Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa

Chia sẻ bởi Hang Nga | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Chúc sức khoẻ
các quý Thầy Cô giáo
và các em học sinh thân mến!
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
ĐỌC VĂN
KIỂM TRA BÀI CŨ

CÂU HỎI: Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi đã đề cập đến một vấn đề rất sâu sắc, theo em đó là vấn đề gì?
ĐÁP ÁN: Đó là vấn đề truyền thống của một gia đình cách mạng. “Truyền thống của gia đình nó cũng dài như một dòng sông…". Muốn hiểu rõ những người con phải biết được gốc gác của họ. Từ vấn đề truyền thống gia đình, Nguyễn Thi muốn đề cập tới tư tuởng: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mỹ là cả một truyền thống lớn của dân tộc mà mỗi người Việt Nam đều trân trọng và tiếp nối.
BÀI CŨ
VÀO BÀI MỚI
 Sau Đại thắng Mùa Xuân 1975, cả dân tộc phấn khởi, náo nức bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Nếu chỉ nghĩ suy một cách xuôi chiều đơn giản, cuộc sống khi có ánh sáng cách mạng sẽ đổi đời cho số phận người lao động, sẽ xoá tan những bi kịch đè nặng lên kiếp người.
 Thế nhưng Nguyễn Minh Châu đã chỉ rõ cho chúng ta: cách mạng không phải giải quyết bi kịch trong một sớm một chiều, con người vẫn phải đối diện với những bi kịch đời mình, dung hoà với nó. “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là một tiếng nói trĩu nặng, ray rứt về hiện thực đó.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình. Từ đó thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
 Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
Cho biết vài nét về tác giả?
TÁC GIẢ
Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
quê Quỳnh Lưu - Nghệ An.
1950: tham gia quân đội;


1952-1958: chiến đấu tại sư đoàn 320;


1962: công tác Văn nghệ quân đội.
I. TÁC GIẢ
TÁC GIẢ
 Tác phẩm chính: Cửa sông (1967), Những vùng trời khác nhau (1970), Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977), truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987); Cỏ lau (1989)…
 Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong thời đổi mới. Năm 2000 ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
 Suốt cuộc đời cầm bút ông luôn trăn trở về số phận của nhân dân và trách nhiệm của nhà văn đối với đất nước trong thời đại mới. Hành trình sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn rõ rệt: Ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn (trước thập kỷ 80 của thế kỷ XX) và cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết học nhân sinh (từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX trở đi).
I. TÁC GIẢ
II. ĐỌC HIỂU
VĂN BẢN
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
 1. Xuất xứ văn bản.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai, in đậm phong cách tự sự – triết lý.
 2. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
Nghĩa tường minh:
+Chiếc thuyền ngoài xa–cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh.
+Chiếc thuyền ngoài xa–hiện thực nhọc nhằn cay đắng của người dân chài.
Nghĩa hàm ẩn:
Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật nói chung phải là tiếng nói trung thực, thấu hiểu về số phận con người. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận con người (Đặt trong thời điểm 8-1983, ta mới thấy hết được ý nghĩa của vấn đề Nguyễn Minh Châu nêu ra đối với văn nghệ nước ta lúc đó).
“Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác nào?
Cho biết ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
II. ĐỌC HIỂU
VĂN BẢN
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Nghịch lý (bên ngoài- bên trong).
+ Trong bức ảnh mà Phùng chụp thì chiếc thuyền ngoài xa là tâm cảnh, cùng với bối cảnh của nó là bình minh trên biển  chân lý của sự hoàn thiện, hoàn mĩ.
+ Nhưng khi vài bóng người lớn lẫn trẻ con… trên chiếc mui khum khum ấy lần lượt hiện lên bờ và cảnh bạo hành diễn ra cùng nỗi đau đớn, nhức nhối của các nhân vật đã khiến Phùng có cái nhìn nghệ thuật gần cuộc đời hơn  Đó chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
 3. Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh.
+ Phóng viên Phùng gặp một cảnh rất đắt trời cho: mũi thuyền in một nét mơ hồ vào bầu trời mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi.
+ Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang đến khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn anh - đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo.
Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh được tác giả miêu tả như thế nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hang Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)