
* Đặt các nhân vật trong những tình huống rất bất ngờ.
* Mỗi tình huống chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.
?
III. Phân tích tác phẩm.
1. Bức tranh Chiếc thuyền ngoài xa và đằng sau bức tranh … ?
1.1. Bức tranh Chiếc thuyền ngoài xa.
Hỏi: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng là bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” trong buổi sớm mờ sương. Phùng coi đó là cảnh “đắt trời cho”. Anh chị hiểu như thế nào về cảnh đó? Vì sao nghệ sĩ lại gọi cảnh ấy như vậy ?
+ Là một bức ảnh tuyệt đẹp: “ Giống như một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” Từ khung cảnh, ánh sáng, đường nét đều hài hoà. …
+ Là một tác phẩm nghệ thuật mà không phải lúc nào nghệ sĩ cũng “chộp” được.
Hỏi: Cảm nhận của NS Phùng khi được chiêm ngưỡng “ bức tranh nghệ thuật của tạo hoá” ?
- Bối rối, trong tim như có cái gì bóp thắt. - Tưởng như khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện. - Tâm hồn như được gột rửa trong trẻo, tinh khôi
Bức tranh:
Chân lí của sự hoàn thiện.
Cái Đẹp chính là Đạo đức.
Khoảnh khắc trong ngần
của Tâm hồn
Hỏi: Nhưng … ngay khi tâm hồn đang bay bổng trong những rung cảm thẩm mĩ, đang tận hưởng hạnh phúc của những khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn … - Thì Phùng kinh ngạc khi phát hiện ra một nghịch cảnh đau thương. Đó là nghịch cảnh nào ? - Vì sao nghệ sĩ lại kinh ngạc đến như vậy ?
Bước ra từ chiếc thuyền là:
Tiết 2:1.2. Đằng sau bức tranh toàn bích - một nỗi đời khủng khiếp:
Như một con thú dữ
- Ngôn ngữ : nguyền rủa : “ Mày chết đi cho ông được nhờ”.
+ Một gã đàn ông:
- Hình dáng: gớm ghiếc, thô bạo
- Dáng điệu: thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két…
Hết tiết 1
************************************************************************
1.2. Đằng sau bức tranh toàn bích - một nỗi đời khủng khiếp:
NS Phùng: kinh ngạc đến mức đứng há hốc mồm ra nhìn; chết lặng..; không dám tin vào mắt mình.
- Bị ông bố cho hai cái tát ngã dúi xuống …
- Rỏ xuống những dòng nước mắt đau thương.
Hỏi: Vì sao NS Phùng lại kinh ngạc đến mức không dám tin vào sự thực ? Không kịp phản ứng ?
+ Một gã đàn ông …
+ Một người đàn bà - một người vợ :
Bị đánh đau đớn , nhưng không hề kêu một tiếng; cũng không
phản kháng, không chạy trốn.
- Cam chịu, nhẫn nhục, đau đớn, nơm nớp lo sợ con bị tổn thương.
+ Đứa con: Xông vào đánh bố.
+ Cuộc sống không đơn giản, mà chứa nhiều nghịch lí, đối lập. + Hãy nhìn cuộc sống bằng cái nhìn đa chiều. Cần cảnh giác, phân biệt giữa hình thức bề ngoài với bản chất bên trong. + Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. + ( … )
+ Vì : Anh không ngờ :- Đằng sau cái đẹp kì diệu kia của tạo hoá là cái ác, cái xấu, cái nghiệt ngã của cuộc sống. - Phút chốc, những nhận thức, cảm xúc thăng hoa lúc đầu đã bị đảo lộn.
Hỏi: Từ nhận thức của NS Phùng, theo anh chị, NMC muốn gửi đến người đọc những nhận thức gì về nghệ thuật, về cuộc đời ?
+ Hiện thực về tình cảnh tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình.
2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện.
Hỏi: Vị trí Đẩu, Phùng và người đàn bà ở toà án huyện ?
* Toà án: nơi thể hiện đầy đủ công lí của xã hội. Đẩu là hiện diện của pháp luật. * Phùng là nhân chứng của tội ác. * Người đàn bà: nạn nhân của tội ác, cần được pháp luật bảo vệ.
Hỏi : Diễn biến của sự va đập giữa công lí với đời sống ?( Trước sự kiện người đàn bà bị đánh đập tàn nhẫn, thái độ của mỗi người diễn biến như thế nào ?)
+ Đẩu: Đại diện cho pháp luật: Giọng giận dữ: “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. (cho HS đọc đoạn trích)…chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu” .
+ Người đàn bà : - Lúc đầu: Sợ sệt, lúng túng : Đẩu mời mãi mới dám rón rén ngồi vào mép ghế. Chắp tay vái lia lịa: Qúy toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…
Căm thù tội ác của người đàn ông. Bênh vực, bảo vệ người đàn bà: khuyên bà từ bỏ người đàn ông.
-Sau đó: Bà bỗng nhìn thẳng vào chánh án, thể hiện bản lĩnh của con người … ? … ? …
Chị cảm ơn các chú! Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải là dân làm ăn… Cho nên các chú đâu có hiểu được cái công việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc…Bởi vì các chú không phải là đàn bà,chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có người đàn ông …”
Hỏi: Chị đã giải bày vì sao chị không thể bỏ người chồng ?
* Chị cần người đàn ông để nuôi những đứa con. Chị đâu phải sống cho riêng mình, còn phải sống vì đàn con. * Trên thuyền, cũng có lúc con cái, vợ chồng sống hoà thuận, vui vẻ.
Hỏi : Sau lời giãi bày về nỗi đời và tình cảm của người đàn bà, vị chánh án và NS Phùng đã phản ứng như thế nào ?
Câu hỏi cho HS chia nhóm thảo luận: Nhóm 1: Hãy tự nhập vai viên Chánh án - nêu “ cái nhận thức mới vừa nổ tung” trong đầu vị Chánh án ? - Nhóm 2: Qua cách ứng xử, qua lời giãi bày…, đưa đến cho anh, chị những nhận thức mới gì về người đàn bà ?
*Không cam chịu một cách vô lí. *Không nông nổi một cách ngờ nghệch.
Người đàn bà
*Chịu nhiều đắng cay, cơ cực,
* Hình thức bề ngoài thô, xấu,
* Thất học …
Là người rất sâu sắc,
thấu hiểu lẽ đời.
Tâm hồn lấp lánh tình thương,
lòng vị tha, giàu đức hi sinh …
của người mẹ.
* Cái “mới vỡ tung trong đầu vị Chánh án” phải chăng là: - Nhận thức về công lí, sách vở khô cằn, sự thông hiểu pháp luật … trước cuộc đời đầy mồ hôi, nước mắt đã trở nên nông nổi, thơ ngây. - Nhận ra những nghịch lí của cuộc đời, nếu ngồi trên đống giấy tờ, anh không thể …
Hỏi: Nếu được đóng vai nhà văn NMC, anh chị hãy nêu những thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới các nghệ sĩ và người đọc ?
Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời:
NT phải gắn bó với mồ hôi, nước mắt của cuộc đời.
Không chỉ khám phá bề ngoài, mà phải đi sâu vào bản chất bên trong.
NS cần có cái Tâm, cài nhìn sâu sắc trước cuộc đời.
Đôi mắt nhìn cuộc sống :
Cuộc sống sau chiến tranh, còn biết bao thân phận đau thương.
Trước những nỗi đời, hãy đi đến tận cùng những nguyên nhân.
Ản hiện trong đó là nỗi ưu tư của trái tim nhân hậu; sự trân trọng
hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn người lao động nghèo khổ
IV. TỔNG KẾT.
Hỏi: Cho sơ đồ sau, anh chị hãy điền vào chỗ trống ? ( Cùng sự kiện người đàn ông vũ phu…: Phùng, Đẩu và người đàn bà hàng chài đã có những cách nhìn như thế nào ?)
Người
đàn ông
vũ phu
Người đàn bà hàng chài
?
NS Phùng - CA Đẩu-
Thằng Phác.
?
Ngày xưa là anh con trai cục tính, nhưng hiền lành. - Vì nghèo khổ mà trốn lính (nguỵ) - Vì đông con, khốn khổ mà trở nên độc dữ .
Thấu hiểu, cảm thông
Là kẻ vũ phu, độc ác. - Thủ phạm gây đau khổ cho người vợ.
Lên án, hỏi tội.
Hỏi: Từ sơ đồ trên, anh chị hãy rút ra đặc điểm của văn học thời kì đổi mới ? Nhà văn muốn “nói” gì với người đọc ?
+ Văn học có cái nhìn dân chủ, đa chiều; tập trung khám phá cuộc sống đời thường ở tất cả các mảng sáng - tối đan xen.
+ Hãy nhìn cuộc đời ở bề sâu của nó, hãy nhìn bằng trái tim thấu hiểu, thương yêu.
V. BÀI TẬP RÈN LUYỆN TẠI LỚP:
Anh, chị hãy điền lời miêu tả vào từng bức ảnh và giải thích vì sao ? Ý nghĩa sâu sắc từ 2 hình ảnh đó ?
?
Ảnh chiếc thuyền câu khi NS chưa chứng kiến sự kiện người đàn bà bị đánh
?
Ảnh chiếc thuyền câu sau khi NS chứng kiến sự kiện người đàn bà bị đánh
* Phải chăng là biểu tượng cho chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời.
* Là cách nhìn cuộc đời hời hợt, nông cạn, chỉ ở cái bề nổi
Là hiện thân của những cuộc đời lam lũ.
* Là biểu tượng cho cái nhìn cuộc đời ở bề sâu, tầng ngầm của nó.
Mối quan hệ giữa nghệ thuật chân chính với cuộc đời: Nghệ thuật – Nghệ sĩ phải gắn bó máu thịt với mồ hôi, với vị mặn chát của cuộc đời.
Màu hồng của ánh sương mai
Một vẻ đẹp toàn bích,
lãng mạn
Hình ảnh người đàn bà:
Tấm áo bạc phếch, lam lũ
khốn khổ
VI. BÀI TẬP VỀ NHÀ.
1.Nêu ngắn gọn những đặc sắc nghệ thụât của thiên truyện ?
2. Phân tích nét đặc sắc và ý nghĩa của tên truyện ? Theo anh, chị trong truyện nhân vật nào là nhân vật biểu tượng cho “chiếc thuyền ngoài xa” ? Vì sao anh, chị chọn nhân vật đó ?
3. Nhà văn đã chọn ngôi kể chuyện, điểm nhìn nghệ thuật nào ? Chọn hình thức đó có giá trị gì ?
**************************************************
Gợi ý đáp án bài tập về nhà:
1 Câu 1: Những nét nghệ thuật đặc sắc của TP: * Cốt truyện có nhiều tình huống, xung đột vừa gây sự bất ngờ, cuốn hút người đọc, vừa ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu sắc. * Nhân vật được hiện lên gắn với những xung đột, để lại ấn tượng mạnh, vừa có chiều sâu tư tưởng…Từ đó tạo ý nghĩa đa diện, đa chiều của các sự kiện, các hình tượng. * Xây dựng nhiều hình ảnh, hình tượng vừa chân thực, mang vị mặn cuộc đời, vừa chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, nhiều tầng nghĩa ( Các nhân vật, Chiếc thuyền ngoài xa, những chiếc xe tăng, …) * Chọn ngôi kể, giọng kể thích hợp.
2. Câu 2: Ý nghĩa tên truyện: “Chiếc thuyền ngoài xa”: Biểu tượng cho cuộc đời và cách nhìn cuộc đời ở bề nổi, bề ngoài và cái nhìn ở bề sâu, tầng ngầm của cuộc sống. Quan hệ giữa nghệ thuật chân chính và cuộc đời. … Nếu chọn NV biểu tượng cho chiếc thuyền ngoài xa: Chọn Người đàn bà làng chài – cũng là chiếc thuyền giữa biển đời cuộc sống.
3. Câu 3: Nhà văn đã chọn ngôi thứ nhất, nghệ sĩ nhiếp ảnh kể: Tạo nên giọng điêụ gần gần gủi, chân thật; nhân vật dễ thổ lộ nhận thức, tình cảm của mình; tạo điều kiện để có thể nhìn một sự kiện, con người ở những góc độ, tầm xa gần khác nhau; có lúc có thể đối thoại với nhân vật, với chính mình …
Nguyễn Minh Châu
Mục tiêu cần đạt:
+ Tri thức: Giúp HS nhận thức được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời :
- Nghệ thuật chân chính luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
- Mỗi người trên cõi đời - nhất là nghệ sĩ và những người có trọng trách - không nên nhìn người, nhìn đời một cách giản đơn, sơ lược, mà cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều và ở bề sâu của nó.
- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: Tình huống truyện độc đáo, chứa đựng ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống ; điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.
+ Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện hiện đại, đặc biệt là những hình ảnh, mâu thuẩn … gợi nhiều tầng ý nghĩa.
+ Giáo dục: Quan niệm đúng về nghệ thuật chân chính; Có cái nhìn sâu sắc, đa diện về con người, cuộc sống.
* Cách thức tiến hành: Tổ chức HS đọc - hiểu theo cốt truyện, đặt nhân vật gắn với các xung đột truyện; từ đó phát hiện ý nghĩa đa chiều của tác phẩm.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA.
HOẠT ĐỘNG HỎI BÀI CŨ:
VÀO BÀI MỚI:
Sau Đại thắng Mùa Xuân 1975, cả dân tộc phấn khởi, náo nức bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Cứ tưởng chiến tranh kết thúc, bao nhiêu xấu xa, đen tối, bụi bặm sẽ cuốn theo chiều gió. Nhưng không dễ dàng như thế. Đằng sau những cuộc duyệt binh hùng tráng là nước mắt của những người vợ, người mẹ; đằng sau những tấm huân chương đỏ chói trên ngực của người lính là những nỗi đời cay cực… ” Bức tranh”, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là những tiếng nói trĩu nặng, da diết, thổn thức về những hiện thực nhức nhối đó.
BÀI MỚI:
I .Vài nét về tác giả và tác phẩm.
Hỏi: Qua phần Tiểu dẫn và những tri thức đã học từ chương trình THCS, anh chị hãy nêu những nét nổi bật về nhà văn NMC, đặc biệt là sáng tác của nhà văn sau chiến tranh ?
+ NMC là nhà văn lớn, có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền VHVN hiện đại.
+ Trước 1975, NMC là ngòi bút sử thi có thiên hướng lãng mạn: nhà văn mải mê tìm kiếm những “hạt ngọc” long lanh trong tâm hồn những con người bình thường…
+ Sau chiến tranh: NMC đã trở thành một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc Đổi mới văn học. Từ cảm hứng sử thi, lãng mạn, ông đã chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề mặn mòi vị chát mặn của cuộc đời và triết lí nhân sinh trĩu nặng lo âu…”Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những TP xuất sắc, tiêu biểu cho cảm hứng thế sự đó của NMC.
NMC trở thành “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” của văn học VN thời kì đổi mới.( Nguyên Ngọc)
II. Đọc - hiểu cốt truyện:
Hỏi: Có bao nhiêu phương pháp tóm tắt cốt truyện ? Ở truyện này, em tóm tắt theo PP nào ? Vì sao ?
Có 2 PP tóm tát cốt truyện chính : + TT theo diễn biến của nhân vật trung tâm ( Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên; Chí Phèo …) + TT theo diễn biến của câu chuyện, của sự kiện, tình huống truyện.
* Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” nên TT theo PP 2. Vì : truyện có nhiều nhân vật có vị trí tương đương: nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, Chánh án toà án huyện Đẩu, người đàn bà thuyền chài.
Hỏi: Anh chị hãy tóm tắt cốt truyện theo PP 2, chú ý làm nổi rõ những xung đột nổi bật của thiên truyện ?
Hỏi: Đ-H cốt truyện bao gồm những bước, nội dung cụ thể nào?
Đ – H cốt truyện bao gồm: * Tóm tắt cốt truyện. * Hiểu(ý thức) được tóm tắt theo PP nào? Nét đặc sắc của cốt truyện. * Ý nghĩa của cốt truyện. ( Những thông điệp nội dung của cốt truyện)
* Sự kiện, xung đột thứ nhất:
- Phùng- nghệ sĩ, dến ven biển miền Trung – nơi anh đã từng chiến đấu - để chụp ảnh lịch. Sau nhiều ngày, anh chụp được một “cảnh đắt trời cho”: Cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương.
- Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh hết sức kinh ngạc: từ chính trong chiếc thuyền, một gã đàn ông vũ phu đã đánh đập người vợ hết sức dã man; đứa con trai, xông vào đánh lại bố.
* Sự kiện, xung đột thứ hai : - Đẩu - bạn chiến đấu của Phùng , nay là Chánh án toà án huyện - và Phùng khuyên bà bỏ người chồng vũ phu, độc ác đó. - Nhưng bất ngờ: người phụ nữ đã từ chối lời khuyên cùng giải pháp của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu.
Nhận thức mới bừng sáng trong Đẩu và Phùng sau câu chuyện. Cách nhìn bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa của Phùng sau chuyến công tác.
Sơ đồ – ý nghĩa của cốt truyện:
Nghệ sĩ
Phùng:
Thoả mãn, say sưa với bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa mờ ảo
Bên trong chiếc thuyền là hiện thực cuộc sống nghiệt ngã, đắng cay.
Nhận thức mới
của NS Phùng
về nghệ thuật,
về cuộc đời …
Chánh án Đẩu
NS Phùng
Vì tình thương, để giải quyết tình cảnh đau thương: khuyên người đàn bà: bỏ người chồng vũ phu
Người đàn bà: - Xin nhất quyết không bỏ chồng. - Tự nói về tình cảnh, những tình cảm của mình với chồng .
Hành động,
cuộc đời, nhận thức
của người đàn bà
đưa đến nhận thức
mới cho
vị Chánh án và NS
Hỏi: Nét đặc sắc của cốt truyện ?
* Đặt các nhân vật trong những tình huống rất bất ngờ.
* Mỗi tình huống chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.
?
III. Phân tích tác phẩm.
1. Bức tranh Chiếc thuyền ngoài xa và đằng sau bức tranh … ?
1.1. Bức tranh Chiếc thuyền ngoài xa.
Hỏi: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng là bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” trong buổi sớm mờ sương. Phùng coi đó là cảnh “đắt trời cho”. Anh chị hiểu như thế nào về cảnh đó? Vì sao nghệ sĩ lại gọi cảnh ấy như vậy ?
+ Là một bức ảnh tuyệt đẹp: “ Giống như một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” Từ khung cảnh, ánh sáng, đường nét đều hài hoà. …
+ Là một tác phẩm nghệ thuật mà không phải lúc nào nghệ sĩ cũng “chộp” được.
Hỏi: Cảm nhận của NS Phùng khi được chiêm ngưỡng “ bức tranh nghệ thuật của tạo hoá” ?
- Bối rối, trong tim như có cái gì bóp thắt. - Tưởng như khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện. - Tâm hồn như được gột rửa trong trẻo, tinh khôi
Bức tranh:
Chân lí của sự hoàn thiện.
Cái Đẹp chính là Đạo đức.
Khoảnh khắc trong ngần
của Tâm hồn
Hỏi: Nhưng … ngay khi tâm hồn đang bay bổng trong những rung cảm thẩm mĩ, đang tận hưởng hạnh phúc của những khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn … - Thì Phùng kinh ngạc khi phát hiện ra một nghịch cảnh đau thương. Đó là nghịch cảnh nào ? - Vì sao nghệ sĩ lại kinh ngạc đến như vậy ?
Bước ra từ chiếc thuyền là:
Tiết 2:1.2. Đằng sau bức tranh toàn bích - một nỗi đời khủng khiếp:
Như một con thú dữ
- Ngôn ngữ : nguyền rủa : “ Mày chết đi cho ông được nhờ”.
+ Một gã đàn ông:
- Hình dáng: gớm ghiếc, thô bạo
- Dáng điệu: thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két…
Hết tiết 1
************************************************************************
1.2. Đằng sau bức tranh toàn bích - một nỗi đời khủng khiếp:
NS Phùng: kinh ngạc đến mức đứng há hốc mồm ra nhìn; chết lặng..; không dám tin vào mắt mình.
- Bị ông bố cho hai cái tát ngã dúi xuống …
- Rỏ xuống những dòng nước mắt đau thương.
Hỏi: Vì sao NS Phùng lại kinh ngạc đến mức không dám tin vào sự thực ? Không kịp phản ứng ?
+ Một gã đàn ông …
+ Một người đàn bà - một người vợ :
Bị đánh đau đớn , nhưng không hề kêu một tiếng; cũng không
phản kháng, không chạy trốn.
- Cam chịu, nhẫn nhục, đau đớn, nơm nớp lo sợ con bị tổn thương.
+ Đứa con: Xông vào đánh bố.
+ Cuộc sống không đơn giản, mà chứa nhiều nghịch lí, đối lập. + Hãy nhìn cuộc sống bằng cái nhìn đa chiều. Cần cảnh giác, phân biệt giữa hình thức bề ngoài với bản chất bên trong. + Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. + ( … )
+ Vì : Anh không ngờ :- Đằng sau cái đẹp kì diệu kia của tạo hoá là cái ác, cái xấu, cái nghiệt ngã của cuộc sống. - Phút chốc, những nhận thức, cảm xúc thăng hoa lúc đầu đã bị đảo lộn.
Hỏi: Từ nhận thức của NS Phùng, theo anh chị, NMC muốn gửi đến người đọc những nhận thức gì về nghệ thuật, về cuộc đời ?
+ Hiện thực về tình cảnh tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình.
2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện.
Hỏi: Vị trí Đẩu, Phùng và người đàn bà ở toà án huyện ?
* Toà án: nơi thể hiện đầy đủ công lí của xã hội. Đẩu là hiện diện của pháp luật. * Phùng là nhân chứng của tội ác. * Người đàn bà: nạn nhân của tội ác, cần được pháp luật bảo vệ.
Hỏi : Diễn biến của sự va đập giữa công lí với đời sống ?( Trước sự kiện người đàn bà bị đánh đập tàn nhẫn, thái độ của mỗi người diễn biến như thế nào ?)
+ Đẩu: Đại diện cho pháp luật: Giọng giận dữ: “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. (cho HS đọc đoạn trích)…chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu” .
+ Người đàn bà : - Lúc đầu: Sợ sệt, lúng túng : Đẩu mời mãi mới dám rón rén ngồi vào mép ghế. Chắp tay vái lia lịa: Qúy toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…
Căm thù tội ác của người đàn ông. Bênh vực, bảo vệ người đàn bà: khuyên bà từ bỏ người đàn ông.
-Sau đó: Bà bỗng nhìn thẳng vào chánh án, thể hiện bản lĩnh của con người … ? … ? …
Chị cảm ơn các chú! Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải là dân làm ăn… Cho nên các chú đâu có hiểu được cái công việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc…Bởi vì các chú không phải là đàn bà,chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có người đàn ông …”
Hỏi: Chị đã giải bày vì sao chị không thể bỏ người chồng ?
* Chị cần người đàn ông để nuôi những đứa con. Chị đâu phải sống cho riêng mình, còn phải sống vì đàn con. * Trên thuyền, cũng có lúc con cái, vợ chồng sống hoà thuận, vui vẻ.
Hỏi : Sau lời giãi bày về nỗi đời và tình cảm của người đàn bà, vị chánh án và NS Phùng đã phản ứng như thế nào ?
Câu hỏi cho HS chia nhóm thảo luận: Nhóm 1: Hãy tự nhập vai viên Chánh án - nêu “ cái nhận thức mới vừa nổ tung” trong đầu vị Chánh án ? - Nhóm 2: Qua cách ứng xử, qua lời giãi bày…, đưa đến cho anh, chị những nhận thức mới gì về người đàn bà ?
*Không cam chịu một cách vô lí. *Không nông nổi một cách ngờ nghệch.
Người đàn bà
*Chịu nhiều đắng cay, cơ cực,
* Hình thức bề ngoài thô, xấu,
* Thất học …
Là người rất sâu sắc,
thấu hiểu lẽ đời.
Tâm hồn lấp lánh tình thương,
lòng vị tha, giàu đức hi sinh …
của người mẹ.
* Cái “mới vỡ tung trong đầu vị Chánh án” phải chăng là: - Nhận thức về công lí, sách vở khô cằn, sự thông hiểu pháp luật … trước cuộc đời đầy mồ hôi, nước mắt đã trở nên nông nổi, thơ ngây. - Nhận ra những nghịch lí của cuộc đời, nếu ngồi trên đống giấy tờ, anh không thể …
Hỏi: Nếu được đóng vai nhà văn NMC, anh chị hãy nêu những thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới các nghệ sĩ và người đọc ?
Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời:
NT phải gắn bó với mồ hôi, nước mắt của cuộc đời.
Không chỉ khám phá bề ngoài, mà phải đi sâu vào bản chất bên trong.
NS cần có cái Tâm, cài nhìn sâu sắc trước cuộc đời.
Đôi mắt nhìn cuộc sống :
Cuộc sống sau chiến tranh, còn biết bao thân phận đau thương.
Trước những nỗi đời, hãy đi đến tận cùng những nguyên nhân.
Ản hiện trong đó là nỗi ưu tư của trái tim nhân hậu; sự trân trọng
hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn người lao động nghèo khổ
IV. TỔNG KẾT.
Hỏi: Cho sơ đồ sau, anh chị hãy điền vào chỗ trống ? ( Cùng sự kiện người đàn ông vũ phu…: Phùng, Đẩu và người đàn bà hàng chài đã có những cách nhìn như thế nào ?)
Người
đàn ông
vũ phu
Người đàn bà hàng chài
?
NS Phùng - CA Đẩu-
Thằng Phác.
?
Ngày xưa là anh con trai cục tính, nhưng hiền lành. - Vì nghèo khổ mà trốn lính (nguỵ) - Vì đông con, khốn khổ mà trở nên độc dữ .
Thấu hiểu, cảm thông
Là kẻ vũ phu, độc ác. - Thủ phạm gây đau khổ cho người vợ.
Lên án, hỏi tội.
Hỏi: Từ sơ đồ trên, anh chị hãy rút ra đặc điểm của văn học thời kì đổi mới ? Nhà văn muốn “nói” gì với người đọc ?
+ Văn học có cái nhìn dân chủ, đa chiều; tập trung khám phá cuộc sống đời thường ở tất cả các mảng sáng - tối đan xen.
+ Hãy nhìn cuộc đời ở bề sâu của nó, hãy nhìn bằng trái tim thấu hiểu, thương yêu.
V. BÀI TẬP RÈN LUYỆN TẠI LỚP:
Anh, chị hãy điền lời miêu tả vào từng bức ảnh và giải thích vì sao ? Ý nghĩa sâu sắc từ 2 hình ảnh đó ?
?
Ảnh chiếc thuyền câu khi NS chưa chứng kiến sự kiện người đàn bà bị đánh
?
Ảnh chiếc thuyền câu sau khi NS chứng kiến sự kiện người đàn bà bị đánh
* Phải chăng là biểu tượng cho chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời.
* Là cách nhìn cuộc đời hời hợt, nông cạn, chỉ ở cái bề nổi
Là hiện thân của những cuộc đời lam lũ.
* Là biểu tượng cho cái nhìn cuộc đời ở bề sâu, tầng ngầm của nó.
Mối quan hệ giữa nghệ thuật chân chính với cuộc đời: Nghệ thuật – Nghệ sĩ phải gắn bó máu thịt với mồ hôi, với vị mặn chát của cuộc đời.
Màu hồng của ánh sương mai
Một vẻ đẹp toàn bích,
lãng mạn
Hình ảnh người đàn bà:
Tấm áo bạc phếch, lam lũ
khốn khổ
VI. BÀI TẬP VỀ NHÀ.
1.Nêu ngắn gọn những đặc sắc nghệ thụât của thiên truyện ?
2. Phân tích nét đặc sắc và ý nghĩa của tên truyện ? Theo anh, chị trong truyện nhân vật nào là nhân vật biểu tượng cho “chiếc thuyền ngoài xa” ? Vì sao anh, chị chọn nhân vật đó ?
3. Nhà văn đã chọn ngôi kể chuyện, điểm nhìn nghệ thuật nào ? Chọn hình thức đó có giá trị gì ?
**************************************************
Gợi ý đáp án bài tập về nhà:
1 Câu 1: Những nét nghệ thuật đặc sắc của TP: * Cốt truyện có nhiều tình huống, xung đột vừa gây sự bất ngờ, cuốn hút người đọc, vừa ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu sắc. * Nhân vật được hiện lên gắn với những xung đột, để lại ấn tượng mạnh, vừa có chiều sâu tư tưởng…Từ đó tạo ý nghĩa đa diện, đa chiều của các sự kiện, các hình tượng. * Xây dựng nhiều hình ảnh, hình tượng vừa chân thực, mang vị mặn cuộc đời, vừa chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, nhiều tầng nghĩa ( Các nhân vật, Chiếc thuyền ngoài xa, những chiếc xe tăng, …) * Chọn ngôi kể, giọng kể thích hợp.
2. Câu 2: Ý nghĩa tên truyện: “Chiếc thuyền ngoài xa”: Biểu tượng cho cuộc đời và cách nhìn cuộc đời ở bề nổi, bề ngoài và cái nhìn ở bề sâu, tầng ngầm của cuộc sống. Quan hệ giữa nghệ thuật chân chính và cuộc đời. … Nếu chọn NV biểu tượng cho chiếc thuyền ngoài xa: Chọn Người đàn bà làng chài – cũng là chiếc thuyền giữa biển đời cuộc sống.
3. Câu 3: Nhà văn đã chọn ngôi thứ nhất, nghệ sĩ nhiếp ảnh kể: Tạo nên giọng điêụ gần gần gủi, chân thật; nhân vật dễ thổ lộ nhận thức, tình cảm của mình; tạo điều kiện để có thể nhìn một sự kiện, con người ở những góc độ, tầm xa gần khác nhau; có lúc có thể đối thoại với nhân vật, với chính mình …
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Bá Tiến
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)