Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa

Chia sẻ bởi Đặng Thị Điển | Ngày 09/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:








Câu 2. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của
Nguyễn Thi đã dựng nên hình tượng những con người
trong một gia đình nông dân Nam bộ với những nét tính
cách nào?
A. Căm thù giặc.
B. Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc.
C. Giàu tình nghĩa, rất mực thuỷ chung son sắt với quê
hương và cách mạng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu1. Nhà văn Nguyễn Thi còn có bút danh:

A. Nguyễn Hoàng Ca B. Nguyễn Trung Thành

C. Nguyễn Khải D. Nguyễn Khoa Điềm
Tìm hiểu chung.
Tác giả.

Câu hỏi?
Dựa vào
phần tiểu
dẫn SGK,
nêu vài nét
về tác giả
Nguyễn Minh Châu?

- Nguyễn Minh Châu(1930- 1989) sinh tại làng Thơi, xã
Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu. tỉnh Nghệ An.
Là nhà văn quân đội, ông đã từng viết và chiến đấu tại nhiều
chiến trường, sau chiến tranh ông về công tác tại tạp chí Văn
nghệ quân đội.
- Con đường văn nghiệp:
+ Năm 1960, ông mới bắt đầu viết văn và có những đóng góp
đáng kể cho văn học kháng chiến chống Mĩ.
Sau 1975, đặc biệt từ năm 1980 của thế kỉ XX, Nguyễn Minh
Châu là cây bút tiên phong trong phong trào đổi mới văn học.
- Nguyễn Minh Châu mất năm 1989 khi những trăn trở về đổi
mới nghệ thuật còn dang dở.
Tìm hiểu chung.
Tác giả.

a. Cuộc đời
b. Sự nghiệp sáng tác.
Câu hỏi? Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu
có thể chia là mấy giai đoạn? Đặc điểm các tác phẩm
của ông trong từng giai đoạn?
Tìm hiểu chung.
Tác giả.

Các sáng tác của Nguyễn Minh Châu được chia làm
2 giai đoạn:
Trước năm 1975: các sáng tác giai đoạn này mang những
đặc điểm chung của văn học thời chống Mĩ:
+ Cảm hứng sử thi cách mạng với giọng điệu ngợi ca trang
trọng.
+ Nhân vật trung tâm là những người anh hùng, những
người lính.
+ Ngôn ngữ trữ tình, lãng mạn.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Cửa sông( tiểu thuyết), Những vùng
trời khác nhau( tập truyện), Dấu chân người lính( Tiểu
thuyết)…

Sau năm 1975:
+ Từ cảm hứng sử thi, Nguyễn Minh Châu chuyển dần sang
cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường.
+ Nhân vật trung tâm là con người trong cuộc mưu sinh,
trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn
thiện nhân cách.
+ Ngôn ngữ đời thường, giàu tính triết luận, chính luận.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Bức tranh( truyện ngắn), Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành( tập truyện ngắn), Bến quê
( tập truyện ngắn)…
2. Tác phẩm.
Sáng tác 1987, in lần đầu trong tập Bến quê Nhà xuất
bản Tác phẩm mới sau được in riêng thành tập Chiếc
thuyền ngoài xa.
Tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống ở góc
độ đời tư thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác sau
1975.
Câu hỏi? Xuất xứ tác phẩm?
II. Đọc - hiểu cốt truyện.
- Đọc.
Câu hỏi? Em hãy tóm tắt cốt truyện?
Cốt truyện:
Phùng - nghệ sĩ nhiếp ảnh đến ven biển miền Trung – nơi
anh đã từng chiến đấu để chụp ảnh lịch. Sau nhiều ngày, anh
chụp được một “cảnh đắt trời cho”. Cảnh một chiếc thuyền
ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương.
Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ anh hết sức kinh ngạc vì từ
chính trong chiếc thuyền một gã đàn ông vũ phu đã đánh đập
người vợ hết sức dã man và đứa con trai lao vào đánh lại bố.
Đẩu bạn chiến đấu của Phùng nay là chánh án toà án huyện
và Phùng khuyên người đàn bà bỏ người chồng vũ phu độc ác
đó.
Nhưng bất ngờ người đàn bà đã từ chối lời khuyên cùng giải
pháp của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng
vũ phu.
Nhận thức mới bừng sáng trong Đẩu và Phùng sau câu
chuyện.cách nhìn bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa của Phùng
sau chuyến công tác.

?
Sơ đồ – ý nghĩa của cốt truyện:
Nghệ sĩ
Phùng:
Thoả mãn, say sưa với bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa mờ ảo
Bên trong chiếc thuyền là hiện thực cuộc sống nghiệt ngã, đắng cay.
Nhận thức mới
của NS Phùng
về nghệ thuật,
về cuộc đời …
Chánh án Đẩu
NS Phùng
Vì tình thương, để giải quyết tình cảnh đau thương: khuyên người đàn bà: bỏ người chồng vũ phu
Người đàn bà: - Xin nhất quyết không bỏ chồng. - Tự nói về tình cảnh, những tình cảm của mình với chồng .
Hành động,
cuộc đời, nhận thức
của người đàn bà
đưa đến nhận thức
mới cho
vị Chánh án và NS
Câu hỏi? Nét đặc sắc của cốt truyện?
Đặt các nhân vật trong những tình huống bất ngờ.
- Mỗi tình huống chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.
Câu hỏi? Văn bản chia làm mấy phần? Hãy đặt tiêu đề cho
từng phần?
Phần 1: Từ đầu…”vài bữa”: Bức tranh thiên nhiên “toàn
bích” của vùng phá nước làng chài.
Phần 2: tiếp…”Chiếc thuyền lưới vó đã biến mất” phát
hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh về cuộc sống của gia đình
làng chài.
- Phần 3: Còn lại mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
Truyện có 3 tình huống:
Tình huống 1: Người nghệ sĩ choáng ngợp trước vẻ đẹp
tuyệt đỉnh của ngoại cảnh.
Tình huống 2: người nghệ sĩ kinh ngạc khi chứng kiến
cảnh người đàn ông đánh vợ dã man trên bãi biển.
Tình huống 3: Ngạc nhiên trước cảnh người đàn bà nhất
quyết không chịu bỏ chồng, nghệ sĩ nhiếp ảnh đã thay đổi
quan niệm về đối tượng nghệ thuật
Câu hỏi?Qua việc tóm tắt văn bản hãy cho biết truyện có
mấy tình huống? Đó là những tình huống nào?
III. Đọc - hiểu văn bản.
1. Bức tranh chiếc thuyền ngoài xa.

Câu hỏi? Như đã nói
ở phần tóm tắt,
phát hiện thứ nhất của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh
tại vùng biển nọ là
“một cảnh đắt trời cho”.
Em hiểu
“ một cảnh đắt trời cho”
ở đây nghĩa là như thế nào?
Vì sao người nghệ sĩ
lại gọi cảnh tượng ấy
như vậy?

“Cảnh đắt trời cho” cảnh tượng tuyệt đẹp, một bức hoạ diệu
kì mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người.
- Là một sản phẩm của tạo hoá mà trong đời người nghệ sĩ
không phải khi nào cũng “ chộp” được.
Cái cảnh tượng ấy giống như “ một bức tranh mực tàu của
một danh hoạ thời cổ”. Toàn bộ khung cảnh “ từ đường nét
đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản
và toàn bích”.
III. Đọc - hiểu văn bản.
1. Bức tranh chiếc thuyền ngoài xa.
Người nghệ sĩ trở nên “bối rối” và “ trong trái tim như có
cái gì bóp thắt vào”.
Câu hỏi? Cảm nhận của người nghệ sĩ khi được chiêm
ngưỡng “ bức ảnh nghệ thuật của tạo hoá” như thế nào?
III. Đọc - hiểu văn bản.
1. Bức tranh chiếc thuyền ngoài xa.
Trong khoảnh khắc cuộc sống , nghệ sĩ Phùng cảm nhận
được cái Chân, cái Thiện của cuộc đời, anh cảm thấy tâm
hồn mình được gột rửa, trở nên thật trong trẻo tinh khôi.
Cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người.cái
đẹp chính là đạo đức
Câu hỏi? Vì sao trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh anh lại nghĩ đến lời đúc kết của ai đó: ‘bản thân cái đẹp là đạo đức”?
III. Đọc - hiểu văn bản.
Bức tranh chiếc
thuyền ngoài xa.
-Trên nền bức tranh thiên nhiên ấy, hình ảnh con người
xuất hiện làm cho bức ảnh sinh động, có hồn, bố cục bức
tranh chặt chẽ hài hoà.
- Con người luôn là đối tượng khám phá, là trung tâm của
nghệ thuật.

Trong bức ảnh
mà người nghệ sĩ cho là
“thành công ngoài sự mong đợi”
ấy con người có xuất hiện không?
Con người
đóng vai trò gì ở đây?

III. Đọc - hiểu văn bản.
Bức tranh chiếc
thuyền ngoài xa.

Quan niệm nghệ thuật nào dưới đây không tương đồng với
quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong Chiếc
thuyền ngoài xa:
Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên
là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia,
thoát ra từ những kiếp lầm than.
B. Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà
văn cùng trí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời.
C. Nghệ thuật không phải là là sự mô tả thực tại có thực mà là
sự tìm tòi chân lí, lí tưởng.
B. Văn học là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không
vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới
của văn học.

Câu hỏi củng cố:
Dặn dò:

-Tiếp tục nghiên cứu và trả lời tiếp các câu hỏi trong
Sách giáo khoa.
Hết tiết 1.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Điển
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)