Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa
Chia sẻ bởi Lưu Tiến Quang |
Ngày 09/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
NGUYỄN MINH CHÂU
TRƯỜNG THPT BC LÊ QUÝ ĐÔN
NGỮ VĂN 12 – TiẾT 70-71, BAN CƠ BẢN
NGƯỜI SoẠN : TỔ NGỮ VĂN
NGUYỄN MINH CHÂU
I. Đọc – hiểu văn bản :
Tác giả :
- Nguyễn Minh Châu ( 1930 – 1989 ), quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- Là nhà văn quân đội, từng công tác ở nhiều nơi, sau chiến tranh ông về công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Tác phẩm chính : Cửa sông ( tiểu thuyết, 1967), Những vùng trời khác nhau ( tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính ( tiểu thuyết, 1972), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ( 1983), Bến quê ( 1985), Chiếc thuyền ngoài xa ( 1987), Cỏ lau ( 1989)…
Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của VHVN thời kỳ đổi mới. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của VH ta hiện nay”.( Nguyên Ngọc).
Năm 2000 : ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm :
- Xuất xứ : sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập Bến Quê ( NXB Tác phẩm mới, 1985), sau được in riêng thành tập Chiếc thuyền ngoài xa (NXB Tác phẩm mới, 1988).
- Tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống ở góc độ đời tư, thế sự, in đậm phong cách tự sự - triết lý của Nguyễn Minh Châu.
Bố cục : 3 đoạn
+ “… chiếc thuyền lướt vó đã biến mất” : 2 phát hiện của người nghệ sỹ nhiếp ảnh.
+ “… chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá” : câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện.
+ “… hòa lẫn trong đám đông” : tấm ảnh được chọn cho bộ lịch “Thuyền và biển”.
Tóm tắt tác phẩm :
Người đàn bà hàng chài
Nghệ sỹ Phùng
Thằng Phác
Chánh án Đẩu
II. Hướng dẫn tìm hiểu, khám phá văn bản :
1. Hai phát hiện của người nghệ sỹ nhiếp ảnh :
a. Hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” :
“Chiếc thuyền ngoài xa” được NS Phùng tả và cảm nhận như thế nào ?
Bức tranh ấy là : “một cảnh đất trời cho”
Một cảnh tượng tuyệt đẹp, một bức họa diệu kỳ của thiên nhiên và cuộc sống, là “quà tặng quý hiếm của hóa công”
Người nghệ sỹ cảm thấy :
Trong trái tim như có cái gì bóp thắt lại.
Bản thân cái đẹp chính là đạo đức.
Người nghệ sỹ thực sự rung động, tâm hồn trở nên trong trẻo, tinh khôi. Cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Vì vậy nó chính là đạo đức.
b. Cảnh đời thực sau bức tranh :
- Người nghệ sỹ chứng kiến cảnh tượng người đàn ông đánh đập vợ mình dã man
+ “Lão hùng hổ, mặt đỏ gay.”
+ “Trút cơn giận như lửa cháy…quật tới tấp vào lưng người đàn bà, nghiến răng…”
- Người đàn bà cam chịu nhẫn nhục, không kêu, không chống trả, không chạy trốn.
- Tâm trạng người nghệ sỹ : “kinh ngạc đến mức…cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, anh không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp dịu kỳ của tạo hóa lại có cái ác, cái xấu không thể tin được.
Người NS đã kinh ngạc khi phát hiện ra điều gì đằng sau bức tranh? Vì sao?
Quan niệm nghệ thuật :
Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý, mâu thuẫn. Không nên nhìn nhận, đánh giá con người , cuộc sống khi chỉ dựa vào vẻ bề ngoài của nó.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện :
- Người đàn bà xuất hiện ở tòa án huyện theo lời mời của chánh án Đẩu – người khuyên bảo, đề nghị người đàn bà ấy bỏ chồng.
- Người đàn bà kiên quyết không bỏ chồng : “con lạy quý tòa… quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”
Vì sao người đàn bà không nghe theo lời khuyên của chánh án Đẩu ?
“Các chú không phải là người làm ăn, không phải là đàn bà, chưa bao giờ biết nỗi vất vả của người đàn bà trên 1 chiếc thuyền không có đàn ông”
Kể về cuộc đời mình : xấu xí, lấy chồng hàng chài -> đẻ nhiều con + cuộc sống khó khăn, đầy bất trắc => lão chồng trở nên tàn nhẫn, vũ phu -> nguyên nhân không bỏ chồng.
- Người đàn bà không hề cam chịu một cách vô lý, không nông nổi, ngờ nghệch mà là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Chị cam chịu nhẫn nhục để chắt chiu hạnh phúc “hạnh phúc là khi được nhìn thấy lũ con ăn no”.
- Ngoại hình chị xấu xí, cuộc đời chị nhọc nhằn, lam lũ nhưng tâm hồn chị đẹp đẽ, giàu đức hy sinh.
Thái độ của người đàn bà khi kể về chồng mình :
Người đàn ông ấy vốn là “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”, “không bao giờ đánh đập vợ”, chỉ vì nghèo khổ quá mà trở nên tàn ác, “lúc nào thấy khổ quá là xách tôi ra đánh”.
Chị không lên án, tố cáo chồng mà nhìn nhận chồng với thái độ cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ >< thái độ thằng Phác, chánh án Đẩu và nghệ sỹ Phùng.
Thái độ của chánh án Đẩu :
Trong đầu vị Bao Công có “một cái gì vừa mới vỡ ra”, “lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ” -> vị chánh án hiểu ra rằng cuộc đời người đàn bà không hề đơn giản và giải pháp bỏ chồng là không ổn => cả luật pháp và lòng tốt đều phải được đặt vào hoàn cảnh cụ thể, không thể áp dụng với mọi đối tượng.
Thảo luận : Qua câu chuyện của người đàn bà, tác giả muốn gửi đến người đọc quan niệm nghệ thuật gì ?
Phải có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống, không thể nhìn người, nhìn đời một phía, không thể nhìn vào hiện tượng để đánh giá bản chất.
3. Tấm ảnh được chọn :
Tấm ảnh được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật -> đó là một tấm ảnh đẹp, có giá trị nghệ thuật cao.
“cái màu hồng hồng của ánh sương mai…” -> biểu tượng của nghệ thuật.
Người đàn bà bước ra khỏi bức tranh…” -> hiện thân của đời thực.
4. Nghệ thuật :
Tạo tình huống truyện độc đáo : người nghệ sỹ phát hiện và chụp được một cảnh “trời cho” và đằng sau cảnh trời cho ấy là cảnh người chồng đánh đập vợ dã man.
Dù bị đánh đập, được người khác bênh vực người đàn bà vẫn kiên quyết không bỏ chồng => phát hiện ra chân lý của nghệ thuật và bí ẩn của cuộc sống – con người.
Người kể chuyện là người trong cuộc nên câu chuyện trở nên gần gũi, khách quan, chân thực và có sức thuyết phục hơn.
Ngôn ngữ rất linh hoạt và sáng tạo:
+ Ngôn ngữ người kể chuyện – Phùng – sự hóa thân của tác giả : lời kể khách quan, giàu sức thuyết phục.
+ Giọng điệu người đàn ông thô bỉ, tàn nhẫn, cục cằn.
+ Lời người đàn bà : dịu dàng, xót xa.
+ Lời của Đẩu : lời của người tốt bụng, nhiệt tình…
III. Chủ đề :
Qua tác phẩm, nhà văn thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời. Chúng ta không thể nhìn cuộc đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.
IV Củng cố :
V. Dặn dò :
- Tìm đọc một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu.
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Nhân vật nào trong truyện để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
NGUYỄN MINH CHÂU
TRƯỜNG THPT BC LÊ QUÝ ĐÔN
NGỮ VĂN 12 – TiẾT 70-71, BAN CƠ BẢN
NGƯỜI SoẠN : TỔ NGỮ VĂN
NGUYỄN MINH CHÂU
I. Đọc – hiểu văn bản :
Tác giả :
- Nguyễn Minh Châu ( 1930 – 1989 ), quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- Là nhà văn quân đội, từng công tác ở nhiều nơi, sau chiến tranh ông về công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Tác phẩm chính : Cửa sông ( tiểu thuyết, 1967), Những vùng trời khác nhau ( tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính ( tiểu thuyết, 1972), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ( 1983), Bến quê ( 1985), Chiếc thuyền ngoài xa ( 1987), Cỏ lau ( 1989)…
Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của VHVN thời kỳ đổi mới. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của VH ta hiện nay”.( Nguyên Ngọc).
Năm 2000 : ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm :
- Xuất xứ : sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập Bến Quê ( NXB Tác phẩm mới, 1985), sau được in riêng thành tập Chiếc thuyền ngoài xa (NXB Tác phẩm mới, 1988).
- Tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống ở góc độ đời tư, thế sự, in đậm phong cách tự sự - triết lý của Nguyễn Minh Châu.
Bố cục : 3 đoạn
+ “… chiếc thuyền lướt vó đã biến mất” : 2 phát hiện của người nghệ sỹ nhiếp ảnh.
+ “… chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá” : câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện.
+ “… hòa lẫn trong đám đông” : tấm ảnh được chọn cho bộ lịch “Thuyền và biển”.
Tóm tắt tác phẩm :
Người đàn bà hàng chài
Nghệ sỹ Phùng
Thằng Phác
Chánh án Đẩu
II. Hướng dẫn tìm hiểu, khám phá văn bản :
1. Hai phát hiện của người nghệ sỹ nhiếp ảnh :
a. Hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” :
“Chiếc thuyền ngoài xa” được NS Phùng tả và cảm nhận như thế nào ?
Bức tranh ấy là : “một cảnh đất trời cho”
Một cảnh tượng tuyệt đẹp, một bức họa diệu kỳ của thiên nhiên và cuộc sống, là “quà tặng quý hiếm của hóa công”
Người nghệ sỹ cảm thấy :
Trong trái tim như có cái gì bóp thắt lại.
Bản thân cái đẹp chính là đạo đức.
Người nghệ sỹ thực sự rung động, tâm hồn trở nên trong trẻo, tinh khôi. Cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Vì vậy nó chính là đạo đức.
b. Cảnh đời thực sau bức tranh :
- Người nghệ sỹ chứng kiến cảnh tượng người đàn ông đánh đập vợ mình dã man
+ “Lão hùng hổ, mặt đỏ gay.”
+ “Trút cơn giận như lửa cháy…quật tới tấp vào lưng người đàn bà, nghiến răng…”
- Người đàn bà cam chịu nhẫn nhục, không kêu, không chống trả, không chạy trốn.
- Tâm trạng người nghệ sỹ : “kinh ngạc đến mức…cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, anh không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp dịu kỳ của tạo hóa lại có cái ác, cái xấu không thể tin được.
Người NS đã kinh ngạc khi phát hiện ra điều gì đằng sau bức tranh? Vì sao?
Quan niệm nghệ thuật :
Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý, mâu thuẫn. Không nên nhìn nhận, đánh giá con người , cuộc sống khi chỉ dựa vào vẻ bề ngoài của nó.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện :
- Người đàn bà xuất hiện ở tòa án huyện theo lời mời của chánh án Đẩu – người khuyên bảo, đề nghị người đàn bà ấy bỏ chồng.
- Người đàn bà kiên quyết không bỏ chồng : “con lạy quý tòa… quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”
Vì sao người đàn bà không nghe theo lời khuyên của chánh án Đẩu ?
“Các chú không phải là người làm ăn, không phải là đàn bà, chưa bao giờ biết nỗi vất vả của người đàn bà trên 1 chiếc thuyền không có đàn ông”
Kể về cuộc đời mình : xấu xí, lấy chồng hàng chài -> đẻ nhiều con + cuộc sống khó khăn, đầy bất trắc => lão chồng trở nên tàn nhẫn, vũ phu -> nguyên nhân không bỏ chồng.
- Người đàn bà không hề cam chịu một cách vô lý, không nông nổi, ngờ nghệch mà là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Chị cam chịu nhẫn nhục để chắt chiu hạnh phúc “hạnh phúc là khi được nhìn thấy lũ con ăn no”.
- Ngoại hình chị xấu xí, cuộc đời chị nhọc nhằn, lam lũ nhưng tâm hồn chị đẹp đẽ, giàu đức hy sinh.
Thái độ của người đàn bà khi kể về chồng mình :
Người đàn ông ấy vốn là “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”, “không bao giờ đánh đập vợ”, chỉ vì nghèo khổ quá mà trở nên tàn ác, “lúc nào thấy khổ quá là xách tôi ra đánh”.
Chị không lên án, tố cáo chồng mà nhìn nhận chồng với thái độ cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ >< thái độ thằng Phác, chánh án Đẩu và nghệ sỹ Phùng.
Thái độ của chánh án Đẩu :
Trong đầu vị Bao Công có “một cái gì vừa mới vỡ ra”, “lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ” -> vị chánh án hiểu ra rằng cuộc đời người đàn bà không hề đơn giản và giải pháp bỏ chồng là không ổn => cả luật pháp và lòng tốt đều phải được đặt vào hoàn cảnh cụ thể, không thể áp dụng với mọi đối tượng.
Thảo luận : Qua câu chuyện của người đàn bà, tác giả muốn gửi đến người đọc quan niệm nghệ thuật gì ?
Phải có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống, không thể nhìn người, nhìn đời một phía, không thể nhìn vào hiện tượng để đánh giá bản chất.
3. Tấm ảnh được chọn :
Tấm ảnh được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật -> đó là một tấm ảnh đẹp, có giá trị nghệ thuật cao.
“cái màu hồng hồng của ánh sương mai…” -> biểu tượng của nghệ thuật.
Người đàn bà bước ra khỏi bức tranh…” -> hiện thân của đời thực.
4. Nghệ thuật :
Tạo tình huống truyện độc đáo : người nghệ sỹ phát hiện và chụp được một cảnh “trời cho” và đằng sau cảnh trời cho ấy là cảnh người chồng đánh đập vợ dã man.
Dù bị đánh đập, được người khác bênh vực người đàn bà vẫn kiên quyết không bỏ chồng => phát hiện ra chân lý của nghệ thuật và bí ẩn của cuộc sống – con người.
Người kể chuyện là người trong cuộc nên câu chuyện trở nên gần gũi, khách quan, chân thực và có sức thuyết phục hơn.
Ngôn ngữ rất linh hoạt và sáng tạo:
+ Ngôn ngữ người kể chuyện – Phùng – sự hóa thân của tác giả : lời kể khách quan, giàu sức thuyết phục.
+ Giọng điệu người đàn ông thô bỉ, tàn nhẫn, cục cằn.
+ Lời người đàn bà : dịu dàng, xót xa.
+ Lời của Đẩu : lời của người tốt bụng, nhiệt tình…
III. Chủ đề :
Qua tác phẩm, nhà văn thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời. Chúng ta không thể nhìn cuộc đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.
IV Củng cố :
V. Dặn dò :
- Tìm đọc một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu.
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Nhân vật nào trong truyện để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lưu Tiến Quang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)