Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa
Chia sẻ bởi Phạm Thị Thúy Nhài |
Ngày 09/05/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Tuần 24. Chiếc thuyền ngoài xa thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Phạm Thị Thúy Nhài
1
Nguyễn Minh Châu
Chiếc thuyền ngoài xa
Người sọan: Phạm Thị Thúy Nhài
Phạm Thị Thúy Nhài
2
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở Nghệ An, xuất thân trong gia đình nông dân nghèo.
- Ông gia nhập quân đội năm 1950, là nhà văn trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu
Phạm Thị Thúy Nhài
3
- Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000
- Sự nghiệp sáng tác
+ Trước 1975 cảm hứng sử thi lãng mạn, viết về đề tài chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu. Tác phẩm chính: Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính...
+ Sau 1975: chuyển sang cảm hứng nhân sinh thế sự với ngôn ngữ đời thường, bình dị.
Phạm Thị Thúy Nhài
4
Tác phẩm: Bức tranh, Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành...
Phạm Thị Thúy Nhài
5
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
Truyện được sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập Bến quê (1985), sau đưa vào tập Chiếc thuyền ngoài xa (1987).
Phạm Thị Thúy Nhài
6
b. Vị trí
- Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ đời tư, thế sự của Nguyễn Minh Châu.
- Đây cũng là tác phẩm đánh dấu sự thành công trong quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
Phạm Thị Thúy Nhài
7
Phạm Thị Thúy Nhài
8
c. Tóm tắt
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã phát hiện và chụp được một tấm ảnh với vẻ đẹp toàn bích: chiếc thuyền ngoài xa ẩn hiện trong sương sớm. Ngay sau đó, anh phát hiện ra từ chiếc thuyền 1 đôi vợ chồng vào bờ. Người chồng đánh vợ tàn nhẫn, đứa con chống lại cha. Mấy ngày sau, Phùng can thiệp, bị đánh bị thương. Chánh án Đẩu khuyên người đàn bà từ bỏ người chồng vũ phu nhưng chị từ chối, Phùng và Đẩu hiểu ra nhiều điều. Mỗi lần nhìn tấm ảnh, Phùng lại thấy màu hồng của sương mai và dáng người đàn bà lầm lũi bước ra từ chiếc thuyền.
Phạm Thị Thúy Nhài
9
d. Chủ đề
- Truyện thể hiện quá trình nhận thức của người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Đồng thời đưa ra quan điểm không thể nhìn đời và nhìn người một cách đơn giản một chiều, cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều.
- Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Người nghệ sĩ phải chú ý đến cự li nhìn ngắm cuộc đời.
Phạm Thị Thúy Nhài
10
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tình huống truyện: Là cái hoàn cảnh riêng được tạo ra bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả bộc lộ sắc nét nhất. Các loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức.
Phạm Thị Thúy Nhài
11
Tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút nhận thức của nhân vật:
a. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
- Vẻ đẹp toàn bích của Chiếc thuyền ngoài xa: một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ, màu hồng của sương mai, bóng người im phăng phắc.
-> Thiên nhiên và con người hài hòa làm cho bức tranh ngoại cảnh tuyệt đẹp từ màu sắc đến đường nét.
Phạm Thị Thúy Nhài
12
-> Người nghệ sĩ: Bối rối, khám phá khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn -> tâm trạng người nghệ sĩ thăng hoa trước cái đẹp tuyệt vời (quan niệm: bản thân cái đẹp là đạo đức -> quan niệm duy mĩ).
Phạm Thị Thúy Nhài
13
- Chứng kiến cảnh một người đàn ông đánh đập dã man người đàn bà "Dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng... nghiến răng ken két", đứa con giằng được chiếc thắt lưng, quật vào ngực cha...
-> Kinh ngạc, vứt chiếc máy ảnh chạy nhào tới -> Phùng đã phát hiện ra một nghịch lý: đằng sau vẻ đẹp thơ mộng là những cảnh đời đen tối, bế tắc: Hiện thực về tình cảnh tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình.
Phạm Thị Thúy Nhài
14
=> Hai phát hiện của Phùng tạo ra tình huống bất ngờ để từ đó người nghệ sĩ nhận thức lại quan điểm nghệ thuật của mình. Anh thấy được độ “chênh” giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với cuộc đời nhọc nhằn, tủi cực của những người dân chài nghèo.
Phạm Thị Thúy Nhài
15
Phạm Thị Thúy Nhài
16
b. Câu chuyện tòa án:
- Đẩu khuyên người đàn bà nên từ bỏ chồng.
- Người đàn bà thoạt đầu lúng túng, sợ sệt, rồi để lộ ra cái vẻ sắc sảo, thay đổi xưng hô, tâm sự về cuộc đời của mình, về lí do không thể bỏ chồng.
Phạm Thị Thúy Nhài
17
=> “Một cái gì vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công vùng biển”: anh ngộ ra những nghịch lý của cuộc sống mà luật pháp dựa trên sách vở không thể giải quyết được.
-> Phùng và Đẩu vỡ lẽ ra nhiều điều: cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp – xấu, thiện – ác…
* Tình huống bất ngờ mang tính nhận thức.
Phạm Thị Thúy Nhài
18
2. Hệ thống nhân vật
a. Người đàn bà vùng biển
- Ngoại hình: cao lớn, thô kệch, rỗ mặt, áo bạc phếch và rách rưới
-> những vất vả, lam lũ in hằn trên hình dáng chị.
Những người đàn bà làng chài
Phạm Thị Thúy Nhài
19
- Cuộc đời bất hạnh:
+ Lúc nhỏ: xấu, rỗ mặt.
+ Lớn lên sống cuộc đời lênh đênh trên sóng nước "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng" -> Bị chồng hành hạ, đánh đập.
Phạm Thị Thúy Nhài
20
- Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Là người mẹ thương con: "Đàn bà ở thuyền phải sống cho con chứ không sống cho mình", xin với chồng đưa mình lên bờ mà đánh .
-> Tình thương sâu sắc, sợ tâm hồn con bị tổn thương.
Tranh: Lòng mẹ
Phạm Thị Thúy Nhài
21
+ Người vợ cảm thông và thấu hiểu cho chồng, nhận phần lỗi về mình: do nghèo khổ, đông con nên người chồng đánh vợ
-> Tấm lòng bao dung nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh. Chị đã có cái nhìn về người chồng toàn diện và sâu sắc hơn cái nhìn của Phùng, Đẩu, thằng Phác.
Phạm Thị Thúy Nhài
22
+ Giữa cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, vẫn chắt chiu hạnh phúc nhỏ nhoi: "Nhìn đàn con được ăn no".
+ Là người phụ nữ có suy nghĩ và trải nghiệm sâu sắc: không phải cam chịu nhẫn nhục mà là cao cả, hi sinh, không phải chìm đắm trong đau khổ mà vẫn biết sống trong hạnh phúc đời thường.
Phạm Thị Thúy Nhài
23
Hình tượng người đàn bà thể hiện niềm lạc quan tin tưởng của nhà văn vào con người: dù bão tố và sóng gió cuộc đời vây quanh, con người vẫn tồn tại vững vàng trong tư thế chiến thắng.
Phạm Thị Thúy Nhài
24
b. Chị em thằng Phác
- Người chị: tước dao găm của em -> hành động theo lẽ phải.
- Thằng Phác: là đứa trẻ có cá tính phức tạp
+ Cái thiện: rất thương mẹ "muốn lau đi những giọt nước mắt"
+ Cái ác: dắt dao găm định chống lại cha
-> Nỗi âu lo của nhà văn về niềm tin trẻ thơ bị rạn nứt.
Trẻ thơ vùng biển
Phạm Thị Thúy Nhài
25
c. Nghệ sĩ Phùng: là kiểu nhân vật tư tưởng.
- Vốn là người lính từng chiến đấu trên mảnh đất này.
- Là một nghệ sĩ tài hoa, tinh tế: bắt được cái khoảnh khắc trời cho để chụp tấm ảnh nghệ thuật.
- Là người có trách nhiệm với cuộc sống, căm ghét bất công, tàn bạo.
Phạm Thị Thúy Nhài
26
Nghệ sĩ Phùng đã có quá trình nhận thức lại về nghệ thuật và cuộc sống, nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống muôn hình muôn vẻ (quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh) và hãy nhìn cuộc đời ở bề sâu của nó, hãy nhìn bằng trái tim thấu hiểu, thương yêu.
Phạm Thị Thúy Nhài
27
d. Chánh án Đẩu:
- Đẩu cũng như Phùng vốn là người lính có tấm lòng nhân hậu, quan tâm đến số phận của người dân.
- Hạn chế: cái nhìn của anh còn mang tính lý thuyết, sách vở, một chiều (khuyên người đàn bà từ bỏ chồng).
Phạm Thị Thúy Nhài
28
Quá trình nhận thức lại: công lý phải bắt nguồn từ nguyện vọng của quần chúng, phải có giải pháp thiết thực, nâng cao đời sống người dân, giải quyết tận gốc bi kịch.
Phạm Thị Thúy Nhài
29
e. Người đàn ông
Ngoại hình:
Mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, hai con mắt độc dữ -> toát lên vẻ khắc khổ.
- Tính cách:
+ Vốn là anh con trai cục tính nhưng hiền lành.
+ Do cuộc sống đau khổ, trở thành người hung bạo, lão vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm gây ra đau khổ cho người thân.
-> Cần phải nâng cao phần thiện trong những kẻ thô bạo đó.
Phạm Thị Thúy Nhài
30
3. Ý nghĩa các biểu tượng nghệ thuật
a. Chiếc thuyền ngoài xa
- Là sự thể hiện vẻ đẹp phong cảnh sông nước và sinh hoạt của người dân chài.
- Là hình ảnh tượng trưng cho kiếp sống lênh đênh trôi nổi trên sóng nước cuộc đời của người dân nghèo.
=> Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật phải vì cuộc sống, vì con người.
Phạm Thị Thúy Nhài
31
b. Bãi xe tăng hỏng
- Là biểu tượng của chiến thắng giặc Mĩ.
- Gợi ra một cuộc chiến không kém phần khốc liệt: cuộc chiến chống đói nghèo. Nhà văn âu lo: chừng nào còn đói nghèo, con người còn phải chung sống với cái xấu, cái ác.
Phạm Thị Thúy Nhài
32
c. Tấm ảnh nghệ thuật:
- Ở đầu tác phẩm chỉ là một tấm ảnh đẹp.
- Ở cuối tác phẩm: vẻ đẹp nghệ thuật hài hòa trong vẻ đẹp cuộc đời qua bóng dáng người đàn bà.
Phạm Thị Thúy Nhài
33
4. Nghệ thuật :
- Xây dựng cốt truyện độc đáo, tình huống truyện mang tính nhận thức.
-Vẻ đẹp văn xuôi của NMC là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết con người.
-Giọng văn nhỏ nhẹ, đôn hậu, thấm thía triết lý nhân sinh sâu sắc.
-Lời văn giản dị, mộc mạc, đằm thắm, đầy dư vị.
-Hình ảnh, chi tiết chân thực giàu ý nghĩa biểu tượng.
Phạm Thị Thúy Nhài
34
III. Tổng kết:
Từ câu chuyện về 1 bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn CTNX mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người. Một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sâu vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Cách khắc họa nhân vật xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Phạm Thị Thúy Nhài
35
Giá trị nội dung tư tưởng
- Giá trị hiện thực : Truyện phản ảnh tình trạng bạo lực trong gia đình do cuộc sống nghèo đói cơ cực. Người chồng vì gánh nặng mưu sinh trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng mà không biết đã làm tổn thương tâm hồn thơ dại của con. Đứa con vì thương mẹ, bênh vực mẹ mà trở nên thù địch với cha. Chừng nào chưa thoát khỏi đói nghèo, con người còn phải dối diện với cái xấu và cái ác.
Phạm Thị Thúy Nhài
36
- Giá trị nhân đạo : Trái tim nhân hậu của nhà văn: Trân trọng vẻ đẹp của tình mẫu tử, đức hy sinh của người phụ nữ ; nỗi lo âu khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tăm tối của con người; lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương, yên bình của trẻ thơ.
Phạm Thị Thúy Nhài
37
- Giá trị triết lý: Truyện thể hiện chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời :
Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
Không nên nhìn đời một cách giản đơn mà cần nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.
Phạm Thị Thúy Nhài
38
Hãy luôn yêu mến và tin tưởng vào con người!
Và tin vào chính mình!
1
Nguyễn Minh Châu
Chiếc thuyền ngoài xa
Người sọan: Phạm Thị Thúy Nhài
Phạm Thị Thúy Nhài
2
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở Nghệ An, xuất thân trong gia đình nông dân nghèo.
- Ông gia nhập quân đội năm 1950, là nhà văn trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu
Phạm Thị Thúy Nhài
3
- Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000
- Sự nghiệp sáng tác
+ Trước 1975 cảm hứng sử thi lãng mạn, viết về đề tài chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu. Tác phẩm chính: Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính...
+ Sau 1975: chuyển sang cảm hứng nhân sinh thế sự với ngôn ngữ đời thường, bình dị.
Phạm Thị Thúy Nhài
4
Tác phẩm: Bức tranh, Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành...
Phạm Thị Thúy Nhài
5
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
Truyện được sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập Bến quê (1985), sau đưa vào tập Chiếc thuyền ngoài xa (1987).
Phạm Thị Thúy Nhài
6
b. Vị trí
- Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ đời tư, thế sự của Nguyễn Minh Châu.
- Đây cũng là tác phẩm đánh dấu sự thành công trong quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
Phạm Thị Thúy Nhài
7
Phạm Thị Thúy Nhài
8
c. Tóm tắt
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã phát hiện và chụp được một tấm ảnh với vẻ đẹp toàn bích: chiếc thuyền ngoài xa ẩn hiện trong sương sớm. Ngay sau đó, anh phát hiện ra từ chiếc thuyền 1 đôi vợ chồng vào bờ. Người chồng đánh vợ tàn nhẫn, đứa con chống lại cha. Mấy ngày sau, Phùng can thiệp, bị đánh bị thương. Chánh án Đẩu khuyên người đàn bà từ bỏ người chồng vũ phu nhưng chị từ chối, Phùng và Đẩu hiểu ra nhiều điều. Mỗi lần nhìn tấm ảnh, Phùng lại thấy màu hồng của sương mai và dáng người đàn bà lầm lũi bước ra từ chiếc thuyền.
Phạm Thị Thúy Nhài
9
d. Chủ đề
- Truyện thể hiện quá trình nhận thức của người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Đồng thời đưa ra quan điểm không thể nhìn đời và nhìn người một cách đơn giản một chiều, cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều.
- Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Người nghệ sĩ phải chú ý đến cự li nhìn ngắm cuộc đời.
Phạm Thị Thúy Nhài
10
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tình huống truyện: Là cái hoàn cảnh riêng được tạo ra bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả bộc lộ sắc nét nhất. Các loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức.
Phạm Thị Thúy Nhài
11
Tình huống nhận thức chủ yếu cắt nghĩa giây phút nhận thức của nhân vật:
a. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
- Vẻ đẹp toàn bích của Chiếc thuyền ngoài xa: một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ, màu hồng của sương mai, bóng người im phăng phắc.
-> Thiên nhiên và con người hài hòa làm cho bức tranh ngoại cảnh tuyệt đẹp từ màu sắc đến đường nét.
Phạm Thị Thúy Nhài
12
-> Người nghệ sĩ: Bối rối, khám phá khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn -> tâm trạng người nghệ sĩ thăng hoa trước cái đẹp tuyệt vời (quan niệm: bản thân cái đẹp là đạo đức -> quan niệm duy mĩ).
Phạm Thị Thúy Nhài
13
- Chứng kiến cảnh một người đàn ông đánh đập dã man người đàn bà "Dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng... nghiến răng ken két", đứa con giằng được chiếc thắt lưng, quật vào ngực cha...
-> Kinh ngạc, vứt chiếc máy ảnh chạy nhào tới -> Phùng đã phát hiện ra một nghịch lý: đằng sau vẻ đẹp thơ mộng là những cảnh đời đen tối, bế tắc: Hiện thực về tình cảnh tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình.
Phạm Thị Thúy Nhài
14
=> Hai phát hiện của Phùng tạo ra tình huống bất ngờ để từ đó người nghệ sĩ nhận thức lại quan điểm nghệ thuật của mình. Anh thấy được độ “chênh” giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với cuộc đời nhọc nhằn, tủi cực của những người dân chài nghèo.
Phạm Thị Thúy Nhài
15
Phạm Thị Thúy Nhài
16
b. Câu chuyện tòa án:
- Đẩu khuyên người đàn bà nên từ bỏ chồng.
- Người đàn bà thoạt đầu lúng túng, sợ sệt, rồi để lộ ra cái vẻ sắc sảo, thay đổi xưng hô, tâm sự về cuộc đời của mình, về lí do không thể bỏ chồng.
Phạm Thị Thúy Nhài
17
=> “Một cái gì vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công vùng biển”: anh ngộ ra những nghịch lý của cuộc sống mà luật pháp dựa trên sách vở không thể giải quyết được.
-> Phùng và Đẩu vỡ lẽ ra nhiều điều: cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp – xấu, thiện – ác…
* Tình huống bất ngờ mang tính nhận thức.
Phạm Thị Thúy Nhài
18
2. Hệ thống nhân vật
a. Người đàn bà vùng biển
- Ngoại hình: cao lớn, thô kệch, rỗ mặt, áo bạc phếch và rách rưới
-> những vất vả, lam lũ in hằn trên hình dáng chị.
Những người đàn bà làng chài
Phạm Thị Thúy Nhài
19
- Cuộc đời bất hạnh:
+ Lúc nhỏ: xấu, rỗ mặt.
+ Lớn lên sống cuộc đời lênh đênh trên sóng nước "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng" -> Bị chồng hành hạ, đánh đập.
Phạm Thị Thúy Nhài
20
- Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Là người mẹ thương con: "Đàn bà ở thuyền phải sống cho con chứ không sống cho mình", xin với chồng đưa mình lên bờ mà đánh .
-> Tình thương sâu sắc, sợ tâm hồn con bị tổn thương.
Tranh: Lòng mẹ
Phạm Thị Thúy Nhài
21
+ Người vợ cảm thông và thấu hiểu cho chồng, nhận phần lỗi về mình: do nghèo khổ, đông con nên người chồng đánh vợ
-> Tấm lòng bao dung nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh. Chị đã có cái nhìn về người chồng toàn diện và sâu sắc hơn cái nhìn của Phùng, Đẩu, thằng Phác.
Phạm Thị Thúy Nhài
22
+ Giữa cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, vẫn chắt chiu hạnh phúc nhỏ nhoi: "Nhìn đàn con được ăn no".
+ Là người phụ nữ có suy nghĩ và trải nghiệm sâu sắc: không phải cam chịu nhẫn nhục mà là cao cả, hi sinh, không phải chìm đắm trong đau khổ mà vẫn biết sống trong hạnh phúc đời thường.
Phạm Thị Thúy Nhài
23
Hình tượng người đàn bà thể hiện niềm lạc quan tin tưởng của nhà văn vào con người: dù bão tố và sóng gió cuộc đời vây quanh, con người vẫn tồn tại vững vàng trong tư thế chiến thắng.
Phạm Thị Thúy Nhài
24
b. Chị em thằng Phác
- Người chị: tước dao găm của em -> hành động theo lẽ phải.
- Thằng Phác: là đứa trẻ có cá tính phức tạp
+ Cái thiện: rất thương mẹ "muốn lau đi những giọt nước mắt"
+ Cái ác: dắt dao găm định chống lại cha
-> Nỗi âu lo của nhà văn về niềm tin trẻ thơ bị rạn nứt.
Trẻ thơ vùng biển
Phạm Thị Thúy Nhài
25
c. Nghệ sĩ Phùng: là kiểu nhân vật tư tưởng.
- Vốn là người lính từng chiến đấu trên mảnh đất này.
- Là một nghệ sĩ tài hoa, tinh tế: bắt được cái khoảnh khắc trời cho để chụp tấm ảnh nghệ thuật.
- Là người có trách nhiệm với cuộc sống, căm ghét bất công, tàn bạo.
Phạm Thị Thúy Nhài
26
Nghệ sĩ Phùng đã có quá trình nhận thức lại về nghệ thuật và cuộc sống, nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống muôn hình muôn vẻ (quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh) và hãy nhìn cuộc đời ở bề sâu của nó, hãy nhìn bằng trái tim thấu hiểu, thương yêu.
Phạm Thị Thúy Nhài
27
d. Chánh án Đẩu:
- Đẩu cũng như Phùng vốn là người lính có tấm lòng nhân hậu, quan tâm đến số phận của người dân.
- Hạn chế: cái nhìn của anh còn mang tính lý thuyết, sách vở, một chiều (khuyên người đàn bà từ bỏ chồng).
Phạm Thị Thúy Nhài
28
Quá trình nhận thức lại: công lý phải bắt nguồn từ nguyện vọng của quần chúng, phải có giải pháp thiết thực, nâng cao đời sống người dân, giải quyết tận gốc bi kịch.
Phạm Thị Thúy Nhài
29
e. Người đàn ông
Ngoại hình:
Mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, hai con mắt độc dữ -> toát lên vẻ khắc khổ.
- Tính cách:
+ Vốn là anh con trai cục tính nhưng hiền lành.
+ Do cuộc sống đau khổ, trở thành người hung bạo, lão vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm gây ra đau khổ cho người thân.
-> Cần phải nâng cao phần thiện trong những kẻ thô bạo đó.
Phạm Thị Thúy Nhài
30
3. Ý nghĩa các biểu tượng nghệ thuật
a. Chiếc thuyền ngoài xa
- Là sự thể hiện vẻ đẹp phong cảnh sông nước và sinh hoạt của người dân chài.
- Là hình ảnh tượng trưng cho kiếp sống lênh đênh trôi nổi trên sóng nước cuộc đời của người dân nghèo.
=> Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật phải vì cuộc sống, vì con người.
Phạm Thị Thúy Nhài
31
b. Bãi xe tăng hỏng
- Là biểu tượng của chiến thắng giặc Mĩ.
- Gợi ra một cuộc chiến không kém phần khốc liệt: cuộc chiến chống đói nghèo. Nhà văn âu lo: chừng nào còn đói nghèo, con người còn phải chung sống với cái xấu, cái ác.
Phạm Thị Thúy Nhài
32
c. Tấm ảnh nghệ thuật:
- Ở đầu tác phẩm chỉ là một tấm ảnh đẹp.
- Ở cuối tác phẩm: vẻ đẹp nghệ thuật hài hòa trong vẻ đẹp cuộc đời qua bóng dáng người đàn bà.
Phạm Thị Thúy Nhài
33
4. Nghệ thuật :
- Xây dựng cốt truyện độc đáo, tình huống truyện mang tính nhận thức.
-Vẻ đẹp văn xuôi của NMC là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết con người.
-Giọng văn nhỏ nhẹ, đôn hậu, thấm thía triết lý nhân sinh sâu sắc.
-Lời văn giản dị, mộc mạc, đằm thắm, đầy dư vị.
-Hình ảnh, chi tiết chân thực giàu ý nghĩa biểu tượng.
Phạm Thị Thúy Nhài
34
III. Tổng kết:
Từ câu chuyện về 1 bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn CTNX mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người. Một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sâu vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Cách khắc họa nhân vật xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Phạm Thị Thúy Nhài
35
Giá trị nội dung tư tưởng
- Giá trị hiện thực : Truyện phản ảnh tình trạng bạo lực trong gia đình do cuộc sống nghèo đói cơ cực. Người chồng vì gánh nặng mưu sinh trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng mà không biết đã làm tổn thương tâm hồn thơ dại của con. Đứa con vì thương mẹ, bênh vực mẹ mà trở nên thù địch với cha. Chừng nào chưa thoát khỏi đói nghèo, con người còn phải dối diện với cái xấu và cái ác.
Phạm Thị Thúy Nhài
36
- Giá trị nhân đạo : Trái tim nhân hậu của nhà văn: Trân trọng vẻ đẹp của tình mẫu tử, đức hy sinh của người phụ nữ ; nỗi lo âu khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tăm tối của con người; lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương, yên bình của trẻ thơ.
Phạm Thị Thúy Nhài
37
- Giá trị triết lý: Truyện thể hiện chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời :
Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
Không nên nhìn đời một cách giản đơn mà cần nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.
Phạm Thị Thúy Nhài
38
Hãy luôn yêu mến và tin tưởng vào con người!
Và tin vào chính mình!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Thúy Nhài
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)